Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2019

Câu chuyện của tập đoàn Starbucks



Trong lịch sử 47 năm của mình, Starbucks đã chuyển đổi từ một cửa hàng cà phê duy nhất ở Seattle thành một mạng lưới 30.000 cửa hàng cà phê trên toàn thế giới.

Trong quá trình phát triển Starbucks chỉ thực sự bắt đầu bùng nổ khi Howard Schultz trở thành Giám đốc điều hành Starbucks (8/1987). Vào thời điểm đó nó có sáu cửa hàng.

Năm 1992 Starbucks bước lên sàn chứng khoán, khi đó nó mới có 165 cửa hàng.
Bốn năm sau, Starbucks đã mở cửa hàng thứ 1.000, bao gồm các quán cà phê quốc tế tại Nhật Bản và Singapore. Tăng trưởng nhanh đến mức, chỉ hai năm sau, Starbucks đã mở quán cà phê thứ 2.000 của mình (năm 2002)

Năm 2018 : Số cửa hàng 28.218, Doanh thu 24,71 tỉ USD, Lợi nhuận 3,88 tỉ USD số lượng nhân viên 291.000.

Thành công của Starbucks từ một quán cà phê nhỏ xây dựng nên một đế chế toàn cầu đã tạo nguồn cảm hứng cho các nhà kinh tế nghiên cứu. Tuy nhiên từ các hoạt động kinh doanh thực tế thì cũng dễ nhận thấy nhân tố chủ yếu nằm ở CEO Howard Schultz

Howard Schultz, từ một cậu bé nghèo khổ đã vươn lên trở thành một trong những doanh nhân quyền lực nhất thế giới là nhờ vào phẩm chất doanh nhân cao đẹp đã làm nên thương hiệu của Starbucks. 


Gia đình Schultz
Trong suốt sự nghiệp của mình tại Starbucks, Howard Schultz đã luôn luôn quan tâm đến nhân viên của mình, người mà ông gọi là "đối tác". Năm ngoái, công ty đã thông báo sẽ trả đầy đủ bốn năm học phí đại học cho nhân viên thông qua chương trình học trực tuyến của trường Đại học bang Arizona.
Điều này xuất phát từ chính trải nghiệm đau thương thời ấu thơ khi cha ông bị tai nạn, mấy năm học đại học ông đã tự bươn chãi kiếm tiền cho việc học, có lúc quá bức bách ông đã phải bán máu.

Starbucks đã trở thành một trong những tập đoàn bán lẻ đầu tiên cung cấp cho tất cả nhân viên (bao gồm cả người lao động bán thời gian) bảo hiểm y tế hoàn chỉnh cũng như được lựa chọn sở hữu cổ phiếu.

Vào tháng 7/2016, Schultz tiếp tục tiến thêm một bước trong việc nâng cao lợi ích cho nhân viên bằng cách tăng lương ít nhất 5% cho hơn 150.000 nhân viên tại Mỹ. Động thái này một lần nữa khẳng định vị thế của Starbucks trong một nền kinh tế dịch vụ, nơi mà sự cạnh tranh về lao động đang ngày càng tăng.

Starbucks đã đi được nửa chặng đường hướng đến mục tiêu thuê 10.000 cựu chiến binh và người nhà của họ vào năm 2018. Ngoài ra, gã khổng lồ cà phê cũng hứa sẽ thuê 10.000 thanh thiếu niên (16-24 tuổi) có hoàn cảnh khó khăn thiệt thòi trong vòng ba năm tới.

Gần đây, Starbucks vừa đưa ra FoodShare, một chương trình quyên góp các bữa ăn thừa tại các cửa hàng để lập ngân hàng thực phẩm trên khắp nước Mỹ. Chuỗi cà phê có kế hoạch tặng gần 50 triệu bữa ăn vào năm 2021.

Mục tiêu cuối cùng của Schultz tại Starbucks là sử dụng nền tảng toàn cầu của mình để tạo ra nhiều điều tốt đẹp hơn cho thế giới.



Fortune và đối tác khảo sát Hey Group đã xếp hạng các công ty được ngưỡng mộ nhất thế giới năm 2018 : Starbucks đứng thứ 3 sau Apple và Amazon.



Ngày nay Starbucks là một trong những thương hiệu được công nhận và tôn trọng nhất thế giới. Rất ít công ty là một ví dụ tốt hơn về những gì một doanh nghiệp có thể đạt được khi nó không chỉ tập trung vào chất lượng mà còn cả cộng đồng mà nó phục vụ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét