Công
nghệ của Megvii được sử dụng bởi Bộ Công An Trung Quốc để giám sát cơ sở dữ liệu
quét khuôn mặt của 1,4 tỷ dân quốc gia này.
Hiện nay Trung Quốc
đang khiến thế giới kinh ngạc về việc phát triển hệ thống giám sát Skynet.
Skynet hay "Thiên võng", là hệ thống giám sát bằng công nghệ cao với
quy mô khổng lồ, bắt đầu được triển khai từ 2015 và đã được triển khai tại
nhiều thành phố ở Trung Quốc.
Đây là hệ thống hoạt
động kết hợp giữa camera giám sát ở nơi công cộng kết hợp AI, nhận dạng khuôn
mặt, Big Data để giám sát hoạt động và cuộc sống của hơn một tỷ công dân nước
này.
Theo dự tính đến năm
2020, số lượng camera được lắp đặt sẽ lên tới hơn 600 triệu chiếc. Thống kê của
trang web Comparitech, trong danh sách 10 thành phố đứng đầu thế giới về mật độ
máy quay an ninh trên số dân, Trung Quốc chiếm tới 8 thành phố. Hai thành phố
còn lại là London của Anh (đứng ở vị trí thứ 6) và Atlanta của Mỹ (đứng ở
vị trí thứ 10).
Comparitech nhận
định rằng nếu Trung Quốc đi đúng lộ trình thì chỉ đến năm 2020 mật độ máy quay
an ninh lắp đặt ở các lớn Trung Quốc sẽ tăng lên mức cứ hai người dân thì
có một máy quay an ninh.
Như đã nói ở trên,
hệ thống Skynet không chỉ nhận diện được khuôn mặt đầy đủ được camera an ninh
thu được, thậm chí kể cả khi đeo khẩu trang bịt mặt vẫn bị hệ thống này nhận
diện được.
Trung Quốc đang đẩy mạnh lắp
đặt hệ thống nhận diện khuôn mặt kết hợp AI (trí tuệ nhân tạo) để giám sát người dân, trong khi đó các nước phương Tây lại đang e
dè về vấn đề quyền riêng tư.
Nhiều người hiện nay
hoàn toàn tin tưởng vào việc sử dụng FaceID trên iPhone để mở khóa thiết bị,
nhưng khi công nghệ nhận diện khuôn mặt được áp dụng bởi các camera an ninh
trên đường phố, kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) lại tạo nên một cuộc tranh
cãi gay gắt về quyền riêng tư: xác minh danh tính đồng thuận và giám sát không
đồng thuận.
Vấn đề giám sát bằng
nhận diện khuôn mặt đang trở thành mối quan tâm chính của các cơ quản lý Anh.
Ủy viên Thông tin của Vương quốc Anh - Elizabeth Denham cho biết bà sẽ khởi
động một cuộc thăm dò về cách sử dụng phần mềm này ở London, thêm vào đó, bà
rất quan tâm đến việc sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt ngày càng tăng
trong không gian công cộng.
Các nhà vận động bảo
mật tại Big Brother Watch muốn quốc hội Anh phải thật sự vào cuộc, cấm công
nghệ này được sử dụng để giám sát mọi người.
Tại Mỹ, quốc gia này
vốn không mấy mặn mà gì khi công nghệ nhận diện gương mặt được tích hợp trong
lĩnh vực hành chính công. Thành phố Somerville thuộc bang Massachusetts (Mỹ)
tuyên bố cấm cảnh sát và chính quyền sử dụng phần mềm nhận diện khuôn mặt và
trở thành thành phố thứ hai tại Mỹ đưa ra hạn chế với công nghệ này. Hồi tháng
5, Los Angeles cũng đưa ra pháp lệnh tương tự. Theo dự báo, ngày càng nhiều
bang của Mỹ tiếp tục thực thi lệnh cấm.
Trong
các quyền cơ bản của con người, bảo vệ quyền riêng tư luôn luôn là khó nhất,
ngay cả khi so sánh với quyền thiêng liêng khác là được sống. Lý do “khó” thực
chất không đến từ các cá nhân hay cộng đồng con người, bởi theo bản năng tự
nhiên mỗi người đều ý thức về quyền riêng tư của chính mình và do đó sẽ mặc
nhiên thừa nhận và tôn trọng quyền riêng tư của người khác. Cái khó ở đây lại đến
từ chính bộ máy nhà nước hay các chính quyền. Trước hết, bởi nhà nước và chính
quyền được sinh ra để bảo vệ trật tự và lợi ích công cộng, cho nên để thực hiện
tốt chức năng này các nhà cầm quyền thường tìm cách hạn chế hay can thiệp vào
“không gian riêng tư bất khả xâm phạm” của các cá nhân. Nói một cách khái quát,
giữa bảo vệ lợi ích công cộng và tự do cá nhân xưa nay luôn luôn là mâu thuẫn
cơ bản, nó thách thức cả năng lực quản trị lẫn phẩm chất đạo đức của mỗi chính
quyền.
châu Âu và Mỹ đang đi theo hai khuynh hướng khác nhau, hoặc coi bảo
vệ quyền cơ bản của công dân về dữ liệu, thông tin cá nhân là nhiệm vụ hàng
đầu, hoặc lấy bảo đảm tự do kinh doanh song hành với tự do dân sự là mục tiêu
nguyên tắc của chính quyền.
Còn hướng đi của Việt Nam?
Dù thế nào thì trong các thảo luận lập chính sách trên phạm vi toàn
cầu, bảo đảm quyền riêng tư nói chung và bảo vệ bí mật dữ liệu, thông tin cá
nhân nói riêng trong kỷ nguyên số đang là một quan tâm lớn. “Pháp luật Việt
Nam, bao gồm cả Hiến pháp và Bộ Luật dân sự, đều đã đề cập đến quyền riêng tư
nhưng còn ở mức khá sơ sài và thiếu các cơ chế thực thi. Các luật chuyên ngành
như Luật An toàn thông tin mạng và Luật An ninh mạng lại chỉ quan tâm nhiều đến
bảo đảm an ninh hạ tầng và an ninh chính trị. Như vậy, để hội nhập với môi
trường chính sách toàn cầu trong kỷ nguyên số, đã đến lúc Việt Nam cần xây dựng
một đạo luật riêng về bảo vệ quyền riêng tư, dữ liệu và thông tin cá nhân trong
không gian mạng. Cần nhận thức sâu sắc rằng, nếu quyền riêng tư không được bảo
vệ thì sẽ không thể có không gian sáng tạo của các cá nhân cho quá trình khởi
nghiệp, chính là điều mà chúng ta đang theo đuổi”.(LS.
Nguyễn Tiến Lập, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam)