Thứ Ba, 23 tháng 2, 2021

Hội chứng Stockholm. Càng bó buộc, càng yêu thương

  

Ảnh: Các con tin bị giam giữ ở ngân hàng. Ảnh: AFP.

Hội chứng Stockholm. Càng bó buộc, càng yêu thương

.

Chúng ta dễ nhận thấy, thực ra con người đều yếu đuối và dễ bị kích động, đến mức “bị lừa gạt” một cách tự nhiên như vậy. Về phương diện đáng yêu trong nội tâm con người, chúng ta hãy xem xét một hiện tượng tâm lý bất thường như sau:

.

44 năm trước những con tin bị bắt cóc trong vụ cướp ngân hàng ở Thụy Điển gây chấn động thế giới bởi đã mắc hội chứng Stockholm.

Ngày 23/8/1973 tại Stockholm (Thụy Điển), ba tên cướp bắt cóc bốn nhân viên ngân hàng, gồm ba nữ, một nam, họ bị bắt cóc khoảng hơn 160 tiếng. Ban đầu, các nhân viên ngân hàng vô cùng sợ hãi, thầm nghĩ không có cách nào bảo toàn tính mạng. Điều bất ngờ là, băng cướp hung hãn kia lại đưa cho họ thức ăn và nước uống. Kết quả là, từ trong sâu thẳm tâm hồn, bốn nhân viên ngân hàng gồm ba nữ, một nam cảm thấy biết ơn bọn cướp, vì họ cảm thấy băng cướp hoàn toàn có thể giết chết mình nhưng chúng đã không làm thế.

Vài tháng sau khi vụ việc xảy ra, bốn nhân viên ngân hàng bị bắt cóc vẫn thể hiện sự thương hại đối với những tên cướp, bọn họ từ chối tố cáo băng cướp trước tòa, thậm chí còn quyên góp tiền thuê luật sư biện hộ cho chúng. Bọn họ đều thể hiện rõ không hề căm giận băng cướp, đồng thời bày tỏ sự cảm kích vì những tên cướp không hề làm hại mà ngược lại còn chăm sóc họ và họ có thái độ thù địch với cảnh sát. Thậm chí, nữ nhân viên ngân hàng còn yêu một trong số những tên cướp và hai người đính hôn trong thời gian tên cướp đó ngồi tù.

Đây chính là “hội chứng Stockholm” nổi tiếng trong giới tâm lý học. Hội chứng này làm sáng tỏ một nhược điểm đáng sợ trong nội tâm con người là, sau khi bị đày đọa về thể xác và tinh thần, rồi lại được an ủi, vỗ về một cách vừa phải, con người có thể bị khuất phục.

 

Những quy luật trên xem ra có vẻ siêu việt khác thường, nhưng những người ở trong tình cảnh đó đều có tâm lý tương tự. Do đó, cần nhắc nhở bản thân cảnh giác và cẩn thận không để cho những kẻ bất lương lợi dụng,



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét