Thơ tình yêu của B. Brecht*
đến thẳng người đọc, bắt được nhịp rung động của con tim. B.Brecht đã vận dụng
tối đa tính phản duy lí khi viết về tình yêu. Tình yêu là điểm yếu nhất của con
người “nhược điểm - em không, còn anh có: anh yêu” hầu như ai yêu cũng
là người thua cuộc, nhưng con người vẫn yêu:
.
“Tôi muốn đi với người,
người tôi yêu.
Tôi không
muốn so đo, cuộc tình tốn bao nhiêu
Tôi không
muốn đắn đo, chuyện tình có hay ho.
Tôi chẳng
muốn biết rõ, chàng có thật yêu tôi.
Tôi muốn
đi với người, người tôi yêu”
.
Ai giải thích được? Và
giải thích để làm gì? Cũng như hoa hồng nở đâu phải vì ai mà “hồng, mà trẻ
mà gần gũi bất ngờ đến thế” Cho nên rất hiện thực, lắm lúc là một thứ hiện
thực hư vô, rất tự nhiên, thơ tình yêu của Brecht rất dễ cảm nhận.
“Chúng ta đến đây không
để ngắm hoa hồng,
Ta đến
đây chừ, hồng đã rộ bông,
Trước khi
có hồng, hồng không được đợi,
Khi có
hồng rồi, hồng chẳng chờ ai”.
.
* Bertolt Brecht 1898 -
1956) là một nhà thơ, nhà soạn kịch, và đạo diễn sân khấu người Đức
TS.DS Nguyễn Thành
Triết, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3 cho biết, có thể dùng bài
thuốc phối hợp nước dừa, gừng với đường phèn như một loại đồ uống bổ dưỡng, cung
cấp khoáng chất, tăng cường hệ miễn dịch nói chung. Tuy nhiên, cần chú ý liều
lượng và các trường hợp cần cẩn trọng.
TS. Lương y Phùng Tuấn
Giang, Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam cũng chia
sẻ quan điểm công thức nước dừa, gừng, đường phèn có thể hỗ trợ tăng sức đề
kháng, giúp phòng bệnh, hỗ trợ điều trị các bệnh về cảm mạo, viêm nhiễm, giảm
các triệu chứng do COVID-19 gây ra.
Nước dừa chứa nhiều cytokinin là một nhóm thuộc về
hormone thực vật, bao gồm kinetin, trans-zeatin, dihydrozeatin, các
gibberellins... Những chất này có tác dụng chống lão hóa, hỗ trợ ngăn ngừa các
yếu tố gây ung thư và chống đông máu.
Các vi chất dinh dưỡng
khác trong nước dừa như kali, natri, canxi, magne, selen, đồng, kẽm,... cho
thấy đây là một thức uống bù nước hiệu quả, bổ sung chất điện giải của cơ thể
bị mất đi khi bài tiết qua mồ hôi, duy trì một số chức năng khác.
Nước dừa còn chứa
đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, các vitamin B1, B2, B3,
B5, B6, B7, B9, vitamin C... Đây là các chất đóng vai trò quan trọng vào quá
trình xúc tác một số phản ứng hóa sinh, góp phần duy trì chức năng sinh lý bình
thường của cơ thể.
Nước dừa có tính âm
hàn, nên cần phải nấu sôi và lượng dùng thích hợp mới có tác dụng tốt, (phòng
bệnh 1 ly/ngày, chữa bệnh 2-3 ly/ngày.
Nước dừa có thể xem là
một vị thuốc có tác dụng hạ cholesterol, trị sỏi thận, kích thích miễn dịch,
kích thích sinh sản, bù nước trong trường hợp tiêu chảy hay luyện tập thể thao.
Do là thức uống rất
giàu kali nên những người tiểu đường hay suy thận, đang uống các thuốc giữ kali
tránh uống quá nhiều vì có thể gây tình trạng tăng kali huyết. Nước dừa rất ít
natri nên những người mắc bệnh xơ nang (bệnh di truyền gây tăng tiết mồ hôi,
chất nhầy) không nên sử dụng như một phương pháp để tăng lượng natri huyết.
Người huyết áp thấp
hoặc trước khi phẫu thuật ít nhất hai tuần cũng không nên uống nước dừa vì có
thể ảnh hưởng nhiều đến huyết áp. Uống một lượng lớn nước dừa có thể gây đầy
bụng, khó chịu ở dạ dày.
Các trường hợp có bệnh
lý như huyết áp thấp, tiểu đường, suy thận hoặc có rối loạn điện giải cần thận
trọng và cần hỏi ý kiến của chuyên gia.
Gừng có mùi thơm, vị cay, tính ấm. Mùi và hương vị
đặc trưng của gừng là do hỗn hợp của chất nhựa cay (chủ yếu là zingerone,
shogaol và gingerol) cùng các thành phần dễ bay hơi trong tinh dầu (chủ yếu là
zingiberene, curcumene, zingiberenol, geraniol) chiếm 1-3% trọng lượng của gừng
tươi.
Gừng có tác dụng kháng
viêm, chống dị ứng, kháng khuẩn, hạ đường huyết, ngăn ngừa ung thư.... Ngoài
ra, gừng còn góp phần điều hòa hệ miễn dịch.
Theo Y học cổ truyền,
gừng là một dược liệu quý có tác dụng làm ấm, chữa cảm lạnh, giảm đau, chống
nôn, kích thích tiêu hóa, trị đau bụng do hàn.
Lưu ý, sử dụng từ 6g
gừng trở lên một ngày có thể gây tiêu chảy nhẹ, nóng ngực, khó chịu ở dạ dày,
bụi gừng cũng có thể gây dị ứng nếu hít phải. Gừng cũng có thể tương tác với
thuốc chống đông như warfarin nếu sử dụng liều cao.
Đường phèn được điều chế và kết tinh từ đường mía, thành
phần chính là saccarose. Đường phèn thường được dùng để nấu chè, chế biến món
ăn và sử dụng trong một số bài thuốc dân gian chữa ho, viêm họng, bổ dưỡng.
Tuy nhiên, thành phần
chính của nó cũng giống với đường tinh luyện thông thường nên có thể gây ra một
số vấn đề về sức khỏe như nguy cơ béo phì, tiểu đường, tim mạch và các bệnh về
răng miệng.
Nước
dừa, gừng, đường phèn có phòng chống COVID-19 được không?
Chưa có bằng chứng khoa học nào xác minh, nhưng sau
khi uống chẳng phải chờ lâu, chỉ 3-4 giờ là có kết quả. Vậy là quá giá trị rồi
phải không? Tuy nhiên không chỉ áp dụng đơn thuần như vậy mà phải kết hợp các
biện pháp đồng bộ.
–
Yêu thương, Mỉm cười, Chúc phúc, Cảm ơn, Chơi đùa, Vẽ tranh, Ca hát, Khiêu vũ,
Yoga, Thái cực quyền, Thiền định, Đi dạo dưới ánh nắng mặt trời, Tập thể dục,
Tận hưởng thiên nhiên, v.v.
–
Thực phẩm mẹ thiên nhiên cung cấp cho chúng ta: hạt-ngũ cốc, các loại đậu, trái
cây và rau xanh
–
Nước uống đầy đủ không để thiếu hụt, không dư thừa.
–Xông
hơi tinh dầu giúp trực tiếp sát khuẩn mạnh khi đã bị virus xâm nhập đường thở
–Giữ
tâm bình tĩnh, không sợ hãi, điều may sẽ đến khi nói lên lời cầu nguyện nơi
thiêng liêng nhất của bạn
Cách nấu nước dừa gừng đường phèn (video chùa
Pháp Tạng 20’)
Chúng ta
đang nhầm lẫn giữa dạy khoa học và dạy triết học. Bà Hannah Arendt*: Khoa học
thường có những chân lý chung quyết, triết học thì không, làm gì có vấn đề
triết học nào được giải quyết rốt ráo cả rồi và không bao giờ nên đặt lại nữa.
Những câu
hỏi về triết học, những vấn đề của triết học khác với bình diện của khoa học.
Do vậy, việc đầu tiên trong một lớp triết là cần làm cho sinh viên hiểu rằng,
với triết học, không có vấn đề nào phải áp đặt cả. Điều này thì ở ta chưa làm
được. Mà nếu chúng ta không “học được triết” là gì? Là một hệ lụy cực nguy
hiểm: lạc hậu về tư tưởng.
.
“Các bạn
đừng để mình lạc hậu về tư tưởng, phải biết tư tưởng của thế kỷ 21 này là gì,
lạc hậu về tư tưởng sẽ kéo theo các lạc hậu khác nữa. Khi người ta đã đi trước
mình về tư tưởng, thì sản phẩm các ngành khác của họ làm sao mình đuổi kịp.
.
Bùi Văn
Nam Sơn
* Hannah
Arendt (1906 – 1975) Nhà triết học Mỹ, GS Đại học California tại Berkeley,
Giảng viên Đại học Yale