Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2021

Chế độ ăn uống và tính tình

 

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ TÍNH TÌNH

Trong giới động vật thì những loài ăn thịt (như hổ, báo, sói, cầy, cáo...) lúc ăn thì gầm gừ, tranh giành cấu xé lẫn nhau nên chúng thường không thể sống chung thành đàn đông đúc, quây quần bên nhau được. Con đực thường ăn thịt các con non. Những chó sói con trong cùng một ổ có thể cắn chết nhau mà vẫn thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra!
Trái lại, những loài ăn thực vật (như trâu, bò, hươu, nai, voi...) thì bình tĩnh, thư thái trong khi ăn, chúng thường sống hòa thuận, cùng chăm sóc, che chở, bảo vệ lẫn nhau, nhất là đối với những con non.

Người ta tiến hành thí nghiệm và những kết quả sau đây đã chứng minh ảnh hưởng của thức ăn đối với tính tình của các loài vật:

• Cho chim bồ câu ăn những viên thịt, thì chỉ sau một thời gian ngắn, những con bồ câu hiền lành tượng trưng cho hòa bình ấy đã trở thành ác điểu: móc ruột moi gan nhau để ăn!
• Hai con chó cùng một ổ, một con cho ăn thảo mộc, con kia cho ăn thịt. Sau một thời gian con thứ nhất trở nên hiền lành, trung thành, ngoan ngoãn dễ bảo, lại nhẫn nại và chịu đựng mệt nhọc rất dẻo dai. Con thứ hai trở nên hung dữ, ích kỷ, lười biếng, kém chịu đựng... rõ rệt.
Nếu cho hai con chạy đua thì lúc đầu con ăn thịt sẽ dẫn trước, nhưng càng về sau con ăn thảo mộc càng ưu thế và thắng cuộc. Cho hai con cắn nhau thì con ăn thảo mộc thường bỏ chạy, nhưng kích động cho cả hai cùng “quyết chiến” thì con ăn thảo mộc sẽ thắng tuyệt đối!
• Hai con sư tử cùng một ổ, con thứ nhất cho ăn hoàn toàn thảo mộc chỉ bơm mùi thịt nhân tạo, con thứ hai cho ăn thịt như bình thường. Khi lớn lên con thứ nhất hiền lành như cừu non, con thứ hai là sư tử thứ thiệt!
• Quan sát, có thể dễ dàng thấy: Trẻ con ăn nhiều thịt thường ngỗ ngược, không vâng lời, rất ích kỷ, lười biếng... Trẻ ăn cơm rau là chính thường thùy mị, ngoan ngoãn, chăm chỉ, khỏe mạnh và dẻo dai hơn nhiều.
Người lớn ăn nhiều thịt thường hay nóng nảy, cục cằn, ích kỷ, thiếu kiên trì, nhiều khi thô lỗ, độc ác... Người ăn thuần chay thì bình thản, điềm tĩnh, kiên nhẫn, vị tha...

• Hai nhà khoa học người Anh I. Stoico và D. Dauningio đã lý giải khá độc đáo nhưng rất chính xác sự kiện vụ bi thảm trên sân bóng đá Hayxen (Bỉ) ngày 24/5/1980 như sau:
Tính hung hãn của thanh niên Anh có liên quan đến việc ăn uống không hợp lý, do thường ăn nhiều thịt, sô-cô-la, uống rượu, và hút thuốc lá... là những thứ làm rối loạn quá trình trao đổi chất của cơ thể, từ đó rối loạn tâm sinh lý và sinh ra điên loạn, bạo động... (Thanh niên Việt Nam hiện nay, cũng có
nhiều trường hợp tương tự).

Ăn uống đúng sẽ tạo cơ sở cho những ý nghĩ, việc làm đúng. Ăn uống sai dễ khiến cuộc đời trở nên rắc rối, phức tạp. Bởi vậy cổ ngữ Đông phương có câu: “Cái bụng khống chế cái đầu”.

Lý thuyết ăn uống Đông Tây

 

LÝ THUYẾT ĂN UỐNG ĐÔNG TÂY

Lý thuyết "ăn đủ calories" của phương Tây đã quá lỗi thời!

Về ăn uống, mọi người luôn nói ăn uống vừa phải, có chừng mực là tốt. Đây là lý luận chung; nhưng thế nào là đủ, điều này vẫn còn gây nên mâu thuẫn. Phương Tây có hai quan điểm nổi bật về ăn uống:

1) Ăn uống cung cấp đủ calories. Bây giờ, nhiều người thấy quan điểm này quá lỗi thời, nên không mấy ai nhắc đến. Bởi vì, con người hấp thu calories bằng nhiều cách: phơi nắng, thu năng lượng. Những người làm việc ngoài nắng ăn ít hơn những người làm trong nhà.

Người xứ nóng ăn ít hơn xứ lạnh. Bản thân ta mùa hè cũng ăn ít hơn mùa đông. Cho nên, quan niệm về calories là quan niệm sai.

2) Thức ăn phải cung cấp cho cơ thể, nên cơ thể có gì phải cung cấp cái đó. Đây là quan điểm rất vô lý. Con trâu, con bò có rất nhiều thịt, nhưng không ăn thịt. Con bò sữa cho nhiều sữa nhưng không uống sữa.

Các bà mẹ ngày xưa không uống sữa nhưng vẫn đủ sữa cho con bú; các bà mẹ bây giờ uống nhiều sữa nhưng vẫn thiếu sữa cho con. Con gà đẻ trứng nhưng cũng không ăn trứng. Về thực vậy, cây bơ, cây mè, cây đậu phộng có rất nhiều dầu nhưng không ai tưới dầu cho cây. Đây là quan niệm sai lầm, rất tiếc người Việt Nam lại có tư tưởng sùng ngoại.

Từ quan điểm cơ thể có gì phải cung cấp cho nó cái đó, người ta đi đến kết luận: thức ăn thức ăn động vật là thượng đẳng, thức ăn đạm thực vật là thứ đẳng. Và vì thế phát triển chăn nuôi, dẫn đến nạn chặt phá rừng.

Và hàng ngày, hàng triệu triệu những con gia súc gia cầm bị gục ngã, rồi mai táng chung trong nấm mồ không đáy là dạ dày của loài người. Có một thực tế là những người ăn theo cách phương Tây, ăn nhiều thịt, cá, trứng, rượu, bia, càng nhiều bệnh; và con người bắt đầu nhìn sang phương Đông.

Minh triết về ăn uống của phương Đông

Phương Đông có hai quan niệm quan trọng về ăn uống:

1) Mọi sinh loài đều được nuôi dưỡng bằng năng lượng từ vũ trụ, và nguồn năng lượng đó tích lũy đầu tiên trong cây xanh. Cho nên, thảo mộc hút các chất vô cơ, ánh nắng để tổng hợp chất hữu cơ cho con người.

Đây là một phép màu kỳ diệu của tạo hóa. Thảo mộc chính là mẹ của chúng ta, sức khỏe cuộc sống của chúng ta đều trực tiếp hay gián tiếp từ thảo mộc. Chúng ta ăn thịt, thì đó cũng có nguồn gốc từ thảo mộc. Cho nên, thảo mộc là thức ăn thượng đẳng, quan trọng nhất.

2) Chế độ ăn uống của bất kỳ sinh loài nào cũng đều phải phù hợp với cấu tạo và sinh lý của sinh loài đó. Cho con mèo, con chó ăn nhiều mỡ không sao; nhưng cho con thỏ ăn như vậy thì chỉ 1 tháng sau động mạch vít lại không thể sống được. Cấu tạo động vật ăn thịt và ăn cỏ khác nhau.

Vậy con người thuộc nhóm ăn thịt hay ăn cỏ? Động vật ăn thịt móng vuốt phát triển, ta và động vật ăn cỏ móng vuốt không phát triển. Động vật ăn thịt răng nanh phát triển răng hàm không phát triển để xé thịt, ta và động vật ăn cỏ răng nanh không phát triển răng hàm phát triển để nghiền thức ăn.

Động vật ăn thịt tuyến nước bọt không phát triển, ta và động vật ăn cỏ tuyến nước bọt phát triển vì ăn thực vật nhiều tinh bột. Thịt khó tiêu nên dạ dày động vật ăn thịt độ axit rất cao; thực vật dễ tiêu nên độ axit trong dạ dày của người và động vật ăn cỏ chỉ bằng 1/20 của động vật ăn thịt.

Ăn thịt lên men thối rất nhanh, nên động vật ăn thịt phải thải phân nhanh, vì vậy ruột của động vật ăn thịt chỉ dài gấp 3 lần của thân; còn ruột của người và động vật ăn cỏ dài gấp 8-10 lần chiều dài của thân. Cho nên tỉ lệ những người ăn thịt bị ung thư đường tiêu hóa là rất cao.

Động vật ăn thịt ban ngày ngủ, bên đêm đi rình mồi, không chịu ánh nắng mặt trời, nên không cần tuyến mồ hồi, như con chó, con mèo không cần tắm không hôi. Động vật ăn cỏ ban ngày làm ban đêm ngủ, nên tuyến mồ hôi phát triển, con người làm một lát mồ hôi toát ra.

Chính vì vậy, con người hoàn toàn được tạo hóa sinh ra để ăn thực vật, người ăn động vật là lỗi một nhịp trong bản hợp tấu của cung đàn tự nhiên.

Vì vậy, muốn có sức khỏe và hạnh phúc, chúng ta phải luôn tuân theo hai định luận tối quan trọng trên: tuân theo trật tự vũ trụ là thuận thiên. Phương Đông có câu "Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong" (thuận với thiên nhiên sẽ tồn tại phát triển, nghịch với thiên nhiên sẽ tiêu vong).

Thứ Năm, 2 tháng 12, 2021

Cây lúa, hạt gạo chan chứa tình quê


 CÂY LÚA, HẠT GẠO CHAN CHỨA TÌNH QUÊ

Lúa là cây lương thực cổ xưa nhất trên trái đất, hiện đang nuôi sống già nửa nhân loại. Việt Nam là trung tâm xuất hiện nghề trồng lúa đầu tiên, sau đó cây lúa mới lan sang Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác.
Ở Việt Nam, đất trồng lúa chiếm gần 80% diện tích nông nghiệp (*) Thống kế trước thời kỳ đổi mới nền kinh tế . Đó là tỷ lệ cao nhất so với tất cả các nước có trồng lúa trên thế giới.

Đời sống cây lúa có những nét rất đặc biệt: Dưới thì nước (Âm), trên thì nắng (Dương), đến khì trổ bông, lúa chỉ phơi mao vào giờ Ngọ (cực Dương) và giờ Tý (thịnh Âm), để hấp thụ đầy đủ Âm - Dương của trời đất trước khi ngậm sữa thành hạt. Hạt gạo là sự hóa thân của Âm - Dương, trời đất để nuôi sống con người.

Cấu tạo của hạt thóc gồm:
• Ngoài cùng là vỏ trấu
• Đến lớp vỏ cám chứa 8 - 10% đạm, 9 - 10% khoáng
• Trong vỏ cám là mầm và hạt gạo
1- Mầm: Ở đầu một bên của hạt gạo, chứa nhiều enzyme, đặc biệt là amylase
và các axít amin, trong đó quan trọng nhất là Thiamin.
2- Hạt gạo: Có thành phần chủ yếu là tinh bột và các chất dinh dưỡng khác.

Từ lâu nay loài người đã quen ăm cơm gạo xát trắng (bỏ vỏ cám) vì cảm thấy ngon, dễ nuốt, lại có vẻ “sang trọng”, mà chẳng mấy ai nghĩ đến tính bổ dưỡng của hạt gạo nguyên vẹn, hoặc có biết thì cũng không thắng nổi sự khoái khẩu.
Những phân tích gần đây cho thấy hạt gạo lứt ngoài thành phần của hạt gạo trắng, lớp vỏ cám còn chứa không những đầy đủ các chất dinh dưỡng chủ yếu như đạm, bột, béo... mà còn có nhiều loại vitamin và đủ các chất khoáng, các loại axít amin quan trọng, chất xơ và nhiều chất khác... Điều đó nói lên tính ưu việt trong bổ dưỡng, phòng và chữa bệnh của gạo lứt.
Nếu ăn thuần gạo trắng, do thiếu các chất quan trọng nằm ở vỏ cám sẽ dễ sinh bệnh. Bảng dưới đây nói rõ điều này. Không những chỉ có gạo xát trắng, mà cả mì trắng, đường trắng cũng bị mất phẩm chất tương tự.

Theo phân tích của Lê Doãn Diên, trong thành phần đạm của gạo lứt có nhiều axít amin, đặc biệt có đầy đủ cả 9 loại axít amin không thay thế. Về tác dụng phòng và chữa bệnh của gạo, đặc biệt gạo lứt, thì Đông, Tây, Kim, Cổ đã ghi nhận như sau:
Đông Y học cổ truyền quan niệm, gạo tẻ lứt điều hòa năm tạng, bổ tỳ vị, bổ phế khí, ích thận tinh, mạnh tâm trí, cứng gân xương, làm cường tráng thân thể... Gạo nếp lứt có tác dụng bổ phổi, kiện tỳ vị, chống mệt mỏi, chữa chứng đau bụng lạnh, lỵ, tả... Nước gạo nếp lứt rang có tác dụng giải nhiệt, giải khát.

Danh y Tuệ Tĩnh đã sử dụng cây lúa từ gốc rễ đến lá, bông, từ lúc nảy mầm đến khi ra bông kết hạt, từ khi cây còn xanh tươi, đến lúc chỉ còn gốc rạ, tro tàn... để phòng và chữa bệnh.
Người phương Đông xưa cho rằng, ăn lúa gạo thì trong mình Âm - Dương, khí huyết điều hòa, tính tình hòa nhã, điềm đạm, thích hòa thuận, mến hòa khí...

Theo Tây Y, ăn gạo lứt bổ mắt, giải nhiệt, giải khát, giảm đau thần kinh, làm dịu mọi phiền não, lo âu. Gạo tẻ lứt còn ngăn chặn sự xuất tiết của dạ dày, ruột. Gạo nếp lứt bổ lách, phổi, giúp dạ dày tiêu hóa tốt những thức ăn khó tiêu.
Có lẽ vì thế những khi giỗ Tết, liên hoan... ăn nhiều thịt cá và những thức ăn khó tiêu, mâm cỗ thường có món xôi nếp. Gạo nếp lứt còn có tác dụng kích thích bài tiết độc tố trong cơ thể, rất tốt để bổ dưỡng và khi bị động thai, chảy máu cam...

Từ những điều trình bày trên đây, ta thấy: Không thể có một loại cây lương thực nào, một dược liệu nào có đầy đủ tính chất bổ dưỡng và phù hợp với con người bằng cây lúa, hạt gạo!
Vì vậy, từ thời sơ khai, người phương Đông đã coi hạt gạo là “Thượng Đế”, nhân dân ta coi hạt gạo là “Ngọc thực”, quả là xứng đáng.

Trích: Tiến sĩ, Lương y Ngô Đức Vượng về vai trò của thức ăn với sức khỏe.

Cây Hương thảo - cây thân thiện với mọi nhà


 CÂY HƯƠNG THẢO - CÂY THÂN THIỆN VỚI MỌI NHÀ

Cây hương thảo là cây rosemary có tên khoa học là Rosmarinus officinalis, là loài thực vật thuộc họ hoa. Có nơi gọi cây dạ hương thảo hay cỏ hương thảo. Xuất xứ từ vùng Địa Trung Hải, cây được trồng nhiều ở các tỉnh miền trung và miền nam nước ta. cây có mùi rất thơm.

Tác dụng của cây hương thảo

Cây hương thảo có kích thước nhỏ nhìn khá xinh xắn nên có thể dùng làm cây cảnh để bàn. Mùi hương của cây hương thảo khá nồng nên có thể khuếch tán trong không gian rộng. Mùi thơm từ cây hương thảo để bàn có tác dụng tạo cảm giác dễ chịu và an thần, minh mẫn đầu óc. Tinh dầu hương thảo giúp kích thích phát triển trí não, giúp con người hoạt bát và làm việc tốt hơn. Bạn có thể đặt cây trong phòng làm việc để tăng khả năng sáng tạo và năng suất làm việc lại vừa được hưởng mùi thơm dễ chịu. Ngoài ra, cây hương thảo đuổi muỗi rất tốt nhờ mùi hương của nó.

Cây hương thảo đặc biệt hữu ích với phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Các chất trong mùi thơm của cây hương thảo có tác dụng an thần, giảm stress và các triệu chứng buồn nôn ở thai phụ. Nhờ công dụng loại bỏ căng thẳng, tăng cường trí nhớ mà những trẻ sống gần cây hương thảo có trí nhớ và tư duy tốt hơn, tăng sự hoạt bát và hiệu quả học tập.

Cây hương thảo còn là một loại gia vị rất thông dụng. Gia vị hương thảo tạo mùi thơm nhẹ cho thức ăn và có vị đăng đắng rất hấp dẫn. Hương thảo hay được dùng trong các món thịt, cá nướng bởi tác dụng khử mùi tanh. Ngoài ra các món hầm và hấp cũng có thể cho thêm hương thảo để tăng độ thơm và điều vị.

Trong y học, lá hương thảo có tác dụng chống co thắt, làm thuốc kháng sinh, chống viêm, hỗ trợ thần kinh, hỗ trợ tiêu hóa, làm cho dạ dày co bóp. Ngoài ra tinh dầu của lá hương thảo có tác dụng giúp tinh thần, đầu óc tỉnh táo, minh mẫn và xua đuổi côn trùng, đuổi muỗi rất hiệu quả.

Trong cuốn y học cổ truyền Tuệ Tĩnh, hương thảo có vị chát, nóng, mùi thơm nồng và là một loại dược liệu quan trọng trong các bài thuốc đông y. Sử dụng hương thảo ở liều lượng thấp tạo ra sự dồn máu ở các cơ quan vùng bụng, kích thích sự tiết dạ dày và ruột. Tinh dầu hương thảo có tác dụng hữu ích cho sức khỏe như thông ruột, lợi mật và ích tiểu. Thường xuyên ngửi hoặc ăn hương thảo đều đặn giúp trí não phát triển, tăng cường khả năng tư duy và trí nhớ. Ngoài ra dung dịch nước hương thảo nấu còn có tác dụng chống nhiễm trùng rất tốt.

Về cơ bản thì cây hương thảo không có hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên mùi thơm của cây có khả năng gây hưng phấn thần kinh và kích thích não bộ nên những người có thần kinh nhạy cảm hay bệnh về não nên cẩn thận khi sử dụng, không nên để quá nồng.

Lá hương thảo vừa là thảo dược quý với sức khỏe, vừa là loại gia vị được sử dụng nhiều trong chế biến các món như bò bít tết, cừu nướng, bò nướng lá hương thảo. Lá này giúp khử mùi hôi của thịt và tạo vị thơm ngon rất hấp dẫn.

Cây Hương thảo theo Phong thuỷ

Cây hương thảo có mùi thơm và tạo cảm giác dễ chịu, an thần nên người ta quan niệm nó có thể xua đuổi tà ma và mang điềm lành đến cho gia đình. Mùi hương của cây hương thảo nồng và lan tỏa khắp phòng khiến không khí trong phòng ở dễ chịu, an thần và tạo cảm giác sạch sẽ, thoải mái hơn. Ngoài ra cây cũng có ý nghĩa về sự may mắn và bình an. 

Cây hương thảo được cho là có sự kết nối giữa hai thế giới âm và dương nên nó mang ý nghĩa rất đặc biệt. Thời cổ đại, các quốc gia châu Âu thường dùng các sản phẩm từ hương thảo và đốt hương thảo trong các nghi lễ thờ cúng thần linh. Việc đeo và mang các đồ vật làm từ hương thảo cũng khiến họ tin rằng mình có thể tránh khỏi tà ma.

Thứ Tư, 1 tháng 12, 2021

Đạo đức tuyệt đối, đạo đức tương đối

 

ĐẠO ĐỨC TUYỆT ĐỐI, ĐẠO ĐỨC TƯƠNG ĐỐI

Đạo đức cũng có dăm bảy loại, chứ không phải một loạt đạo đức thuần chất. Ít nhất có đạo đức tuyệt đối và đạo đức tương đối. Muốn xem đạo đức, phải xét hành vi. Muốn xét hành vi, phải xem mục đích.

Làm từ thiện cũng có dăm bảy loại, chứ không phải một loại từ thiện từ tâm. Có từ thiện để đánh bóng tên tuổi, tô vẽ bản thân. Có từ thiện để rồi mong cầu lợi ích đền đáp. Có từ thiện để cảm thấy bớt áy náy về sai trái của bản thân. Từ thiện như vậy chỉ là đạo đức tương đối.

Có loại từ thiện vô cầu. Giúp đỡ người khác vì thấy đó là trách nhiệm của mình. San sẻ nỗi đau của người khác một cách vô điều kiện. Hành động vì người khác một cách vô tư, tự nguyện, không đòi hỏi đền đáp. Từ thiện như vậy mới là từ thiện đích thực. Từ thiện như vậy mới là đạo đức tuyệt đối.

Thế nên, không thể chỉ căn cứ vào hành vi mà xét đạo đức hay không đạo đức. Phải xem mục đích của hành vi ấy là gì. Mục đích và hành vi phải thống nhất. Như hình với tướng phải đi liền với nhau, như bóng với hình. Hành vi là hình. Mục đích là tướng, là bản chất.

Người ta thường nói, cái cho không bằng cách cho. Làm từ thiện khó nhất chính là ở chỗ ấy. Cho như thế nào để ý nghĩa, cho thế nào để người cho và kẻ nhận đều hoan hỉ? Ấy thật là những câu hỏi quá khó. Làm từ thiện không dễ là vì như thế. Làm từ thiện đôi khi còn phải vượt qua được chướng duyên là những trách móc, gièm pha.

Xét cho đến cùng, nếu cứ vì đôi ba lời phê phán mà xiêu lòng thì biết bao số phận khổ đau biết trông chờ vào ai. Và những người không làm mà hay phê phán thì cũng nên tem tém lại. Từ thiện là bằng hành động, không phải lời nói. Hơn nữa, dẫu biết rằng, đạo đức tuyệt đối là tuyệt vời nhưng nếu cứ đòi hỏi như thế thì có bao nhiêu người được giúp đỡ. Đạo đức tương đối đôi khi thông qua hành vi từ thiện cụ thể mới trở nên hoàn thiện và trong sáng.

Có nhóm sinh viên đang phải làm một dự án từ thiện để giúp trẻ em ở cô nhi viện. Dù muốn hay không thì mục đích đầu tiên của số sinh viên đó là qua được môn học của mình, chứ không phải giúp đỡ người khác. Những bạn trẻ đó sướng từ trong trứng sướng ra, đâu đã biết thế nào là cảnh khổ mà trắc ẩn, đồng cảm.

Thế nhưng, nếu không có cái mục đích qua môn ấy thì hàng trăm em nhỏ mồ côi chẳng được giúp đỡ. Nếu không có cái mục đích qua môn ấy thì cũng chẳng thể dắt các bạn trẻ vô lo vào con đường từ tâm. Cuộc đời vốn dĩ đầy tương đối nên đừng mong cầu những điều tuyệt đối. Dù là trong từ thiện hay trong bất cứ điều gì.