Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2024

Bí mật của duyên phận

 

BÍ MẬT CỦA DUYÊN PHẬN

Duyên phận có nghĩa là gặp được người nên gặp. Còn phúc phận có nghĩa là có thể chia sẻ vui buồn trong cuộc sống với người mình có duyên.

Duyên phận

Người có duyên phận nông cạn dù gặp được nhau nhưng sẽ lướt qua nhau. Người có duyên phận sâu sắc đã gặp nhau sẽ không rời xa nhau. Nhưng dù duyên phận ra sao, dài hay ngắn, cũng không thể tách rời hai chữ trân trọng.

Trên đời này, mọi việc không thể đều thuận buồm xuôi gió, mọi chuyện cũng không nhất định sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch, mọi người bạn gặp không phải ai cũng là duyên lành với bạn, mà sẽ luôn tồn tại những rắc rối và phiền muộn. Khi những điều khó chịu thường xuyên xảy đến chúng ta nên đối mặt với chúng như thế nào?

Có câu nói: “Hãy thích nghi với hoàn cảnh, và những rắc rối sẽ biến mất”. Kỳ thực, thuận theo duyên phận là một lối tư duy tiến bộ. Đây cũng là hành vi của người khôn ngoan. Nhưng thế nào là sống thuận theo duyên phận?

Thuận không có nghĩa là ai thương ta, ta thương họ, ai ghét ta, ta sẽ ghét họ. Thuận ở đây là không oán giận, không nóng vội, không truy cầu, không thái quá, không ép buộc, không tùy tiện, không bi quan, không cứng nhắc, không băn khoăn, không nghi ngờ, trân trọng mọi duyên phận và nếu nó đi, hãy để nó đi thật tự nhiên.

 

 

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2024

Câu chuyện 'được học' của cô gái 17 tuổi chưa từng được đến trường

Ảnh: Tara Westover bên cạnh tỷ phú Bill Gates, người rất yêu thích cuốn sách Được học của cô.

 CÂU CHUYỆN 'ĐƯỢC HỌC' CỦA CÔ GÁI 17 TUỔI CHƯA TỪNG ĐƯỢC ĐẾN TRƯỜNG

Hơn cả một câu chuyện về khát khao học tập, cuốn hồi ký "Được học" là hành trình đi tìm bản ngã của Tara Westover, một cô gái sinh ra và lớn lên ở miền Tây nước Mỹ.

 

Hành trình tiếp cận đến với nền giáo dục hiện đại của Tara Westover đã gây choáng ngợp và truyền cảm hứng cho hàng triệu người khắp thế giới, trong đó có cả tỷ phú Bill Gates thông qua cuốn hồi ký Được học của cô.

 

Ngay từ nhỏ, tất cả anh em trong nhà đã phải phụ bố thu gom sắt ở bãi phế liệu, lao động cực nhọc từ sáng đến tối trong dầu mỡ, than bụi để kiếm sống qua ngày. Đông con, nghèo khổ, sống ở trên núi, đó vẫn chưa phải là tất cả những gì có thể nói về gia đình Westover.

 

Sự thật là họ sống cực đoan với sự cuồng tín tôn giáo của mình, bài trừ chính phủ và sống xa cách với mọi người.

Những đứa trẻ nhà Westover không có giấy khai sinh, không có bất cứ loại bảo hiểm nào, Và đó cũng là lý do mà không ai trong số bảy anh chị em của Tara được đi học.

 

Đến tận khi 15 tuổi, mong muốn được đi học mới bắt đầu nhen nhóm trong Tara khi cô chứng kiến người anh Tyler quyết từ bỏ gia đình để đi học.

Để có thể được nhận vào trường đại học, Tara phải vượt qua số điểm 27, một con số trở nên quá xa xỉ với cô. Bởi Tara không biết chút gì về lượng giác hay đại số.

Cô thậm chí còn không biết phiếu thi trắc nghiệm là gì. Nhưng cô biết, mình muốn đi học.

 

Nếu như khó khăn về mặt kiến thức đối với Tara cản trở cô đến với trường học một phần thì việc ngược đãi cả về thể chất lẫn tinh thần chiếm mười phần.

Ngày ngày lao động vất vả đã khiến cô kiệt sức và không có thời gian học, nhưng chính cha và anh trai Shawn của cô mới là nguyên nhân khiến Tara chùn bước.

 

Đối với họ, phụ nữ như cô không có quyền hành gì, ngu dốt và kém cỏi. Tara bị sỉ nhục, bị lăng mạ nhưng không có ai đứng lên bảo vệ cô. Tất cả đều chỉ muốn cô ở lại núi Buck, sống trong mông muội và làm đúng bổn phận của phụ nữ là sinh đẻ và đứng bếp, thay vì đến trường đi học.

 

Sau nhiều năm kể cả khi đã được đi học, Tara Westover nhận ra rằng, giữa gia đình và việc học, cô chỉ có thể chọn một. Và cô đã chọn vế thứ hai.

Vì chưa từng được đi học phổ thông trước đây, mọi thứ ở trường đại học trở nên quá mới mẻ với Tara. Từ việc không biết đến cả cách đọc một cuốn sách giáo khoa,

Tara đã trở thành một con mọt sách chính hiệu, tìm đọc hết tất cả những tài liệu để bù đắp cho sự thiếu hụt kiến thức của mình suốt nhiều năm.

 

Việc giành được học bổng sang học cao hơn tại Cambridge giống như một giấc mơ đối với Tara. 10 năm sau ngày đầu tiên được đi học ở tuổi 17, Tara Westover đã giành được học vị Tiến sĩ ngành Sử học tại trường Đại học Cambridge danh tiếng.

 

Từ một đứa không được tiếp cận giáo dục thuở nhỏ, cô đã chạm tới một trong những vị trí cao quý nhất của giới học thuật thế giới.

 

Với một câu chuyện phi thường, không quá khó hiểu khi Được học được đánh giá là cuốn sách hay nhất năm 2018 tại Mỹ. Tác phẩm duy trì trong danh sách bán chạy của New York Times suốt hai năm liền, được dịch ra 45 thứ tiếng và bán được hơn 4 triệu bản.

 


Niềm tin bảo đảm cho mối quan hệ bền vững

 

NIỀM TIN BẢO ĐẢM CHO MỐI QUAN HỆ BỀN VỮNG

Niềm tin không đến từ những lời ngọt ngào, cũng không phải là lời thề tạm bợ. Niềm tin chỉ có thể được thiết lập thông qua sự hiểu biết lâu dài.

Nó phải vượt qua thử thách của thời gian và trải qua nhiều gian khổ khác nhau mới có thể trao gửi sự chân thành trọn vẹn.

Để chung thủy, mối quan hệ đó phải có niềm tin. Và có trao gửi niềm tin thì mới có sự chung thủy. Chung thủy và niềm tin sẽ dẫn đến sự phụ thuộc vào nhau. Vì phụ thuộc vào nhau nên vì nhau mà sống. Mối quan hệ từ đó mà trở nên thiêng liêng.

Có sự tin tưởng, bạn có thể đứng lên vì người khác. Có niềm tin sâu sắc, bạn mới không có ý định rời bỏ. Như vậy, bạn luôn có những người bạn chân thành, được họ yêu quý và tôn trọng.

Niềm tin rất trân quý, quý đến mức người đời cho rằng nó chỉ có một lần. Khi niềm tin đã mất thì không bao giờ có lại, niềm tin đã vỡ thì không thể hàn gắn lại được. Bởi vậy, nếu bạn đã quyết định tin một người, thì hãy chân thành với họ,

Cách tốt nhất để người với người hòa hợp là tin tưởng. Niềm tin đáng quý hơn cả vàng ròng vì vậy hãy trân trọng nó, nuôi dưỡng nó. Chúc bạn có được những mối quan hệ thật tốt đẹp và lâu dài.

 

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2024

Con lai - chương buồn cuối của cuộc chiến

 

CON LAI - CHƯƠNG BUỒN CUỐI CỦA CUỘC CHIẾN

Ước tính có ít nhất khoảng 21.000 con lai Mỹ đang sống ở Mỹ và số còn lại khoảng 400 người vẫn đang sống tại Việt Nam. Số phận của nhiều người trong số họ được coi là một trong những di sản dang dở của cuộc chiến.

 

Nỗi buồn im lặng

 

Trong khi có một số trường hợp con lai là từ các quan hệ tình cảm, rất nhiều trường hợp là kết quả các cuộc tình ngắn ngủi hay các quan hệ không chính thức khác.

Một số đông con lai, cả ở Mỹ và Việt Nam, đều gặp sự phân biệt đối xử, trêu chọc hay bị chính các gia đình bỏ rơi và đưa vào cô nhi viện sau khi sinh ra.

Một số cựu binh Mỹ khi nhắc vấn đề này đã chỉ trích đây là sự vô trách nhiệm của các cựu binh.

 

Một bài viết trên trang web Smithsonian nói có khoảng 26.000 con lai và khoảng 75.000 người thân hiện đang sống ở Mỹ. Theo ông Miller, phần lớn con lai đều đã sang Mỹ sống và những cựu binh Mỹ nếu muốn kiếm con thì nên tìm ở Mỹ chứ không phải tại Việt Nam.

 

Nhưng ngay ở Mỹ, tình trạng những người con lai bị ngược đãi, phân biệt đối xử cũng diễn ra phổ biến, việc hòa nhập của những người này không hề dễ dàng.

Chỉ khoảng 3% trong số này tìm được cha nuôi thật của mình, việc kiếm được công việc tốt rất khó khăn.

 

Khoảng một nửa số này vẫn bị coi là mù chữ (cả tiếng Anh và tiếng Việt) nên không thể trở thành công dân Mỹ (phải thi ngôn ngữ). Một số bị nghiện thuốc, trở thành thành viên băng nhóm và rơi vào cảnh tù tội.

Ngay trong cộng đồng Việt kiều, con lai cũng bị hắt hủi vì những đồn đoán họ là sản phẩm của các cuộc tình mua bán.

 

ST