Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (2009)




Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (2009)

Xanh : trên trung bình; lục: trung bình; đỏ: dưới trung bình

Quốc gia, vùng lãnh thổ
Xếp hạng đọc hiểu
Xếp hạng môn toán
Xếp hạng môn khoa học
Mức trung bình OECD
493
496
501
1 Thượng Hải
556
600
575
2 Hàn quốc
539
546
538
3 Phần Lan
536
541
554
4 Hong Kong
533
555
549
5 Singapore
526
562
542
6 Canada   
524
527
529
7 New Zealand
521
519
532
8 Nhật Bản
520
529
539
9 Úc
515
514
527
10 Netherlands
508
526
522
11 Bỉ
506
515
507
12 Nauy
503
498
500
13 Estonia
501
512
528
14 Thụy Sỹ
501
534
517
15 Ba lan
500
495
508
16 Băng đảo (Iceland)
500
507
496
17 Mỹ
500
487
502
18 Liechtenstein
499
536
520
19 Thụy điển
497
494
495
20 Đức
497
513
520
21 Ireland  
496
487
508
22 Pháp
496
497
498
23 Đài Loan
495
543
520
24 Đan Mạch
495
503
499
25 Anh
494
492
514
26 Hungary
494
490
503
27 Bồ Đào Nha
489
487
493
28 Macao
487
525
511
29 Ý
486
483
489
30 Latvia
484
482
494
31 Slovenia
483
501
512
32 Hy Lạp
483
466
470
33 Tây Ban Nha
481
483
488
34 Czech Republic
478
493
500
35 Slovak Republic
477
497
490
36 Croatia
476
460
486
37 Israel
474
447
455
38 Luxembourg
472
489
484
39 Áo
470
496
494
40 Lithuania
468
477
491
41 Thổ Nhỉ Kỳ
464
445
454
42 United Arab Emirates
459
453
466
43 Nga
459
468
478
44 Chi Lê
449
421
447
45 Serbia
442
442
443
46 Bulgaria
429
428
439
47 Uruguay
426
427
427
48 Mexico
425
419
416
49 Rumani
424
427
428
50 Thái Lan
421
419
425
51 Trinidad and Tobago
416
414
410
52 Colombia
413
381
402
53 Brazil    
412
386
405
54 Montenegro
408
403
401
55 Jordan
405
387
415
56 Tunisia
404
371
383
57 Indonesia
402
371
383
58 Argentina
398
388
401
59 Kazakhstan
390
405
400
60 Albania
385
377
391
64 Qatar
372
368
379
62 Panama 
371
360
376
63 Peru
370
365
369
64 Azerbaijan
362
431
373
65 Kyrgyzstan
314
331
330

Nguồn : 

PISA - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

www OECD org / pisa / 

- Nếu chỉ tính quốc gia thì Phần Lan được xếp hạng 1 (không phải hạng 3 như trong bảng)

- PISA tổ chức đánh giá 3 năm /lần, bắt đầu từ năm 2000.

- Việt nam chưa tham gia chương trình nên không có trong bảng này.



Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Trẻ em chơi và một số hoạt động của chúng.


Trẻ em chơi và một số hoạt động của chúng.


Trẻ em chơi

Chơi là bao gồm tất cả các hoạt động chăm sóc trẻ em.
Trẻ em cần chơi một cách tự nhiên mà không có sự bó buộc nào. Chơi đối với các em là để cho chúng trải nghiệm những niềm vui. Tốt nhất là đề các em khám phá ra những điều kỳ diệu trong tâm trí của chúng.

Nội dung mà trẻ chơi càng gần gũi với thực tế cuộc sống bình thường càng tốt. Trẻ sẽ nhận được tất cả những gì chúng đã nhìn thấy, những gì đã học được và kinh nghiệm trong cuộc sống thực tế đối với chúng. Trẻ chơi là một cách để thu nhận kiến thức, học tập, làm việc, và tìm hiểu cách gìn giữ vệ sinh môi trường.

Đứa trẻ có thể chơi một mình, nhưng trong hầu hết các trường hợp những trò chơi tập thể thì chơi cùng nhau là một sự kiện xã hội, trẻ em học kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ và sự nhanh trí. Trẻ không chơi để tìm hiểu, nhưng chúng học trong khi chơi.
  
Thường là trẻ em muốn chơi với người lớn. Các cô cần theo dõi và phát hiện các kỹ năng của trẻ trong quá trình chơi. Dựa vào kết quả, nhà trường có thể kiểm soát học tập của trẻ và các hoạt động khác, kỹ năng vận động, kỹ năng xã hội…

Một phần của giáo dục mầm non là một môi trường vui chơi, như khu rừng, nông trại sẽ kích thích và rất hấp dẫn đối với trẻ sống ở đô thị.

Trẻ em và Nghệ thuật



Môi trường học tập cung cấp cho trẻ em với nhiều hiểu biết nghệ thuật trong âm nhạc, các loại hình nghệ thuật, múa, các bộ phim truyền hình và các hình thức văn học của trẻ. 
Trẻ mong muốn tạo ra những thứ bằng các vật liệu đơn giản. Nghệ thuật làm cho ý thức của trẻ gần gũi với thế giới thẩm mỹ. Thời kỳ thơ ấu mà có sự tiếp xúc với nghệ thuật cơ bản, thì sẽ làm nảy sinh sở thích nghệ thuật sau này của trẻ.

Người lớn cần hướng dẫn và kích thích biểu hiện nghệ thuật của trẻ bằng cách tạo cơ hội cho trẻ được thực hiện những kỹ thuật thủ công với các vật liệu khác nhau, hoặc bằng cách cho trẻ tham dự vào các trò chơi âm nhạc và múa hát.

Trẻ cần có không gian, thời gian và tự do để phát triển sáng tạo, thực hiện các mô hình được giao cho, và đó là lý do tại sao thay vì các cô giáo nêu câu hỏi và thảo luận để hỗ trợ sáng tạo cho trẻ mà để cho trẻ được tự do thực hiện theo kinh nghiệm và ý tưởng của trẻ.

Đối với trẻ để chuẩn bị cho công việc và sản phẩm của chúng người lớn chỉ cần hỗ trợ và khơi dậy nguồn cảm hứng cho cuộc thảo luận và các câu hỏi. 

Điều quan trọng nhất không phải là kết quả cuối cùng - sản phẩm – mà chỉ trong ý tưởng và kinh nghiệm của trẻ cảm nhận khi nó tạo ra có liên quan đến sự phát triển của trẻ.

Trẻ quan sát


Để đáp ứng sự tò mò tự nhiên của trẻ và làm cho trẻ cảm thấy một phần của thế giới xung quanh chúng và cộng đồng thì cần duy trì và tăng cường niềm vui của trẻ trong học tập. Các cô giáo sẽ giúp trẻ thu nhận được một loạt các kinh nghiệm trong môi trường xung quanh một cách nhanh chóng.

Trẻ phải có thời gian để tìm hiểu và khám phá các hiện tượng và các sự cố khác nhau, chúng sẽ được khuyến khích sử dụng tất cả các giác quan, và toàn bộ cơ thể, để hình thành những suy nghĩ riêng của nó, và tự mình giải quyết các vấn đề theo trí tưởng tượng của riêng của mình.

 Trích dịch : Giáo dục mầm non - kế hoạch hợp tác của EU
ec.europa.eu/news/culture/110222

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Giáo dục trẻ mầm non ở Hàn Quốc



Giáo dục mầm non ở Hàn Quốc: Khi người lớn cũng... đi nhà trẻ!

Phụ huynh của trẻ đang học trò chơi để chơi với trẻ
"Chúng ta ghi nhận rằng môi trường giáo dục đầu đời đóng vai trò thiết yếu trong việc xây dựng nền tảng phát triển tổng thể của con người. Do vậy, giáo dục mầm non rất quan trọng cho từng cá nhân lẫn cả một cộng đồng dân tộc... Với ý nghĩa đó giáo dục mầm non có thể được coi là lĩnh vực cần đầu tư tốt nhất". 


Đó là lời mở đầu trong kế hoạch quốc gia về "Đổi mới hệ thống giáo dục mầm non" từ năm 1997 của Hàn Quốc. Tại quốc gia này, trách nhiệm chăm sóc trẻ nhỏ ngày càng được nhiều người chia sẻ hơn. 
Nhà trẻ nhận nuôi trẻ từ 0 - 6 tuổi, trong khoảng 12 giờ/ngày, phù hợp với giờ làm việc của cha mẹ. Những bé có hoàn cảnh đặc biệt đều được ưu tiên, hỗ trợ tài chính như: con của bà mẹ đơn thân, bố mẹ ly hôn, gia đình thu nhập thấp, đông con... Chi phí nuôi dạy ở nhà trẻ tư do bố mẹ trẻ đóng hoàn toàn, trong khi nhà trẻ công thì phụ huynh chỉ phải đóng khoảng 66% chi phí, còn lại nhà nước lo. Trẻ càng lớn thì học phí càng giảm. Một phần lớn trẻ 5 tuổi được miễn học phí năm học trước khi vào tiểu học. Mặc dù vậy, việc chi phí cho con đi nhà trẻ vẫn bị xã hội than phiền là quá cao, hết khoảng 25 - 50% mức lương tối thiểu của một người lao động. 

Hằng tháng, nhà trẻ lại thông báo về các lớp giáo dục ông bà, cha mẹ về nuôi dạy trẻ được tổ chức ở thư viện cộng đồng... Ai có điều kiện thì đi. Cứ đến mùa xuân và mùa thu, khi thời tiết đẹp, nhà trẻ lại tổ chức giao lưu giữa các gia đình học sinh. Các em bé và cả đại gia đình của mình, các cựu học sinh của nhà trẻ... đều được mời tham gia miễn phí, càng đông càng tốt và có rất nhiều giải thưởng. Có thể đó là một cuộc leo núi, những trò chơi như kéo co, thi chạy, thi khéo léo... Chúng tôi nói đùa rằng không chỉ có các bé mà người lớn cũng thích đi nhà trẻ và được nhà trẻ chăm lo. 

Không có ban phụ huynh, cũng không họp phụ huynh. Cuối mỗi kỳ học, từng gia đình đăng ký để họp một buổi riêng với cô giáo phụ trách. Tất cả kết quả học tập cũng như các vấn đề của từng đứa trẻ được trao đổi cặn kẽ với bố mẹ chúng.



Sáu bộ cùng chăm sóc trẻ mầm non 

Ở Hàn Quốc, các em bé nhận được sự chăm sóc rất lớn của xã hội. Nhà nước có đến sáu bộ cùng chăm lo cho giáo dục mầm non. Trong đó Bộ Gia đình và bình đẳng giới, Bộ Giáo dục và nguồn nhân lực nắm vai trò chủ chốt. Bên cạnh đó, Bộ Y tế, Bộ Hành chính nhà nước và nội vụ, Bộ Lao động, Bộ Nông nghiệp và rừng thì liên đới về việc lập chính sách và luật pháp chăm sóc trẻ. Có cả hai viện nghiên cứu về giáo dục mầm non do nhà nước tài trợ. 

Chính sách với trẻ mầm non được cải tiến liên tục, đặc biệt từ năm 1997, khi kế hoạch "Đổi mới hệ thống giáo dục mầm non" ra đời. Năm 2005, Hàn Quốc có khoảng 4 triệu trẻ dưới 6 tuổi.. Chi phí cho mầm non chiếm 2% tổng chi cho toàn hệ thống giáo dục. 

Qui hoạch đô thị cho thấy cứ vài trăm mét lại có một nhà trẻ. Các nhà trẻ đều phải đạt tiêu chuẩn mới được cấp phép. Ngoài qui định về diện tích, trang thiết bị, họ bắt buộc phải có ít nhất một giáo viên có bằng giáo dục mầm non (từ ba đến bốn năm đào tạo) và những người nuôi giữ trẻ khác phải có ít nhất một năm được huấn luyện chuyên môn. 



Tỉ lệ học sinh/ giáo viên bắt buộc tối thiểu là 3/1 đối với bé dưới 1 tuổi, 5/1 đối với lớp 1 tuổi, 7/1 đối với lớp 2 tuổi, 15/1 đối với lớp 3 tuổi, 20/1 đối với lớp 4-6 tuổi và những bé cần quan tâm đặc biệt (bệnh tật) thì tỉ lệ này là 5/1. Trên thực tế, số giáo viên/ học sinh lớn hơn nhiều. Chẳng hạn, lớp học 5 tuổi của con trai tôi có hai giáo viên/ 20 học sinh. Hằng tháng, các nhà trẻ đều được thanh tra về mọi mặt từ giảng dạy, thiết bị, bếp ăn, vệ sinh.một cách nghiêm ngặt. 

Điều đặc biệt là hệ thống giáo dục mầm non ở đây đưa cả những người không thuộc lứa tuổi mầm non vào nhóm đối tượng chăm sóc. "Giáo dục phụ mẫu" là một trong những chương trình như thế. 


( Theo Tuổi Trẻ )



Giáo dục sớm trẻ em tuổi mầm non góp phần nâng cao chất lượng nòi giống và đào tạo nhân tài cho đất nước



Giáo dục sớm trẻ em tuổi mầm non góp phần nâng cao chất lượng nòi giống và đào tạo nhân tài cho đất nước




Giáo dục sớm là một bước đột phá của khoa học giáo dục. Các công trình nghiên cứu về giáo dục sớm trên thế giới đều cho rằng: Một thời thơ ấu an toàn và hạnh phúc không chỉ là quyền của trẻ em, mà nó còn cung cấp các cơ hội cho trẻ để khai mở và phát triển hết các khả năng và tài năng của trẻ khi chúng lớn lên.
  
 Đặc biệt là giai đoạn từ 0-6 tuổi, giai đoạn não bộ phát triển nhanh nhất, đó là “Giai đoạn vàng”, “Cửa sổ của cơ hội”. Sự phát triển quan trọng nhất của một con người, là nền tảng cho sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, cũng như văn hoá và nhận thức trong tương lai của cả cuộc đời.

Ngày nay các nhà khoa học đã khẳng định 3 năm đầu đời là giai đoạn rất quan trọng của sự phát triển não. Trong đó:

Từ 0-2 tuổi là thời kỳ phát triển của não phải. Đây là giai đoạn thần đồng.

3-4 tuổi là giai đoạn chuyển tiếp sang thời kỳ của não trái.

Từ 6-8 tuổi là thời kỳ của não trái.

Nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ B.Bloom sau hàng loạt nghiên cứu đã nói: Nếu một người trưởng thành đến 17 tuổi trí lực đạt 100%, thì lúc 4 tuổi đã đạt 50%, 8 tuổi đạt 80%, trong 9 năm từ 8 tuổi đến 17 tuổi phát triển 20% khả năng còn lại.

Makarenko, nhà sư phạm nổi tiếng của Liên Xô trước đây cho rằng: “Nền móng của giáo dục được xây dựng vững chắc từ trước 5 tuổi, nó chiếm 90% cả quá trình giáo dục”

Tóm lại, giáo dục sớm chính là giáo dục nhằm thúc đẩy chức năng não bộ (hai bên bán cầu não phải và trái) của con người phát triển một cách tối ưu ngay từ những tháng năm đầu của cuộc đời.

 “Các cơ hội giáo dục được định hình từ lâu trước khi trẻ đến lớp, các kỹ năng ngôn ngữ, nhận thức và xã hội mà trẻ phát triển thời thơ ấu là trụ cột thực thụ cho việc học tập cả đời” (UNESCO, Báo cáo giám sát GDCMN 2011)

















Một số mô hình giáo dục sớm trên thế giới

Từ những kết quả nghiên cứu về não bộ kỳ diệu của trẻ sơ sinh và lứa tuổi mầm non, trên thế giới đã xuất hiện cuộc chạy đua áp dụng các phát hiện mới về bộ não để phát minh ra những công nghệ giáo dục nhằm kích hoạt tiềm năng của não bộ từ những năm đầu tiên của cuộc đời, chuẩn bị cho chiến lược giáo dục thế kỷ XXI. Đã có những công trình nghiên cứu nổi tiếng về giáo dục đào tạo trẻ thông minh sớm, về giáo dục não phải, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước; trong đó phải kể đến những người đi tiên phong trong cuộc cách mạng giáo dục sớm với những tên tuổi nổi tiếng xuất thân từ các nước Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Đó là:

- Giáo sư Shichida Makoto (Nhật Bản) đã chủ trương tiến hành một “cuộc cách mạng về giáo dục bán cầu não phải” nhằm phát triển hết tiềm năng của bản cầu não phải. Ngày nay, đã có hàng trăm cơ sở giáo dục của Shichida trên toàn nước Nhật Bản và các nước khác như Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, Úc, Mỹ, Canada,… Những thành quả của ông đang giúp cho hàng ngàn các cha mẹ và trẻ em phát triển nền tảng cho những thành công trong tương lai. Phương pháp giáo dục của Shichida Makoto cũng đã được ứng dụng cho cả những người trưởng thành.

- Giáo sư Glenn Doman (Mỹ), với phương pháp giáo dục nhằm khơi dậy và phát triển trí thông minh của trẻ nhỏ được hình thành dựa trên 3 yếu tố cơ bản: (1) kỹ năng đọc, (2) khả năng toán học và (3) năng lực nhận thức sâu và rộng. Ông tin rằng “học Đọc” là cơ sở của mọi sự học tập, lĩnh hội tri thức và sự thành công. Theo ông, dạy học cho một em bé 6-24 tháng tuổi ở nhà dễ dàng hơn dạy em bé 6 tuổi ở trường.

- Trung Quốc đi sau Mỹ, Nhật, nhưng với khát vọng vươn lên của một quốc gia có dân số lớn nhất thế giới, trường phái giáo dục sớm của giáo sư Feng De Quan, với “Phương án 0 tuổi” (gọi tắt là PA0T), là phương án khai mở trí thông minh và những tố chất tiềm ẩn của trẻ ngay từ 0 tuổi (thai nhi) đến 6 tuổi. Ông theo đuổi một lý tưởng cao cả, đó là “Biến gánh nặng dân số thành nguồn tài nguyên nhân tài vô biên, biến sự khó nhọc trong nuôi dạy con cái thành niềm hạnh phúc vô bờ bến”, và với mục tiêu nâng cao tố chất cho trẻ nhỏ. Cho đến nay, đã đào tạo được hàng triệu trẻ em thông minh, tài năng, trở thành làn sóng giáo dục sớm tại quốc gia này.

- Ở Hàn Quốc, dịch vụ giáo dục cho trẻ mầm non tại gia đình đang được các bậc cha mẹ đầu tư mạnh mẽ; và hiện nay đang xuất hiện các mô đun đi sâu vào từng lĩnh vực giáo dục sớm như toán, ngôn ngữ, hội họa, âm nhạc… và cho ra hàng loạt các sản phẩm thành công nghệ giáo dục có bản quyền và đã gia nhập vào thị trường giáo dục ở Việt Nam.

- Tại Singapore, Hồng Kông, Thái Lan, Indonesia và Malaysia đã nhanh chóng áp dụng các nghiên cứu về não, áp dụng chương trình Giáo dục  não phải vào các lĩnh vực giáo dục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu của tất cả các lứa tuổi, và để bổ sung và tăng cường hiệu quả của các chương trình giáo dục mà hầu hết trẻ em đã có thể được tham gia. Họ mở rộng dần dịch vụ đến các thị trường nước ngoài với tên gọi “Cuộc Cách mạng não bộ - Brain Revolution”.


Mục tiêu của phương pháp giáo dục sớm không phải để nhồi nhét tri thức mà giáo dục phải góp phần kích hoạt được các năng lực thiên bẩm của trẻ. Để có năng lực thiên bẩm chúng ta phải cung cấp cho trẻ môi trường phát triển tốt với các yếu tố kích thích cần thiết cho sự phát triển. Ngày xưa, giáo dục tập trung vào việc nuôi dưỡng những con người tốt để có thể đóng góp cho gia đình, cho xã hội. Ngày nay, giáo dục mới chỉ là để vượt qua các kỳ thi và chỉ chú trọng khả năng học tập ở trường. Nói cách khác chúng ta nên xây dựng một nền giáo dục có thể đề cao ý chí của từng cá nhân.

Với thành tựu nghiên cứu và thực thi hơn 50 năm qua của giáo dục sớm thế giới, có thể khẳng định quốc gia nào nhận thức được cơ hội và thắng lợi trong “Cuộc Cách mạng mềm” giáo dục sớm thì chỉ trong vòng 30 năm thôi quốc gia đó không chỉ thay đổi vận mệnh cho dân tộc mình mà sẽ góp phần to lớn thay đổi thế giới trong thế kỷ XXI.

Giáo dục sớm ở Việt Nam

Có thể nói mô hình giáo dục sớm ở Việt Nam chưa được định hình. Trẻ nhỏ chưa được tiếp cận với giáo dục sớm. Đây là một thiệt thòi lớn không chỉ cho các cháu nhỏ mà còn là sự lãng phí tiềm năng vô cùng to lớn của các gia đình và cả đất nước.

Tóm lược bài viết của PGS.TS.NGND. Nguyễn Võ Kỳ Anh từ Hnews.vn

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Giáo dục mầm non tại Nhật Bản



Giáo dục mầm non tại Nhật Bản


Một bà mẹ Trung Quốc sống ở thành phố Kyoto, Nhật Bản đã rất ngạc nhiên về hệ thống giáo dục mầm non cũng như thói quen của những đứa trẻ ở đất nước này. Cô đã chia sẻ kinh nghiệm của mình và những gì mình quan sát được.

Cô viết: “Trước khi tới Nhật, con gái cô (Tiantian) đã từng học ở một trường mẫu giáo của Bắc Kinh 1 năm. Vì vậy, các bạn có thể hiểu rằng, chúng tôi cũng không xa lạ gì với môi trường này. Song, có những điều ở các trường mẫu giáo Nhật Bản đã khiến tôi phải ngạc nhiên".

1. Cần rất nhiều túi để tới trường


Vào một ngày, họ nói chúng tôi cần phải chuẩn bị một số lượng túi nhất định với các kích cỡ khác nhau:



Túi sách vở, túi bao ngoài, túi dụng cụ ăn uống, hộp dụng cụ ăn uống, túi quần áo, túi đựng quần áo sẽ thay, túi đựng quần áo sau khi thay ra và túi giày. Sau đó thì túi A phải có chiều dài nhất định, túi B phải có chiều rộng nhất định, túi C phải đựng vừa trong túi D, túi E vừa trong túi F. Tôi đã không thể tin được điều đó.
Sau 2 năm, chúng tôi đã quen với điều đó và những đứa trẻ trở nên rất thành thục trong việc đặt đồ đạc vào đúng chiếc túi của nó. Thói quen sắp đặt ngăn nắp các vật dụng và công cụ làm việc của người Nhật có lẽ vì họ đã được dạy điều này từ khi còn ở trường mẫu giáo.

2. Bọn trẻ xách túi mà không cần sự giúp đỡ của bố mẹ
Đó là điều thực sự làm tôi ngạc nhiên. Tôi nhận thấy những người lớn Nhật Bản, dù là bố mẹ hay ông bà bọn trẻ đều không phải xách bất kì chiếc túi nào cả, trong khi bọn trẻ phải xách tất cả những chiếc túi đủ kích cỡ này (ít nhất là 2 đến 3 chiếc). Và đáng ngạc nhiên hơn nữa là bọn trẻ còn có thể chạy rất nhanh!




Còn với chúng tôi thì sao? Có thể, đó không phải là thói quen của chúng tôi hoặc có lẽ nó là một yếu tố văn hóa, song tôi mang tất cả những chiếc túi, còn con tôi thì không phải mang gì cả.
Hai ngày sau, giáo viên của con tôi tới và nói chuyện với tôi: “Mẹ Tiantian à, con gái chị có thể tự làm được mọi việc ở trường…”. Người Nhật có thói quen là chỉ nói nửa câu, sau đó để người nghe tự hiểu.
Ngay lập tức, tôi nhận ra rằng, cô giáo đang nói về chuyện gì. Song thấy tôi trầm ngâm nên cô ấy nói tiếp: “…việc xách những chiếc túi chẳng hạn…” Sau sự nhắc nhở tế nhị này, tôi đã để cho con tôi xách tất cả những chiếc túi của cháu.
Trong một cuộc họp phụ huynh, tôi đã nói với mọi người rằng thói quen của người Trung Quốc là bố mẹ nên xách mọi thứ thay cho trẻ con. Lúc đó, đến lượt các bà mẹ Nhật ngạc nhiên đến mức không nói được lời nào. Và sau đó họ hỏi: ‘Tại sao?’
Tại sao ư? Có phải là vì người Trung Quốc chúng tôi yêu những đứa con của mình nhiều hơn không?

3. Thay quần áo liên tục




Trường mẫu giáo của con tôi có một bộ đồng phục riêng, khi tới trường, cháu phải cởi bỏ nó ra và thay một bồ quần áo khác dành để vui chơi. Nó phải tháo giày và đi một đôi giày bale màu trắng. Khi tới sân tập thể dục, lại phải thay giày một lần nữa. Sau giấc ngủ vào buổi chiều, bọn trẻ lại phải thay quần áo. Thực sự là rất phiền phức.
Khi ở lớp học Hoa Cúc, con tôi thường bị chậm trễ trong việc thay quần áo. Tôi thì không thể làm việc này cho cháu được ngoài việc phụ giúp nó một tay. Song tôi nhanh chóng nhận ra rằng tất cả các bà mẹ Nhật đều đứng sang một bên và không giúp đỡ bọn trẻ chút nào hết. Tôi dần hiểu ra rằng, việc thay quần áo này đã dạy bọn trẻ cách sống tự lập. Thông qua những gì mà chúng phải làm ở trường như thay quần áo, loay hoay với những rắc rối hàng ngày hay treo những chiếc khăn tay, những đứa trẻ Nhật đã bắt đầu học được thói quen giữ mọi thứ ngăn nắp từ khi chúng mới chỉ 2, 3 tuổi.

4. Mặc quần soóc vào mùa đông
“Trẻ con Nhật luôn phải mặc quần soóc vào mùa đông. Lạnh không hề hấn gì với chúng. Ông bà của con tôi ở Bắc Kinh đã rất lo lắng về việc này và cho rằng, tôi phải nói chuyện với cô giáo về vấn đề này, bởi lẽ, trẻ con Trung Quốc không thể chịu được lạnh.

Chắc các bạn không thể tưởng tượng được khi con tôi mới bắt đầu vào trường mẫu giáo, ngày nào, cháu cũng bị ốm. Nhưng khi tôi nói chuyện với các bà mẹ Nhật thì câu trả lời của họ đã làm tôi kinh ngạc: “Tất nhiên rồi! Lý do chúng tôi đưa bọn trẻ tới trường mầm non là để chúng ốm mà!”
Nhìn những đứa trẻ khỏe mạnh đang chạy nhảy, tôi nhận ra rằng chúng ta không nên quá nuông chiều con cái.

5. Chưa đầy 1 tuổi nhưng có thể thi đấu trong những hoạt động thể thao
“Tất cả những lớp học ở trường mầm non Nhật Bản đều được đặt tên theo các loài hoa. Ban đầu, con tôi ở lớp học Hoa Cúc, sau đó là Hoa Loa Kèn và bây giờ là một trong số những ‘chị cả’ – lớp học Hoa Violet. Những đứa trẻ chưa đầy 1 tuổi thì ở lớp học Hoa Đào.


Những ‘bông hoa đào’ chưa đầy 1 tuổi này không chỉ được đưa tới trường mầm non mà còn tham gia vào tất cả các hoạt động lớn như những buổi thi đấu thể thao hay những chương trình biểu diễn. Nhìn những đứa trẻ vừa khóc vừa bò về phía trước, tôi luôn cảm thấy rất thương chúng.

6. Những đội bóng đá nữ 


“Khi bọn trẻ học tới lớp mẫu giáo nhỡ ở trường mầm non, chúng bắt đầu với những bài học nhảy hàng tuần, giống như những bài tập thể dục thể chất ở nhà. Khi chúng học tới lớp lớn, sẽ có một trận đấu bóng đá. Khi mà bọn trẻ không tập nhảy cả ngày nữa nghĩa là chúng đang luyện tập bóng đá. Chúng cũng chơi như những vận động viên thực thụ, thậm chí là còn thi đấu với các trường mầm non khác. Con tôi đã bị thâm tím đầy người khi chơi trò chơi này song bù lại con bé khỏe khoắn và dũng cảm hơn.



Thực sự là khi chúng tôi mới tới Nhật Bản, sức khỏe của con tôi thật là tệ. Bọn trẻ ở Nhật thường bắt đầu chơi bóng từ khi mới 3, 4 tuổi. Ở độ tuổi ấy, chúng bé hơn bọn trẻ Trung Quốc rất nhiều. Trong lớp của con tôi, con bé lớn hơn hẳn những đứa trẻ khác nhưng lại rất yếu.
Bọn trẻ Nhật thì sẽ chạy quanh sân, còn con tôi thì sao? Con bé bị cát nhét đầy giày và phải nhón chân để đi bộ. Một lần, bọn trẻ có một chuyến tham quan buộc chúng phải trèo lên một ngọn núi. Và con tôi đã phải đi xuống núi và có 2 đứa trẻ Nhật khác nhỏ hơn đi cùng để dìu con bé. Con bé chưa từng leo bộ lên một ngọn núi trong một tiếng đồng hồ. Bây giờ thì nó đã khá hơn. Năm ngoái, ở Shangrila, con tôi đã đi bộ trong vòng 4 tiếng mà không hề hấn gì.

7. Hệ thống giáo dục có tính hòa nhập
Khi còn ở Trung Quốc, tôi chỉ nhìn thấy lớp mẫu giáo của con tôi một vài lần. Mỗi lớp đều có một phòng học riêng, song ở Nhật Bản thì không phải vậy.


Trước 9h30 sáng và sau 3h30 chiều, cả trường đều chơi cùng nhau. Trong sân, những đứa trẻ lớn cầm tay những đứa trẻ nhỏ, những đứa nhỏ đuổi theo những đứa lớn. Chúng chơi đùa rất vui vẻ, như thể anh chị em ruột.


Ví dụ như cách đây vài ngày, trong nhóm của con tôi và một nhóm khác, sau khi biểu diễn tiết mục của chúng, bọn trẻ đã nói những điều làm cho tất cả các bậc phụ huynh đều phải bật khóc:
“Nhóm của con hôm nay rất vui bởi vì những em lớp dưới đã biểu diễn rất tốt. Đây là nhóm cuối cùng của bọn con. Khi bọn con bắt đầu học tiểu học, chắc chắn bọn con sẽ nhớ những người bạn này và trường của chúng con".
8. Dạy cách “mỉm cười” và nói “cảm ơn” 
Trong những trường mầm non ở Nhật, dường như họ không hề quan tâm đến việc dạy kiến thức cho bọn trẻ.



Chúng không có bất kì quyển vở nào, chỉ có những cuốn phác thảo mỗi tháng một lần. Trong kế hoạch giáo dục của của nhà trường cũng không hề có những môn học như Toán, chữ kana (chữ Nhật), nghệ thuật hay âm nhạc. Và cũng không có cả Tiếng Anh hay những cuộc thi Olympia Toán học quốc tế. Họ cũng không dạy trượt băng hay bơi lội.
Khi hỏi họ dạy bọn trẻ những gì thì bạn sẽ không bao giờ đoán được câu trả lời: “Chúng tôi dạy bọn trẻ cách luôn luôn mỉm cười!”
Ở Nhật, bạn ở đâu không quan trọng, bạn đang nói chuyện với ai không quan trọng, mà quan trọng nhất là bạn phải ‘luôn mỉm cười’. Một cô gái luôn mỉm cười là cô gái xinh đẹp nhất.
Họ còn dạy những gì nữa? Họ dạy chúng nói ‘cảm ơn’.
Có những điều được chú trọng trong nền giáo dục của Nhật song lại không được quan tâm nhiều ở Trung Quốc. Tuy nhiên, sau 3 năm, tôi nhận thấy rằng con tôi đã có những tiến bộ về các môn như âm nhạc, nghệ thuật và đọc. Sự tiến bộ này là nhờ phương pháp giáo dục toàn diện.
9. Số lượng các hoạt động 

Nhìn vào lịch thì có thể biết những ngày tôi phải chuẩn bị bữa trưa cho con tôi. Đây là những ngày con bé có những buổi dã ngoại. Tôi không thể đếm được con bé đã leo núi mấy lần, được đi thăm bao nhiêu hồ nước, được đi tham quan và nhìn thấy bao nhiêu động vật và cây cối.
Ngoài ra, con tôi còn tham gia làm bánh, tới những ngày hội thể thao, biểu diễn ở những sự kiện cộng đồng, tham gia những lễ hội được tổ chức qua đêm, tới các buổi giao lưu, những đền chùa, các buổi triển lãm… Chỉ có thể nói rằng có rất nhiều các hoạt động trong trường mầm non Nhật Bản.
10. Tổ chức tất cả các ngày lễ

“Điều này cũng thực sự làm tôi ngạc nhiên. Giống như tôi đã nói ở trên, các trường mầm non của Nhật Bản tổ chức tất cả các ngày lễ truyền thống của họ: Ngày Con Gái, Ngày Con Trai, Lễ hội Ma đói… Không chỉ có vậy, họ còn tổ chức ngày Renri (đêm thứ 7 của năm mới theo lịch âm) và ngày Qixi.



Có buổi học, con tôi trở về nhà và nói với tôi rằng: “Hôm nay, cô giáo hỏi con người Trung Quốc tổ chức những ngày lễ này như thế nào và con đã nói rằng con không biết”. Thật là xấu hổ! Chính tôi cũng không biết câu trả lời!”

11. Năng lực của giáo viên
“Trong một lớp học ở Nhật, có từ 10 đến 30 học sinh nhưng chỉ có 1 giáo viên. Ban đầu, tôi đã băn khoăn về điều này. Nếu cô giáo có thể để mắt được tới tất cả bọn trẻ thì quả thực cô ấy rất giỏi. Sau đó, tôi nhận ra rằng mình đã đánh giá thấp những giáo viên mầm non nơi đây. 

Chỉ với một giáo viên, những tác phẩm của 30 đứa trẻ, chỉ huy một đội trống (rất chuyên nghiệp), việc học nghệ thuật, âm nhạc, học đọc, ngày sinh nhật của chúng, những nhóm mà chúng tham gia và các ngày hội thể thao…tất cả đều được sắp xếp một cách ngăn nắp và cẩn thận.
Hãy nhìn cô giáo xem, cô ấy luôn bình tĩnh và thoải mái. Và cô ấy đã khoảng 50 tuổi rồi đấy! Tôi rất khâm phục cô ấy!”
12. Sự ảnh hưởng của Phật giáo



“Có lẽ Kyoto là thành phố có nhiều đền chùa hơn bất kì thành phố nào của Nhật Bản. Nó có một không khí linh thiêng. Hàng tuần, con tôi đều được đưa tới các đền chùa. Trong lễ hội quan trọng nhất, con bé phải quỳ trước Phật và có những hoạt động vào ngày sinh của Phật cũng như ngày Nirvana.
Hôm qua, con tôi đã tới đền Nishi Honganji để xin một điều ước. Con bé được đại diện cho cả lớp dâng lên Phật những bông hoa. Tôi đã hỏi xem nó ước điều gì và con bé nói rằng: “Con ước rằng con sẽ luôn tin tưởng vào Đức Phật, luôn đối xử với mọi người bằng tấm lòng biết ơn và luôn quan tâm tới những gì người khác nói”.
Theo mamnonabc