Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017

Tướng do tâm sinh

Mỗi người đều do cha mẹ sinh ra, nhưng khi lớn lên khuôn mặt sẽ thay đổi dần theo tâm tính của mình. Vậy nên văn hóa phương Đông vẫn cho rằng “tướng do tâm sinh” là vậy.
Một lần, Tổng thống Mỹ, Abraham Lincoln phỏng vấn một ứng viên đến làm nhân viên cho chính phủ. Mặc dù người đàn ông này rất có tài năng nhưng vị Tổng thống vẫn không tuyển dụng.
Người phụ tá thấy vậy liền hỏi Tổng thống nguyên nhân vì sao. Tổng thống nói: “Tôi không thích tướng mạo của người này”.
Người phụ tá không hiểu nên hỏi lại: “Chẳng lẽ một người khi sinh ra đã không được ưa nhìn thì cũng là lỗi của họ sao?”
Tổng thống Lincoln trả lời: “Mỗi người đều do cha mẹ sinh ra, nhưng sau 40 tuổi đều phải chịu trách nhiệm cho khuôn mặt của mình!”
Thực sự trong cuộc sống, con người đến tuổi trung niên, thì tướng mạo sẽ lộ rõ ra tính cách và phẩm chất của người đó.
Người có tấm lòng khoan dung thì phần lớn sẽ có khuôn mặt phúc hậu. Người có tính tình hiền dịu thì tướng mạo sẽ đẹp một cách nhu hòa thánh thiện.
Người có tính cách thô bạo lỗ mãng thì tướng mạo sẽ luôn là hung dữ. Người có lòng dạ nhỏ mọn thì phần lớn sẽ có tướng mạo xấu xí, hai hàng lông mày nhíu chặt.
Có người tướng mạo lộ ra vẻ đặc biệt trẻ trung và xinh đẹp thì người này nhất định là đơn thuần lương thiện. Đây là do kết quả của quá trình tu dưỡng tâm tính và hành vi phản chiếu lên khuôn mặt. Cho nên tướng mạo cũng chỉ ra vận mệnh tương lai của người đó.
Nhưng tướng mạo của một người là có thể từng bước cải biến được. Đặc biệt,tướng mạo đẹp là do sự quyến rũ từ trong nội tâm. Bất kể phúc báo nào đều là có nguyên nhân, cho nên dung mạo xinh đẹp cũng là có nguyên nhân từ tâm.
Vẻ bề ngoài của một người là liên quan mật thiết với nội tâm bên trong của người đó. Tướng do tâm sinh, cho nên bên trong thiện lành thì bên ngoài sẽ xinh đẹp.
Một nhà tâm lý học từng nói: “Tâm tình của một người là như thế nào thì cuộc sống của người đó sẽ là như thế, vận mệnh của người đó cũng sẽ lại giống như thế”.
Vì vậy, nếu bạn mong muốn trở thành người xinh đẹp, thì trước hết hãy dùng tâm niệm tốt đẹp để đối đãi với thế gian. Khi đó bạn không những phát hiện ra mọi thứ đều trở nên xinh đẹp mà ngay cả tướng mạo của bản thân mình cũng ngày càng trở nên xinh đẹp.
Ảnh : Gương mặt đẹp rạng rỡ của nữ diễn viên điện ảnh nổi tiếng Audurey Hepburn.

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2017

Nam Phương Hoàng Hậu

Nam Phương Hoàng Hậu - Hoàng hậu cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn và chế độ Quân chủ Việt Nam.
Nam Phương Hoàng Hậu (Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan) người con gái đất Gò Công sắc nước hương trời, thông minh tài giỏi, sinh ra trong một gia đình quyền quý giàu có bậc nhất đất Nam kỳ, là một vị hoàng hậu đương triều được coi là bậc mẫu nghi thiên hạ.
Nguyễn Hữu Thị Lan là người nổi tiếng xinh đẹp, từng ba năm liền đạt giải hoa hậu Đông Dương, nhưng bà mang quốc tịch Pháp và theo Công giáo. Vì vậy cuộc hôn nhân giữa Bảo Đại và Nguyễn Hữu Thị Lan gặp phải rất nhiều phản đối.
Và khi Bảo Đại hỏi cưới thì gia đình Nguyễn Hữu Thị Lan ra điều kiện:
1. Nguyễn Hữu Thị Lan phải được tấn phong Hoàng Hậu Chánh Cung ngay trong ngày cưới.
2. Được giữ nguyên đạo Công Giáo, và các con khi sinh ra phải được rửa tội theo giáo luật Công giáo và giữ đạo.
3. Riêng Bảo Đại thì vẫn giữ đạo cũ là Phật giáo.
4. Phải được Tòa Thánh cho phép đặc biệt hai người lấy nhau và giữ hai tôn giáo khác nhau.
Ngày 20/3/1934, vua Bảo Đại làm đám cưới với Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan và tấn phong bà làm Nam Phương hoàng hậu. Đây là một việc làm phá lệ bởi vì kể từ khi vua Gia Long khai sáng triều Nguyễn cho đến vua Khải Định, các vợ vua chỉ được phong tước Hoàng phi, sau khi mất mới được truy phong Hoàng hậu. Ông là nhà vua đầu tiên thực hiện bỏ chế độ cung tần, thứ phi.
Công việc hàng ngày của Hoàng hậu là dạy dỗ các hoàng tử, công chúa. Thỉnh thoảng bà phải cùng các quan ở Bộ Lễ bàn thảo các lễ cúng giỗ các Tiên đế và đi vấn an sức khỏe các bà Tiên cung.
Hoàng hậu còn tham gia các việc xã hội và từ thiện. Hàng năm bà đều tham dự các buổi phát giải thưởng cho các học sinh giỏi tổ chức tại trung tâm Accueil gần nhà Dòng Chúa Cứu Thế. Theo lời nữ sĩ Đạm Phương thì có lần Hoàng hậu bảo bà làm đơn xin phép Bộ Giáo dục đem môn nữ công gia chánh vào học đường.
Là người Công giáo, hoàng hậu đã đem lại hòa khí giữa các chức sắc đạo Công giáo ở Việt Nam với Hoàng tộc nhà Nguyễn, vốn trước đó có những quan hệ căng thẳng kéo dài.
Nam Phương hoàng hậu được nhiều người đánh giá là người thiết tha với đất nước. Theo tài liệu của sử gia Pháp Jean Renaud do nhà xuất bản Guy Boussac ấn hành năm 1949:
Sau khi quân Pháp dựa vào thế lực của quân Anh quốc để gây hấn ở miền Nam với ý đồ tái chiếm thuộc địa Việt Nam. Lúc đó vua Bảo Đại đã thoái vị, bà Nam Phương đang ở tại An Định cung bên bờ sông An Cựu. Đau lòng trước thảm cảnh mà đồng bào miền Nam, quê hương của bà đang trực tiếp gánh chịu, cựu Hoàng hậu Nam Phương đã gửi một thông điệp cho bạn bè ở Á châu yêu cầu họ lên tiếng tố cáo hành động xâm lăng của thực dân Pháp với lời lẽ như sau:
“Kể từ tháng 3 năm 1945, nước Việt Nam đã thoát khỏi sự đô hộ của người Pháp nhưng vì lòng tham của một thiểu số thực dân Pháp với sự tiếp tay của quân đội Hoàng gia Anh nên hiện nay máu của nhân dân Việt Nam lại tiếp tục chảy trên mảnh đất vốn đã có quá nhiều đau khổ. Hành động này của thực dân Pháp là trái với chủ trương của Đồng Minh mà nước Pháp lại là một thành viên. Vậy tôi tha thiết yêu cầu những ai đã từng đau khổ vì chiến tranh hãy bày tỏ thái độ và hành động để giúp chúng tôi chấm dứt chiến tranh đang ngày đêm tàn phá đất nước tôi.
Thay mặt cho hàng chục triệu phụ nữ Việt Nam, tôi thỉnh cầu tất cả bạn bè của tôi và bạn bè của nước Việt Nam hãy bênh vực cho tự do. Xin các chính phủ của khối tự do sớm can thiệp để kiến tạo một nền hòa bình công minh và chân chính và xin quý vị nhận nơi đây lòng biết ơn sâu xa của tất cả đồng bào của chúng tôi”
Bức thư này được cho là được gửi đến cả tổng thống Mỹ Truman để nhờ can thiệp.
Khi “Tuần lễ vàng” được khai mạc ở Huế, bà Nam Phương đến dự, thay vì ăn mặc giản dị như vẫn làm từ hồi Bảo Đại thoái vị, bà gây ngạc nhiên khi mặc trang trọng, đội khăn vàng, đeo kiềng vàng trên cổ, tai đeo bông vàng, trên cổ tay đeo hai đôi xuyến vàng, 10 đầu ngón tay có mười chiếc nhẫn. Mấy bà mệnh phụ khẽ hỏi:
“Bây giờ Cách mạng rồi, Ngài còn ăn diện làm chi rứa?” nhưng cựu hoàng hậu không nói. Sau lễ khai mạc, ngày 17 tháng 9/1945 bà được mời lên ủng hộ đầu tiên, cựu hoàng hậu đứng trước chiếc bàn trải khăn đỏ rồi từ từ cởi toàn bộ đồ trang sức trên người cho quyên góp, lúc đó các bà kia mới hiểu.
Sau đó, bà Nam Phương nhận lời làm chủ tọa tuần lễ vàng ở Huế, đã kêu gọi quyên góp được 925 lượng vàng. Bà còn kêu gọi quyên quần áo, chăn màn cho những người lao động nghèo đang thiếu mặc trong mùa đông gió rét.
Năm 1947 Bà cùng các con qua định cư ở Pháp, mất năm 49 tuổi vào ngày 14 tháng 9 năm 1963. 
Linh cữu của bà Nam Phương được an táng ngay nghĩa trang Công giáo tại Chabrignac. Trên mộ của bà có tấm bia ghi những dòng chữ:
Chữ Hán:
大南南芳皇后之陵
ĐẠI NAM NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU CHI LĂNG
(Lăng của Hoàng hậu Nam Phương nước Đại Nam)

Chữ Pháp:
ICI REPOSE L'IMPÉRATRICE D'ANNAM NÉE MARIE THÉRÈSE NGUYEN HUU THI LAN
(Đây là nơi an nghỉ của Hoàng hậu nước An Nam, nhũ danh Maria Têrêsa Nguyễn Hữu Thị Lan)


Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017

Tắm phòng nam hay tắm phòng nữ


Chuyện vui tắm phòng nam hay tắm phòng nữ và nhu cầu của khách hàng
Anh chàng nọ: Ông chủ, tắm ở đây mất bao nhiêu tiền?
Ông chủ: Nhà tắm nam 40 nghìn, nhà tắm nữ 400 nghìn.
Anh chàng nọ: Ông ăn cướp đấy à…?
Ông chủ: Cậu muốn đến nhà tắm nam hay nhà tắm nữ?
Anh chàng nọ: Quyết đoán đưa ra 400 nghìn.
Bước vào nhà tắm nữ liếc mắt nhìn, toàn là nam.
Anh em trong nhà tắm: “Lại một thằng nữa tới!”.
Bài học rút ra: Kinh doanh trước giờ không phải là dựa vào giá cả thấp, mấu chốt là dựa theo nhu cầu của khách hàng.

Sưu tầm

BÀI HỌC TỪ NGƯỜI THẦY VĨ ĐẠI

Hasan là một nhà hiền triết Hồi giáo rất nổi tiếng. Khi ông sắp qua đời, đã có người hỏi ông rằng: “Ngài có thể cho chúng tôi biết, ai là thầy của ngài được không?”
Lúc ấy Hasan bình thản đáp: “Những người thầy của ta nhiều vô kể, nếu ông muốn biết hết tất cả tên tuổi của họ, ta sẽ phải mất cả tháng, cả năm để liệt kê ra hết. Hiện tại thời gian của ta có quá ít, sẽ không làm được điều ấy. Nhưng không sao, ta sẽ cho ông biết tên của 3 người thầy sau của ta.”
Người đầu tiên là một tên trộm. Trong một lần ta đang đi lạc trong sa mạc, khi đang tuyệt vọng thì tìm đến được một khu làng. Lúc này trời đã tối, ai cũng đi ngủ cả. Loay hoay chưa biết làm thế nào thì ta bắt gặp một người đàn ông đang khoét vách của một ngôi nhà.
Ta cất tiếng hỏi anh ta: “Anh có thể cho tôi biết tôi có thể tá túc được ở đâu trong khu làng này không?”
Anh ta nhìn ta và nói: “Trời khuya lắm rồi, ông sẽ chẳng thể tìm được chỗ nghỉ chân đâu. Nếu ông không ngại ở với một tên trộm, hãy đến chỗ của tôi.” Ông biết không? Người đàn ông ấy quả là người tuyệt vời. Ta đã ở lại nơi ấy cả tháng trời. Mỗi khi ra khỏi nhà vào ban đêm, anh ta đều nói với ta “Hãy cầu nguyện cho tôi nhé! Tôi đi làm đây.”
Khi về đến nhà, mặc dù không lấy được gì, nhưng anh ấy chưa bao giờ tuyệt vọng. Vẫn nói với ta thế này: “Hôm nay chẳng được gì cả, nhưng không sao cả, ngày mai tôi sẽ cố.”
Đã có lúc ta cảm thấy tuyệt vọng, muốn vứt bỏ những thứ vô nghĩa của cuộc đời này. Bao nhiêu năm qua vẫn không thể nào ngộ được chân lý. Và rồi, ta nhớ đến người ăn trộm ấy. Biết đâu được, ngày mai mình sẽ làm được.
Người thầy thứ hai của ta là một con chó. Trong lần đi ra bờ sông uống nước, bắt gặp một con chó. Nó cũng đang rất khát nước. Thế nhưng, khi bước xuống sông, nó nhìn thấy bóng của mình lại hoảng sợ. Con chó lùi lại và tru lên, quay đi mất.
Nhưng có lẽ vì khát quá, sau một lúc con chó quay lại con sông lúc nãy. Nó quyết định nhảy xuống sông. Nào ngờ cái bóng biến mất. Chúng ta hiểu được rằng, con người cần phải chiến thắng được những nỗi sợ trong lòng mình bằng hành động.
Người thầy thứ ba của ta là một đứa bé. Ta nhìn thấy cậu bé đang đặt một ngọn nến đang cháy ở bàn thờ. Ta bèn hỏi “Con đã tự thắp cây nến này đúng không?”
“Dạ đúng”, thằng bé đáp. Ta hỏi tiếp “Khi nãy, khi chưa thắp sáng ngọn nến, và giờ lại sáng – con có biết ánh sáng ở đâu ra không?”
Đứa bé liền cười và thổi tắt ngọn nến, quay sang ta nói: “Ngài thấy đấy, ánh sáng đã biến mất, ngài biết ánh sáng đã đi đâu hay không?”
Lúc này, ta cảm thấy cái tôi ngạo nghễ của mình sụp đổ hoàn toàn. Ta nghiệm thấy rằng mình còn quá ngu ngốc, dốt nát. Chính vì thế, ta đã cố gắng xây dựng kiến thức cho riêng mình.
Rất khó để nói ai là thầy ta, nhưng không có nghĩa là ta không phải là học trò của người khác. Mọi vật đối với ta đều là thầy. Lúc nào tinh thần học hỏi cũng được mở rộng. Khả năng học hỏi, trau dồi và sẵn sàng học hỏi để chấp nhận ý nghĩa của vạn vật.

ST



Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

Người phụ nữ thông minh


Là con gái, ra đường phải ăn mặc như công chúa, làm việc thì hãy giống đàn ông và sống như một nữ thần

Đàn ông không phải là tất cả, đừng vì một vài lần tình cảm không suôn sẻ như ý muốn mà đâm ra chán nản, hận thù cuộc đời. Phụ nữ thông minh là người biết yêu thương và coi trọng bản thân mình trước tiên, rồi sau mới đến người khác.

"Phụ nữ có 3 việc không thể ngừng được, đó là: Học hành, xinh đẹp và kiếm tiền. Tuổi tác không phải cái cớ, cho dù bạn đang ở độ tuổi nào thì cũng phải đặt ra cho bản thân một yêu cầu. Ra đường phải ăn mặc như công chúa, làm việc thì hãy giống đàn ông, và sống như một nữ thần"


Nhiều người trong chúng ta luôn bị ám ảnh bởi việc phải tìm được cho mình một người đàn ông để yêu và dựa dẫm. Nhưng sự thực là, phụ nữ có thể thiếu đàn ông, nhưng nhất định không bao giờ được để cho bản thân mình thiếu tri thức và nhan sắc. Đàn ông không phải là tất cả, đừng vì một vài lần tình cảm không suôn sẻ như ý muốn mà đâm ra chán nản, hận thù cuộc đời. Phụ nữ thông minh là người biết yêu thương và coi trọng bản thân mình trước tiên, rồi sau mới đến người khác. Đừng nghĩ rằng thế là ích kỷ. Nếu như ngay cả bạn còn không biết yêu thương chính mình, thì đừng bao giờ mong nhận được tình cảm từ người khác.

Vẻ đẹp bên ngoài có thể bị mài mòn dần theo năm tháng nhưng tri thức thì lại dày lên. Không ai thích một người phụ nữ vừa già, vừa xấu, lại còn kém hiểu biết. Thế nên hãy tranh thủ khi còn trẻ, bộ não vẫn còn minh mẫn mà chăm chỉ học hành, trau dồi kiến thức thật nhiều. Hãy để những hiểu biết của bản thân nói lên con người mình là ai, chứ đừng cho phép một khuôn mặt xinh làm điều đó.

Xinh đẹp không có lỗi, lỗi là ở việc nghĩ mình đẹp rồi, mình không cần học nữa. Đàn ông có thể thích những cô gái đẹp, nhưng không ai muốn sống cả đời với một người có cái đầu rỗng tuếch. Nhan sắc cũng quan trọng đấy, nhưng thiếu đi tri thức thì cô gái ấy cũng thật đáng thương.

Phụ nữ hiện đại có thể có tình yêu, nhưng cũng có thể không. Không ai nói rằng mọi cô gái đều phải yêu và dựa dẫm vào đàn ông cả. Việc gì đàn ông làm được thì phụ nữ cũng làm được, đôi khi còn làm tốt hơn. Phụ nữ khôn ngoan là phải học cách làm việc của đàn ông. Cứng rắn, quyết đoán, dứt khoát và mạnh mẽ. Một người phụ nữ độc lập, không bao giờ phải nhờ vả ai làm hộ mình bất cứ điều gì mới là người phụ nữ hạnh phúc.

Người khác có thể giúp mình 1 lần, 2 lần, nhưng không ai giúp mình được mãi, thế nên hãy học cách tự đứng trên đôi chân của mình. Chỉ những người kém cỏi mới có cái suy nghĩ dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. Cố gắng kiếm tiền, có một khoản tiết kiệm cho bản thân, đấy mới là điều phụ nữ nên quan tâm hơn là đàn ông.

Khi có tiền rồi thì hãy sống như một nữ thần. Cuộc sống của mình, mình phải biết tận hưởng. Ra đường hãy ăn vận như một công chúa, gương mặt tươi tắn, rạng ngời. Dù trang điểm hay không trang điểm cũng phải có khí chất riêng. Cái đấy mới là cái thu hút người khác chứ không phải lớp phấn son dày cộp.

Có nhiều người mặc cùng một chiếc váy, nhưng cảm giác mỗi người mang lại lại khác nhau. Mình không cần phải biến bản thân trở thành một con người khác, gượng gạo và nhạt nhòa giữa một rừng các cô gái chẳng khác gì nhau. Phụ nữ đẹp nhất là khi tự tin là chính mình. Hãy cứ ngẩng cao đầu, thẳng lưng và vững bước, dù cho có đang đi một đôi giày cao gót 15 cm. Hãy cứ làm những gì mình thích, ăn những gì mình muốn, đi đến bất cứ đâu mình đang mong chờ được khám phá mà không phải phụ thuộc vào bất cứ người đàn ông nào.

Là phụ nữ, dù đêm hôm trước có khóc sưng mắt, đầu tóc rối bù, thì sáng hôm sau vẫn phải xinh đẹp đứng giữa đời. Bất kỳ người phụ nữ nào cũng xứng đáng được sống như một nữ thần, và cuộc đời họ chính là một cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất.

Theo Trí thức trẻ

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017

Trần Nhân Tông một nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch sử Việt Nam


Trần Nhân Tông (1258 – 1308 ) là vị hoàng đế có học vấn uyên bác, là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử,
Ông là một trong những vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất của Việt Nam, là người có công lớn đánh thắng quân Nguyên Mông lần thứ hai năm 1285 và lần thứ ba năm 1287.
Di chúc của ông viết cách đây hơn 700 năm mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Dân tộc ta đời này qua đời khác đã thực hiện di chúc của ông “Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay kẻ khác”.
Ông là người lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, được gọi là Phật Hoàng, đánh dấu sự ra đời Phật Giáo Việt Nam chính thức có tông phái riêng, nền tảng triết lý, hành đạo riêng với tư tưởng nhập thế đạo đời không tách rời. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã thống nhất các Thiền phái tồn tại ở Việt Nam trước đó về một mối.
“Cư trần lạc đạo” nghĩa là ở đời mà vui đạo, là giác ngộ ngay giữa cuộc đời, giác ngộ không phải xa lánh cuộc đời hay quên đời. Triết lý “Cư trần lạc đạo” của đức Vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông đã, đang và sẽ trường tồn cùng dân tộc.

Di sản Trần Nhân Tông như viên ngọc báu để lại cho muôn đời dân Việt mà ta chưa khai thác được để xây dựng đất nước, nhưng nay thiên hạ lại lo tổ chức lễ hội Yên tử thật hoành tráng, Yên Tử hoang sơ với vẻ đẹp tự nhiên cuốn hút đã trở thành Yên Tử "hiện đại", người thì vui chơi cầu tài, cầu may, kẻ thì chuyên lo kiếm tiền, ồn ã hàng quán kinh doanh, hành hương chen chúc...

Tượng Phật hoàng Trân Nhân Tông





  Khai mạc lễ hôị Yên tử năm 2015



Khai mạc lễ hôị Yên tử năm 2017

Múa khai xuân lễ hội Yên tử 2017



Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

VIỆN TRẦN NHÂN TÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HAVARD


Trần Nhân Tông là một nhân vật thuộc hàng kiệt xuất nhất trong lịch sử Việt Nam, đã tỏa sáng ra cả thế giới đương đại.
VIỆN TRẦN NHÂN TÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HAVARD
Tran Nhan Tong Academy – Havard University: Phật hoàng Trần Nhân Tông
Viện được thành lập vào năm 2012 do một nhóm nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Harvard, một trong những cái nôi của trí tuệ nước Mỹ và do Giáo sư Thomas Patterson làm chủ tịch.( Giáo sư Thomas Patterson hiện là Giám đốc nghiên cứu Trung tâm Shorenstein thuộc Đại học Harvard, được đánh giá là Trung tâm nghiên cứu Báo chí, Chính trị và Chính sách công uy tín trên toàn cầu )
Viện Trần Nhân Tông tự đặt cho mình sứ mạng tìm hiểu về cuộc đời và ảnh hưởng của một nhân vật, được coi là thuộc hàng kiệt xuất nhất trong lịch sử Việt Nam, và hy vọng mang lại các bài học, giải pháp để ngăn ngừa và hóa giải các xung đột đương đại.
Mục đích dài hạn mà Viện Trần Nhân Tông Academy đề ra gồm
1. Tổ chức nghiên cứu về Trần Nhân Tông theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời xuất bản các kết quả nghiên cứu, các ấn phẩm về Trần Nhân Tông bằng nhiều loại hình, 
2. Thúc đẩy, ứng dụng những tư tưởng nhân ái, giàu trí tuệ của Phật hoàng Trần Nhân Tông vào cuộc sống, 
3. Quảng bá những giá trị tư tưởng và sự nghiệp vĩ đại của Trần Nhân Tông trên toàn thế giới.
Giáo sư Thomas Patterson cho biết nhiều bạn đồng nghiệp của ông ở Harvard cùng với một số nhà báo lớn ở Mỹ rất trân trọng và sẵn sàng đồng hành cùng Viện Trần Nhân Tông, bởi tư tưởng, minh triết và sự nghiệp của Trần Nhân Tông thực sự là một giá trị rất quý không chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn của cả nhân loại.
Giải thưởng Trần Nhân Tông: giải thưởng quốc tế mang tên « Trần Nhân Tông Hòa giải và Yêu thương »
Ngày 19-6-2012, Viện Trần Nhân Tông chính thức công bố Giải thưởng quốc tế và Hội nghị Trần Nhân Tông về hòa giải yêu thương tại trang web Trannhantongprize.org. Sự kiện này đã được tổ chức vào ngày 22-9-2012 tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ. Giáo sư Thomas Patterson làm Chủ tịch giải thưởng này.
Giải thưởng sẽ được xét chọn hằng năm cho những người bằng hành động, ảnh hưởng của mình có những đóng góp nổi bật cho sự nghiệp hòa giải và yêu thương nhân loại, xây dựng tình hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc, tôn giáo giải quyết các mối xung đột, chấm dứt chiến tranh, những người đóng góp to lớn trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường sinh thái trên thế giới.
Nói về ý nghĩa của giải thưởng Trần Nhân Tông, Giáo sư Daniel Shapiro, của Trường Luật Harvard so sánh: “Một năm thế giới mất đi 3.000 tỉ USD để giải quyết những vấn đề như chiến tranh, bạo loạn, xung đột, thiên tai. Nếu thế giới ngăn chặn được thì sẽ tiết kiệm được một khoản tiền lớn để đầu tư vào kinh tế và giải quyết được những vấn đề lâu dài của nhân loại”.
Nhạc trưởng Charles Ansbacher của dàn nhạc giao hưởng Landmark Boston cũng đã nhiệt tình tham gia vận động ủng hộ giải thưởng, mà cụ thể là tổ chức các buổi hòa nhạc “Hòa giải và Yêu thương” và mời vị nhạc trưởng nổi tiếng ở châu Âu Daniel Barenboim làm Đại sứ Giải thưởng Trần Nhân Tông.
Ảnh : Huy chương giải thưởng Trần Nhân Tông