Chủ Nhật, 10 tháng 12, 2017

Lòng thiện cao quý nhất của con người đó là cho đi mà không đón chờ nhận lại.

Có một cô gái trẻ chuyển nhà mới. Cô phát hiện hàng xóm nhà mình là một phụ nữ nghèo goá chồng, sống với hai đứa con nhỏ. Một ngày nọ khu phố bị mất điện đột ngột. Cô gái trẻ phải dùng nến để thắp sáng.
Một lát sau, có tiếng gõ cửa. Hoá ra là đứa bé con nhà hàng xóm. Nó hồi hộp hỏi: “Cô ơi cô, nhà cô có nến không ạ?”
Cô gái trẻ nghĩ: ” Nhà nó nghèo đến mức nến cũng không có mà dùng ư? Cho nhà nó một lần, lần sau lại sang xin nữa cho mà xem!” Thế là cô gái sẵng giọng: “Không có!”
Đúng lúc cô định đóng cửa lại, đứa trẻ nhà hàng xóm nghèo mỉm cười nói: “Cháu biết ngay là nhà cô không có mà!”
Nói xong, nó chìa ra hai cây nến: “Mẹ cháu với cháu sợ cô chỉ sống có một mình, không có nến nên bảo cháu mang nến sang cho cô dùng tạm.”
Trong cuộc sống của chúng ta cũng sẽ có những lúc như thế. Dù con người sống trong hoàn cảnh khó khăn hay giàu có, họ đều cần sự an ủi từ ai đó.

Đừng ích kỷ, hãy lắng nghe âm thanh cuộc sống. Sự phong phú của cuộc sống đôi khi nằm ở những điều nhỏ nhất, và thậm chí nó còn đẹp hơn khi chúng ta cho đi.

Thomas Jefferson tác giả của bản Tuyên ngôn độc lập Mỹ

"Độc lập muôn năm", và "Thomas Jefferson vẫn sống". Lời hấp hối của John Adams người bạn cũ và cũng là đối thủ chính trị của Jefferson.
Thomas Jefferson (1743-1826) là một con người tài năng. Ông là tác giả của bản Tuyên ngôn độc lập Mỹ, một trong những 'người cha lập quốc' của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và là vị tổng thống thứ ba của đất nước này.
Thomas Jefferson là vị Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên được bầu trong cuộc tranh cử lưỡng đảng, vị đầu tiên tuyên thệ nhậm chức tại Washington, D.C. và làm việc tại Tòa Bạch Ốc.
Năm 1800, ông đắc cử Tổng thống Mỹ và có những nỗ lực đáng kể trong việc củng cố sự phát triển của nền kinh tế Mỹ. Năng lực lãnh đạo vượt trội cùng những chính sách chính trị tài ba. Thomas Jefferson được giữ lại Chính phủ Mỹ trong suốt 2 nhiệm kỳ liên tiếp.
Sau đó, ông rút lui và cống hiến những năm cuối đời cho việc thiết lập Trường Đại học Virginia. Ngôi trường đại học danh tiếng này luôn được người đời sau đánh giá là một trong những công trình quan trọng nhất của cuộc đời Tổng thống Thomas Jefferson.
Thomas Jefferson duy trì thói quen đọc sách suốt 83 năm cuộc đời mình. Đã từng có lần ông tuyên bố: “Tôi không thể sống thiếu sách được”.
Trên mộ bia được ông chọn từ trước, có khắc ghi những thành tựu vẻ vang nhất trong cuộc đời mình: "Đây là nơi an nghỉ cuối cùng của Thomas Jefferson, tác giả của bản Tuyên ngôn Độc lập Mỹ, của Đạo luật Virginia về tự do tín ngưỡng, và là cha đẻ của Trường Đại học Virginia".

Ảnh : “khi dân sợ Chính phủ thì lúc đó xuất hiện bạo chúa; Khi Chính phủ sợ dân lúc đó có tự do.” Cố Tổng thống Mỹ. Thomas Jefferson


“Mẹ, rửa chén đi nhé…”: Bài học hiếu thảo của vị giáo sư già.

Con cái luôn là nỗi bận tâm của cha mẹ, dù cha mẹ có già đi thì họ vẫn muốn là chỗ dựa của con cái.
Khi còn học đại học, một lần, mấy sinh viên rủ nhau về nhà giáo sư chủ nhiệm liên hoan sau lần cả lớp chia tay nhau về các tỉnh thực tập. Sau khi buổi tối vui vẻ kết thúc, trên mâm bày la liệt bát đĩa bẩn. Mấy em sinh viên nữ vội vàng xắn tay áo lên định bê mâm bát đi rửa nhưng giáo sư mỉm cười ngăn lại:
-Đừng vội, có người rửa đây này!
Giáo sư đem bát đĩa bỏ vào bồn rửa, trước tiên ông dội hết dầu mỡ, sau đó nhẹ nhàng tiến về phía người mẹ già 70 tuổi nói:
-Mẹ, rửa chén đi nhé… 
.
Các sinh viên đứng đó, ngẩn ngơ, không hiểu vì sao một người thanh tao, nho nhã như ông lại có thể đối xử với người mẹ đã lớn tuổi như thế. Nét mặt ai cũng hốt hoảng và nghi ngờ, không tin vào những gì mình chứng kiến.
Nhưng người mẹ già của giáo sư thì thay đổi hẳn nét ủ rũ nãy giờ trên bàn ăn. Bà chậm rãi đi đến bên cạnh bồn rửa bát và từ từ rửa từng thứ, mất khoảng nửa tiếng mới xong. Sau đó, giáo sư lại nhẹ nhàng nói với bà cụ:
-Mẹ vất vả rồi, nghỉ ngơi một chút nhé!
Ông cầm khăn mặt, chậm rãi lau tay cho mẹ. Nắm bàn tay mẹ, ông lau rất nhẹ nhàng. Sau đó, ông đưa mẹ vào phòng, dặn dò bà "cần gì mẹ cứ gọi con nhé". Tiếp đó, ông trở ra ngoài, lại quay vào bếp, đem bát đĩa ra rửa một lần nữa.
Giáo sư nhìn lũ học trò, thấy đứa nào đứa nấy vẫn còn kinh ngạc không hiểu chuyện gì, bèn từ từ giải thích:
-Các em rất ngạc nhiên phải không? Tôi thì luôn tâm niệm rằng, người mẹ nào thì cũng luôn muốn làm chút gì đó cho con mình. Dù con cái có lớn khôn hay già đi thế nào nhưng trong mắt của mẹ, con mãi mãi cần sự giúp đỡ của mẹ.
Tôi để bà rửa bát đũa là để muốn bà cảm thấy con vẫn cần mẹ. Hiếu thảo với cha mẹ, không chỉ là việc giúp đỡ cha mẹ mà còn là trao cơ hội để cha mẹ yêu thương chúng ta.
Khiến cho người nào đó có cảm giác là người khác còn cần mình thì họ sống mới có mục tiêu, có mục tiêu rồi thì cuộc sống mới ý nghĩa. Không phải ai cũng dễ dàng tìm thấy lý tưởng sống để sống một cuộc sống vui vẻ và an yên.
Trong mắt cha mẹ, con cái luôn mãi là những đứa trẻ, dù có lớn khôn đến đâu hay già đi thế nào. Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái luôn bao la, rộng lớn, cha mẹ luôn hi sinh để con cái được sống no đủ. Nếu con cái có đau ốm, có mệnh hệ gì, cha mẹ như đứt từng khúc ruột, bởi lẽ những đứa con là cả cuộc sống của cha mẹ.
Dù có đi xa đến đâu thì khi về tới nhà, cha mẹ luôn sẵn sàng mở rộng vòng tay ôm đứa con yêu dấu. Dù con cái có làm gì thì cha mẹ luôn vị tha và đứng sau cổ vũ con cái vững bước đi theo con đường đã chọn. Con cái mãi mãi là khối thịt đỏ hỏn trong lòng cha mẹ, một báu vật trong tay cha mẹ.

Theo Trí Thức Trẻ


GS, TS Bùi Hiền với đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt.

"Chữ quốc ngữ và hội nhập quốc tế” của tác giả Bùi Hiền với đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt.

PGS-TS Bùi Hiền cho rằng trải qua gần một thế kỷ, đến nay chữ quốc ngữ đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, nên cần phải cải tiến để giản tiện. Ông đề xuất cách viết cải tiến như chữ ‘Tiếng Việt’ sẽ viết thành ‘Tiếq Việt’, chữ ‘Giáo dục’ phải viết là ‘Záo zụk’… Điều này gây ra nhiều tranh luận không chỉ trong giới chuyên môn mà cả những người đang sử dụng tiếng Việt.
Ý kiến của các bạn thế nào?

- GS.VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Trước đây đã có nhiều ý kiến đề xuất cải tiến bảng chữ cái tiếng Việt nhưng đều không thể thực hiện do nhiều lý do khác nhau. Với đề xuất của PGS Bùi Hiền, GS Hạc cho rằng, việc này sẽ không thực hiện được.

- PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Mọi ý kiến của các nhà khoa học khi đưa ra đều cần được nhìn nhận một cách khách quan, khoa học. Với đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền, cá nhân ông Nhĩ thấy có nhiều điểm không hợp lý, dễ gây ra các rắc rối.

- PGS.TS Đặng Ngọc Lệ, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học TP HCM khẳng định tại hội thảo tổ chức hồi tháng 9, ông đã nghe qua đề xuất này, nhiều đại biểu tham dự cũng nghe nhưng cũng khẳng định ngay lúc đó là điều không thể. Không thể có chuyện cải tiến chữ quốc ngữ, không ai làm như vậy.

- GS. Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, nguyên Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam: “Nếu cải tiến chữ Quốc ngữ theo đề xuất này thì các học giả sẽ trở thành người vừa đọc vừa đánh vần, viết sai chính tả, phải đi học lại từ đầu; tất cả các tài liệu khoa học sẽ thành văn bản cổ, chỉ các nhà nghiên cứu về chữ cổ mới có thể đọc được”.

- PGS-TS Nguyễn Hữu Hoành, Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam cho rằng, chữ viết liên quan đến văn hóa, lịch sử và rất nhiều vấn đề khác, do vậy không thể thay đổi được và cũng không nên thay đổi.

Một giáo viên dạy văn tại trường THPT trên địa bàn Hà Nội cho hay: “Nếu để ý kỹ sẽ thấy, hiện nay hiện diện của chữ quốc ngữ trong các tác phẩm văn học gần như không gây ra hiểu nhầm vì nó được quy định và được dạy cho các con ngay từ bậc mầm non. Vì thế, tôi nghĩ không cần tiến hành những cải cách như nói trên. Nếu giờ thay đổi thì thế hệ sau đọc tư liệu sẽ phải dịch như mình dịch tiếng nước ngoài? Như thế sẽ rất phức tạp”.

Một số ý kiến khác cũng cho rằng, chúng ta đừng chạy theo nước ngoài, du nhập theo kiểu “hòa tan” mà nên giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, nên giữ đúng bản sắc của ông cha.
Sự thay đổi theo phương án này làm phương hại khá nhiều tính thẩm mỹ của chính tả tiếng Việt".

- PSG-TS Phạm Văn Tình khẳng định.
Đó chỉ là ý kiến cá nhân, không phải quan điểm của giới ngôn ngữ học, càng không phải quan điểm từ phía Nhà nước áp dụng cho tiếng Việt hiện nay” - Không dễ dàng thay đổi chữ viết tiếng Việt.


- PGS. TS. Trần Lâm Biền (chuyên gia Cục Di sản văn hóa - Bộ VH-TT-DL) “Từ khi chúng ta chuyển sang sử dụng chữ chữ quốc ngữ là một may mắn cho dân tộc Việt Nam. Hơn thế nữa, trên thực tế, chữ quốc ngữ vẫn được mọi người chấp nhận, tại sao bây giờ lại đòi thay đổi? “Khi nào đa số người dân thấy chữ quốc ngữ là đúng, khi ấy chúng ta vẫn phải tôn trọng”. những gì đã và đang tồn tại, nếu thấy bất cập thì tự bản thân nó sẽ thay đổi, không cần ai phải tác động:


GS, PTS Bùi Hiển