BÀI HỌC KINH DOANH
THEO TRÍ TUỆ PHẬT GIÁO
TÂY TẠNG
Nguyên tắc thứ nhất
Việc kinh doanh phải
thành công: tức là nó phải tạo ra tiền. Có một sự phổ biến tại Mỹ và tại các
nước phương Tây rằng thành đạt, làm ra tiền, một cách nào đó, là một sai lầm
đối với những ai đang nỗ lực có một cuộc sống tâm linh.
Trong Phật giáo, dù
tiền bạc tự nó không phải là xấu; thực ra, một người có nhiều tiền bạc có thể
làm được nhiều việc thiện trên đời này hơn là không có nó.
Vấn đề chính là chúng
ta làm ra tiền bằng cách nào; chúng ta có hiểu được tiền phát sinh từ đâu không
và làm sao để tiền tiếp tục đến và chúng ta có giữ được một thái độ lành mạnh
về tiền hay không.
Thế thì toàn bộ vấn đề
làm ra tiền một cách trong sạch và lương thiện, hiểu rõ tiền từ đâu ra để nó đừng
dừng lại và giữ một quan điểm lành mạnh đối với nó trong khi ta có nó.
Chừng nào ta thực hiện
được như thế thì sự làm ra tiền là hoàn toàn thích hợp với một lối sống tâm
linh; thực vậy, việc làm ra tiền trở thành một phần của lối sống tâm linh.
Nguyên tắc thứ hai
Chúng ta nên hưởng thụ
tiền bạc; tức là chúng ta cần phải học cách giữ cho tinh thần và thân thể của
chúng ta được lành mạnh trong khi chúng ta làm ra tiền.
Hoạt động tạo ra tài
sản không được làm cho chúng ta quá mệt mỏi cả thể xác lẫn tinh thần đến nỗi
chúng ta không thể hưởng thụ được tài sản.
Một doanh nhân tàn phá
sức khỏe khi kinh doanh tức là làm tiêu tan mục đích thực sự của việc kinh
doanh
Nguyên tắc thứ ba
Bạn phải quay nhìn lại
cho được sự nghiệp kinh doanh của bạn, cuối cùng và thành thật mà nói rằng bao
năm làm kinh doanh của bạn đã có một ý nghĩa nào đó.
Mục đích tối hậu của
mọi sự kinh doanh mà chúng ta dấn thân vào, và thực ra là mục đích của đời
chúng ta, phải là mục đích của những ai từng làm kinh doanh - cuối cùng,
Khi chúng ta nhìn lại
tất cả những gì chúng ta đã đạt được - chúng ta cần phải thấy rằng chúng ta đã
điều hành chúng ta và điều hành doanh nghiệp theo một cách có ý nghĩa lâu dài,
để lại dấu ấn tốt trong đời.
Tóm lại, mục đích của
kinh doanh, hay của trí tuệ cổ Tây Tạng và thực ra là của mọi nỗ lực của con
người, chính là làm cho chính chúng ta được phong phú - đạt được sự thịnh
vượng, cả bên ngoài lẫn bên trong.
Chúng ta chỉ có thể
hưởng thụ sự thịnh vượng này nếu như chúng ta giữ được một mức độ cao về sức
khỏe thể chất và tinh thần.
Trong suốt cuộc đời của mình, chúng ta phải tìm cách để làm
cho sự thịnh vượng này có ý nghĩa theo một cách hiểu rộng hơn.
Đây là bài học về những gì mà chúng tôi đã thực hiện ở Đơn
vị Kim Cương của Tập đoàn Andin International, và đây là một bài học mà bất cứ
ai thuộc bất cứ tầng lớp nào hay tín ngưỡng nào, cũng có thể học và áp dụng
được.