Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Tướng Giáp: Làm sáng tỏ công lao Phật hoàng Trần Nhân Tông


Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông tại Yên Tử được tạo hình ở tư thế ngồi tĩnh tại, đặt trang trọng tại khu vực tượng đá An Kỳ Sinh, dưới đỉnh chùa Đồng, trên độ cao hơn 1000m so với mực nước biển. Tượng có trọng lượng 138 tấn, chiều cao tính từ bệ 9,9m, được đúc liền khối bằng chất liệu đồng.
Trong lá thư đ gi Chư v Hòa thượng, Thượng ta, tăng ni và các nhà nghiên cu tham d Hi tho nhân dịp kỷ niệm 700 năm ngày nhập niết bàn của Phật hoàng Trần Nhân Tông, đức vua Phật của dân tộc Việt (16.11.1308 -16.11.2008)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: "Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam, hòa nhập với nền văn hóa dân tộc góp phần to lớn vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Đến thời đại nhà Trần, vua Trần Nhân Tông đã hai lần trực tiếp lãnh đạo quân và dân Đại Việt đánh thắng quân Nguyên Mông và mở mang đất nước".

"Trong thời đại nhà Trần, lần đầu tiên xuất hiện một vị vua - vua Trần Nhân Tông đã rời bỏ ngai vàng đi vào nhân dân, xuất gia tu hành đạo Phật, sáng tạo nên một trường phái Phật giáo mới - Phật giáo Việt Nam.

Trần Nhân Tông đúng là một vị vua văn võ song toàn, một vị Phật hoàng có công lao to lớn đối với dân tộc".


Theo Ban Trị sự- Giáo hội phật giáo tỉnh Quang Ninh, việc hoàn thiện tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông tại núi Yên Tử được đánh giá là một công trình kỷ lục,


Khẳng định cuộc hội thảo này "có ý nghĩa quan trọng", Đại tướng bày tỏ mong muốn hội thảo "đi sâu nghiên cứu, làm sáng tỏ hơn nữa công lao, sự nghiệp của Phật hoàng Trần Nhân Tông". Điều này, theo ông, sẽ "góp phần làm cho đạo Phật ngày càng gắn bó với dân tộc, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam thân yêu".




Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Những tiên tri của Tây Tạng

Đạt-lai Lạt-ma 14

Biến động lịch sử hiện đại của Tây Tạng về đại thể đã nằm trong tiên đoán của đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 13 (cũng như các Đạt-lai Lạt-ma đời trước nữa) qua tiên tri ghi trong cổ thư, hoặc khắc trên đá. Lobsang Rampa khẳng định “tiên tri Tây Tạng là một khoa học vô cùng chính xác dựa qua sự giám sát của môn chiêm tinh” - bằng chứng:

1. Tiên tri về thế về thế kỷ 20


Năm 1910: quân đội Trung Hoa xuất hiện ở Lhasa 
Năm 1911: Trung Hoa có biến động (cách mạng Tân Hợi) 
Năm 1914: Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ. 
Năm 1933: đức Đạt - lai Lạt - ma đời thứ 13 từ trần. 
Năm 1935: đức Đạt-lai Lạt-ma tái sinh”. 

Tất cả diễn ra đúng như thế. L. Rampa ghi nhận: sứ thần Anh quốc ở Lhasa là ngài Charles Bell tận mắt đọc những tiên tri đó và ghi vào tài liệu đặc biệt gởi về Bộ ngoại giao “đến nay vẫn còn được lưu trữ tại Thư viện hoàng gia Anh” 

2. Tiên tri đời Đạt-lai Lạt-ma thứ 9 (Long-đa-gia-mục-thố 1805-1816) được khắc trên một tấm đá, rằng: 100 năm nữa người Anh sẽ mang quân đánh chiếm Tây Tạng (ghi cả năm xảy ra biến cố trên):

“Năm Mộc Long (1904) trong bốn tháng đầu, đức Đạt-lai Lạt-ma sẽ được bình yên nhưng sau đó quân xâm lăng sẽ kéo vào lãnh thổ. Địch quân rất đông, gây nhiều tai họa và dân chúng sẽ phải chịu nạn đao binh. Đến cuối năm sẽ có một cuộc hòa giải và chiến tranh sẽ chấm dứt”. Chính thiếu tướng Young Husband, tư lệnh quân đội Anh (ở Tây Tạng), cũng đã được coi bản văn này và ghi nhận trong cuốn hồi ký của ông.

“Khi cuốn sách này được xuất bản lần đầu, có người hỏi tôi: “Tại sao biết trước như thế mà lại không tránh đi, việc gì cam chịu như vậy?”. Tôi chỉ có thể nói rằng nếu người ta có thể tránh khỏi những điều đã tiên tri từ trước thì điều tiên tri đó đã sai”.


Quả nhiên, quân đội Anh do tướng Young Husband chỉ huy tiến đánh Tây Tạng và thủ đô Lhasa thất thủ sau 6 tháng cầm cự vào mùa thu 1904. Sang mùa đông năm đó, để bảo vệ nền tự trị Tây Tạng, thân phụ của lạt-ma Lobsang Rampa được ủy nhiệm của đức Đạt-lai Lạt-ma và hội đồng nội các điện Potala đã thương thuyết để ký với nước Anh hòa ước năm 1905 nhường 3 tỉnh phía tây của Tây Tạng cho Anh.
Do vậy hòa bình lập lại. 

Nhưng không bao lâu đến lượt Trung Hoa (nhà Thanh) trách Tây Tạng nhường đất cho Anh, lấy cớ Đạt-lai Lạt-ma có đường lối ngoại giao thân các nước Tây phương (tạo mối đe dọa an ninh đối với “thiên triều”) nên kéo quân xâm chiếm. Ngài Đạt-lai Lạt-ma (đời thứ 13) phải sang Ấn Độ tỵ nạn (1910). Năm sau, cách mạng Tân Hợi bùng nổ (1911), hoàng đế Phổ Nghi phải thoái vị, quân Trung Hoa rút khỏi Tây Tạng và Đạt-lai Lạt-ma về lại Lhasa, truyền Lobsang Rampa đến gặp ngài ở điện Potala theo một lối đi riêng. Ngài báo trước:

- Không lâu nữa, Tây Tạng lại sẽ phải đứng trước cuộc xâm lăng bằng vũ lực (của Mao Trạch Đông) từ bên ngoài vào…
Và thông báo phải sơ tán, chôn giấu ngay những bí mật quốc gia bao gồm các cổ thư cùng nhiều tài liệu của tiền nhân để lại, khóa kín cửa vào kho tàng vô giá của Tây Tạng trước khi kẻ địch hung hãn đặt chân đến Lhasa. 

Đạt-lai Lạt-ma (thứ 13) bảo Rampa: - Con là một người lãnh sứ mạng ra ngoại quốc để chuẩn bị cho đấng Đạt-lai Lạt-ma tương lai (thứ 14) sẽ phải lưu vong tại đó. Rõ hơn nữa (lời sư phụ): 
- Quân Trung Hoa sẽ xâm lăng xứ này, đến khi đó thì con đã sống ở ngoại quốc, còn ta sẽ không còn ở cõi đời này nữa.

Theo sứ mệnh được giao, lạt-ma Rampa sang Trung Quốc (lúc Mao Trạch Đông và đảng CSTQ đang sửa soạn bước vào Vạn lý trường chinh) thành lập đoàn Y sĩ du hành (Barefoot Doctor) để cứu trợ các nạn nhân chiến cuộc (thiện nguyện) để rồi “bị người Nhật nghi ngờ và tra tấn gần chết - được đưa về Anh điều trị và sau đó đã giảng dạy môn Đông y tại châu Âu”. Tiếp đó, Rampa đi nhiều quốc gia trên thế giới và bùi ngùi nhìn lại đất nước Tây Tạng của mình.

Hạnh phúc đến từ hành động của chính chúng ta

Theo Một Thế Giới

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Bộ ảnh body painting Hani Nguyễn


Body painting là bộ môn lấy cơ thể con người làm chất liệu truyền tải nghệ thuật.

Bộ ảnh body painting của cô gái 22 tuổi Hani Nguyễn đã tạo nên một cái nhìn hoàn toàn mới mẻ, khác biệt và không định kiến về ảnh nude khiến nhiều người phải mê mẩn.


Bộ ảnh đã thu hút và nhận được nhiều lời khen ngợi từ công chúng.


Nhiều người xem nhận xét bộ ảnh thoát ra khỏi sự thô tục, phản cảm và đạt đến mức nghệ thuật.





Gương mặt đẹp rạng ngời của Hani

Bộ ảnh lấy cảm hứng sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên











Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Cô bé Việt huấn luyện voi gây sửng sốt trên báo Anh


Mới đây, tờ Daily Mail của Anh đã đăng tải bài viết của một nhiếp ảnh gia người Pháp - anh Rehahn, kể về một em bé người M’nông có tên Kim Luan (6 tuổi). Bé gái này có biệt tài huấn luyện voi.

Bản thân em đã thuần phục và điều khiển được một chú voi trưởng thành, giúp phục vụ cho những công việc của gia đình và buôn làng. Sinh sống ở miền Trung Việt Nam, Kim Luan là một cô bé người dân tộc hết sức đặc biệt, người ta thường thấy em đi bên chú voi thân thiết của mình, đó là người bạn đặc biệt nhất của em. Đối với Kim Luan, chú voi này giống như một vật nuôi trong nhà, ngoan ngoãn và dễ bảo.
Người M’nông vốn có tập tục thuần dưỡng voi để phục vụ cho cuộc sống lao động. Họ sẽ tự thuần dưỡng voi rừng cho tới khi thành công mới đưa voi về giới thiệu với buôn làng. Kể từ đó, chú voi sẽ được giữ trong nhà như một vật nuôi hữu ích. Voi được sử dụng trong công việc đồng áng, vận chuyển đồ đạc, giúp con người xây nhà…

Kim Luan (phải) đang chơi với chú voi của nhà mình, “đôi bạn” có một ngôn ngữ riêng để giao tiếp với nhau. Hiện tại, cô bé này đang sinh sống ở buôn M’liêng.

Người dân trong buôn làng thường thấy Kim Luan và chú voi của gia đình chơi với nhau, cả hai hiếm khi rời xa nhau. Chú voi của gia đình nhà Kim Luan thực tế đã là một chú voi “cao tuổi”, tính tình hiền lành, chú ta thường tỏ ra rất vui vẻ mỗi khi có Kim Luan chạy chơi xung quanh.

Đôi bạn luôn tỏ ra hoàn toàn thoải mái khi ở cạnh nhau.


Cô bé Kim Luan (6 tuổi) sống trong một buôn làng của người M’nông ở miền Trung Việt Nam.

Nhiếp ảnh gia người Pháp Rehahn (35 tuổi) đã gắn bó lâu năm với đất nước Việt Nam. Anh đã chụp những bức ảnh kỳ diệu này hồi đầu tháng. Rehahn cho biết: “Là một người nước ngoài, tôi cảm thấy rất sửng sốt khi được chứng kiến tận mắt mối quan hệ gắn bó này, nhưng đối với người M’nông nơi đây, đó là chuyện rất thường tình. Đối với họ, có một chú voi trong nhà, cũng giống như người ta nuôi một chú mèo vậy. Tôi ngưỡng mộ bé Kim Luan và chú voi vô cùng. Thực tế cô bé còn sợ tôi hơn là sợ chú voi khổng lồ kia”.
Rehahn đã sinh sống tại Việt Nam trong 7 năm và thực hiện khoảng 45.000 bức ảnh trên khắp các vùng miền của đất nước. Tuy vậy, chứng kiến tình bạn giữa con người và loài voi là một trải nghiệm gây ấn tượng mạnh mẽ nhất đối với anh: “Những chú voi này không nguy hiểm, tính tình chúng hiền hòa. Người M’nông sống trong môi trường tự nhiên nên loài voi không hề cảm thấy bị cô lập”.

Bích Ngọc
Theo Daily Mail