Có một nhận định rằng mây đen đang bao phủ nền kinh tế toàn cầu còn
mặt trời thì le lói ở một vài quốc gia.
Bài này tổng hợp thông tin tăng trưởng kinh tế toàn cầu để làm rõ
mây đen bao phủ ở đâu và mặt trời chiếu sáng ở đâu, ở quốc gia nào?
MÂY ĐEN KHẮP 5 CHÂU
Nhận định mây đen bao phủ dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế toàn
cầu năm 2019 suy giảm, bao gồm cả các nền kinh tế phát triển lẫn các nền kinh
tế đang phát triển, ở tất cả 5 châu lục. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu tụt từ
3.6% (2018) xuống 3.0% (2019), trong đó các nước phát triển tụt từ 2.3% xuống
1.7%, các nước đang phát triển tụt từ 4.5% xuống 3.9%.
Nền kinh tế sụt giảm thê thảm nhất toàn cầu là Venezuela, năm 2019
suy giảm 35% (tăng trưởng -35%) so với năm 2018.
Ở châu Phi có thể kể đến 6 nền kinh tế tăng trưởng âm sau: Libya
-19.1%, Zimbabwe -7.1%, Guinea xích đạo -4.6%, Sudan -2.6%, Angola -0.3%,
Namibia -0.2%.
Ở Trung Đông có 6 nền kinh tế tăng trưởng thấp sau: Iran -9.5%,
Syria 0%, Oman 0%, Saudi Arabia 0.2%, Lebanon 0.2% và Kuwait 0.6%.
Ở Nam Mỹ và Trung Mỹ có 6 nền kinh tế tăng trưởng thấp là:
Argentina -3.1%, Nicaragua -5.0%, Puerto Rico -1.1%, Ecuador -0.5%, Barbados
-0.1%, Mexico 0.4%.
Ở châu Âu có 6 nền kinh tế tăng trưởng thấp sau: Italy 0%, Đức
0.5%, Thuỵ Sĩ 0.8%, Iceland 0.8%, Thụy Điển 0.9% và Thổ Nhĩ Kỳ 0.2%
.
Đông Á và Đông Nam Á là là khu vực kinh tế năng động nhất, thế
nhưng Macao tăng trưởng -1.3%, Hong Kong tăng trưởng có 0.3%, còn Singapore
tăng trưởng 0.5% (mặc dù đầu năm dự báo kinh tế Singapore tăng trưởng 2.5%).
Trong số 194 nền kinh tế toàn cầu thì năm 2019 có 14 nền kinh tế
tăng trưởng âm, 4 nền kinh tế tăng trưởng bằng 0, 63 nền kinh tế (chiếm 32.5%)
tăng trưởng dưới 2%, hơn 2/3 tăng trưởng dưới 4%. Tăng trưởng thực tế năm 2019
ở hầu hết các quốc gia đều thấp hơn dự báo đầu năm 2019.
MẶT TRỜI CHIẾU Ở ĐÂU
Năm 2019 mặt trời chiếu ở 26 quốc gia, các quốc gia này có tăng
trưởng từ 6% đến 9.4%. Tốp 15 quốc gia có tăng trưởng cao nhất thế giới theo
thứ tự là Dominica (9.4%), Nam Sudan (7.9%), Rwanda (7.8%), Bangladesh (7.8%),
Côte D’Ivoire (7.5%), Ghana (7.5%), Ethiopia (7.4%), Nepal (7.1%), Vietnam
(7.02%), Cambodia (7.0%), Mauritania (6.6%), Gambia (6.5%), Mongolia (6.5%),
Maldives (6.5%).
Trong 15 quốc gia tăng trưởng cao nhất thế giới có 3 quốc gia có
dân số lớn là Bangladesh (161 triệu dân, tăng trưởng 7.8%), Việt Nam (96 triệu
dân, tăng trưởng 7.02%) và Ethiopia (90 triệu dân, tăng trưởng 7.4%).
Mặt trời rực sáng nhất chính là Ethiopia, đất nước đông Phi với dân
số 90 triệu người. Đã 16 năm liên tiếp (2004-2019), Ethiopia có tăng trưởng
trên 7.4%, trong đó có 11 năm tăng trưởng trên 10%. Tuy nhiên hiện tại Ethiopia
vẫn thuộc nhóm quốc gia nghèo nhất thế giới với GDP đầu người dưới 1.000$.
Mặt trời rực sáng thứ nhì chính là Bangladesh, đất nước Nam Á với
dân số trên 161 triệu người. Đã 4 năm liên tiếp có tăng trưởng trên 7.1%, đặc
biệt năm 2018 và 2019 có tăng trưởng 7.8% và 7.9%, luôn duy trì vị trí top 3
thế giới.
Ông bạn hàng xóm Cambodia cũng có tăng trưởng rất ấn tượng, 9 năm
liên tiếp 2011-2019 có tăng trưởng trung bình 7.1%, trong đó năm 2018 tăng
trưởng ở mức 7.5%.
Ông bạn Lào còn tăng trưởng ấn tượng hơn, 12 năm liên tiếp
(2005-2017) Lào có tăng trưởng trên 7%, trong đó có 4 năm liên tiếp 2010-2013
tăng trưởng trên 8%. Ba năm gần đây tăng trưởng của Lào có sụt giảm nhưng vẫn ở
mức 6.7%, 6.4% và 6.3%.
Ở ĐNA, ngoài Singapore tăng trưởng 0.5%, thì tăng trưởng của Brunei
là 1.8%, của Thái Lan là 2.9%, của Malaysia là 4.5%, của Indonesia là 5.0%, của
Philippines là 5.7% và của Myanmar là 6.2%. Như vậy tăng trưởng 7.02% của Việt
Nam là con số rất đáng khích lệ.
Note: Báo cáo này làm ngày 20/12/2019 nên chưa cập nhật con số tăng
trưởng năm 2019 7.02% của Việt Nam.
Theo facebook CaoBao Do
Xem thêm vào tỉ lệ tăng trưởng 10 năm từ năm 2010 – 2019 thì quan
sát sẽ thú vị hơn.
Cây Đàn Bầu tựa chiếc
“thiên cầm” hiên ngang, sừng sững giữa đất trời quê hương, tấu lên khúc nhạc
hồn thiêng dân tộc.
Trong các nhạc cụ Việt Nam, Đàn Bầu hay “Độc huyền cầm” là một
nhạc cụ thuần Việt nhất, đặc trưng nhất của dân tộc ta và cũng được coi là một
trong số hiếm hoi những cây đàn độc nhất vô nhị trên thế giới bởi cấu trúc, âm
thanh cũng như lối diễn tấu của nó không giống bất kỳ một loại nhạc cụ nào.
“Đàn Bầu” xuất hiện và biến hóa trong rất nhiều giai thoại tiên
cổ, những truyền thuyết kỳ diệu được lưu truyền trong kho tàng văn hóa nhân
gian.
Theo lời kể của cố GS. TS. Trần Văn Khê, nhà nghiên cứu trong
một bài tham luận về đàn bầu tại Bulgary đã kể lại câu chuyện truyền thuyết gắn
liền với sự ra đời của cây Đàn Bầu, được tóm lược như sau: “Cây Đàn Bầu
trong câu chuyện dân gian là món quà của một bà Tiên ban cho nàng dâu hiếu
thảo. Vì chiến tranh mà người con trai tên là Trương Viên phải ra trận, do loạn
lạc họ đã cách xa nhau. Để tận hiếu với mẹ già và trọn tình nghĩa phu thê mà
nàng dâu đã chịu móc mắt mình để tế hung thần trên đường đưa mẹ về quê lánh
nạn. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo sắt son, Tiên trên trời bèn hiện ra và
tặng nàng cây đàn một dây. Cây đàn ấy đã cứu sống hai mẹ con nàng qua những
tháng ngày cực khổ và cuối cùng giúp gia đình họ được đoàn tụ”.
Từ truyền thuyết xa xưa của dân tộc đến những dấu tích lịch sử
ghi lại đều có cùng điểm chung, đó là minh chứng cho sự gắn bó máu huyết của
Đàn Bầu với xóm làng, người dân lao động Việt Nam bao đời nay. Đàn Bầu là cây
đàn truyền thống của người Việt Nam, đã đồng hành với dân tộc ta qua biết bao
thăng trầm và biến động lịch sử, ngấm nhuyễn vào từng âm điệu dân gian, vào
từng lời ca “ru hời à ơi” của mẹ, bế bồng tâm hồn mỗi chúng ta hòa vào dòng
suối linh thiêng của nguồn cội.
Âm sắc của Đàn Bầu vang lên vô cùng mượt mà, trong trẻo, sâu
lắng và quyến rũ, rất gần với âm điệu, tiếng nói của con người nên dễ dàng
chuyển tải được những tâm tư, tình cảm mà người dân lao động Việt Nam xưa kia
muốn nói. Chính vì lẽ đó mà tiếng Đàn Bầu cất lên chính là tiếng lòng, vừa mang
ý nghĩa nhân văn, vừa mang nỗi khổ “sinh – lão – bệnh – tử” thời cuộc phong
kiến nhiều thị phi.
Đàn Bầu trong đời sống văn hóa Việt
Thời nhà Lý, Đàn Bầu được dùng để đệm cho người hát xẩm, làm
thanh bồi cho các khúc ca dân dã của nam thanh nữ tú tuổi tâm tình, của người
già khắc khổ trong chuyến hành hương cuộc đời gian nan, của trẻ em hồn nhiên
với tuổi thơ đầy bươn chải. Lời ca tiếng nhạc ngân lên như chính khúc tơ lòng,
thánh thót nhưng ai oán, thở than, đầy trầm tư cho kiếp dân quê đói nghèo lam
lũ - những "Làn thảm" của chèo; "Bèo dạt mây trôi" của quan
họ; "Nam ai" xứ Huế...; và vị ngọt ngào của những điệu hát ru, những
lời tình tứ ý nhị "Hoa thơm bướm lượn"; lại cả khi vui nhộn yêu đời
với "Trống cơm", "Con gà rừng"... Cuộc sống sinh hoạt của
người làng quê xưa, luôn có sự tồn tại của cây đa, giếng nước, sân đình, những
bụi tre già, cánh đồng lúa và đâu đó có cả những giọt đàn bầu.
Cây Đàn Bầu xưa tuy ít có mặt trong dàn nhạc Cung Đình, nhưng
trong chốn dân gian vẫn là người bạn thân tình của thôn xóm và luôn có mặt
trong đời sống thường nhật của người lao động Việt Nam. Đàn Bầu luôn tạo được
cho mình sức sống mãnh liệt, phi thường và ngày càng khẳng định vị thế đặc biệt
trong đời sống âm nhạc ngày nay cả trong nước cũng như toàn thế giới. Qua muôn
trùng sóng gió lịch sử, Đàn Bầu vẫn tồn tại như một minh chứng cho sự sinh động
của tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam.
Mặc dù từ thời Lý, Đàn Bầu đã vô cùng phổ biến trong tầng lớp
chúng dân nhưng đến năm 1892, Đàn Bầu mới được những người hát xẩm phía Bắc đưa
vào xứ Huế để đệm đàn cho một số bộ phận vương quan. Cuối thế kỷ XIX - đầu thế
kỷ XX, Vua Thành Thái – một trong ba vị vua yêu nước thời Pháp thuộc - đã yêu
tiếng đàn Bầu như hơi thở quê hương xứ An Nam, lúc đó Đàn Bầu mới được thay thế
đàn tam trong ngũ tuyệt: tranh - tỳ - nhị - nguyệt - bầu, giữ vai trò là nhạc
khí không thể thiếu - với chức năng hòa tấu - trong dàn nhạc cổ truyền dân tộc.
Trong đời sống âm nhạc hiện đại ngày nay, Đàn Bầu không chỉ thu
mình vẻn vẹn trong những thể loại âm nhạc truyền thống mà còn vươn mình ra hòa
nhập với âm nhạc đương đại khi kết hợp cùng với Dàn nhạc Giao hưởng để thể hiện
rất thành công các tác phẩm thính phòng hay thậm chí ca khúc nhạc nhẹ trong và
ngoài nước như: Bản Giao hưởng thơ của nhạc sĩ Nguyễn Xinh, Ouverture của nhạc
sĩ Trọng Bằng, Sóng nhất nguyên của Nguyễn Thiện Đạo, hay tác phẩm “Ave
Maria” của Fr. Schubert,...
Đàn Bầu Việt Nam đặc sắc chính là do một sáng tạo, một phát
hiện, có thể nói ở mức phát kiến của tổ tiên người Việt, ấy là cách gảy đàn tạo
ra "âm bồi", thứ âm thanh kỳ lạ và mê hoặc không nhạc cụ nào trên đời
hơn được. Nếu như cao độ của những nốt nhạc phát ra từ đàn Phương Tây như piano
hay organ luôn xác định, thì âm thanh Đàn Bầu lại đọng lại giữa những khoảng
cao độ đó và biến ảo, để rất gần với giọng nói con người. Nó là giọng hát của
người đã được mượt hóa và ngọt hóa, để ngân lên các cung bậc sâu thẳm và phong
phú vô cùng tận của tâm hồn người, nhưng lại ẩn đi phần ngữ nghĩa của lời ca,
vì thế càng đa nghĩa và thâm sâu tuyệt đỉnh.
Chính từ ý nghĩa thâm diệu của Đàn Bầu cho nên nó không chỉ đóng
vai trò trong âm nhạc mà còn là một hình tượng rất phổ biến trong những áng văn
thơ và cảm hứng sáng tác của các thi sĩ, nhạc sĩ – những người nặng lòng với
cây đàn tri kỷ này. Những câu thơ tình tứ, nỉ non như:
“Một dây căng giữa đất trời
Cần nghiêng nghiêng tựa dáng người vươn cao
Tiếng
ngân ngân tận cõi nào
Dư âm rơi ngẩn ngơ vào tim ai.”
(Nguyễn
Hải Phương)
“Ôi! Đàn bầu quê tôi! Đàn bầu quê tôi!
Nửa bầu mà rót hoài không cạn
Một dây thôi – nói biết bao lời
Cung thương tha thiết chơi vơi
Cung trầm sâu lắng… rạng ngời tình quê.”
(Hoàng
Trang)
Cây Đàn Bầu thật tuyệt mỹ, tựa chiếc “thiên cầm” hiên ngang,
sừng sững giữa đất trời quê hương, tấu lên khúc nhạc hồn thiêng dân tộc.
Rất nhiều những ca khúc phổ nhạc từ thơ đã ca ngợi cây Đàn Bầu
như tinh huyết, như sự sống của văn hóa dân tộc. Những lời ca trong bài
hát “Tiếng đàn bầu” của nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc, lời thơ Lữ
Giang vô cùng mượt mà, thắm thiết: “…Tiếng đàn bầu của ta. Cung thanh
là tiếng mẹ. Cung trầm là giọng cha. Ngân nga em vẫn hát. Tích tịch tình tình
tang
Bên cạnh đó, Đàn Bầu Việt Nam đã vượt chiều dài không gian và
làm say đắm, thổn thức trái tim của biết bao nghệ sĩ, nhà thơ nước ngoài bởi
hình tượng quá đỗi nên thơ và độc đáo. Cây đàn đã được ca ngợi trong nhiều tác
phẩm của các nhạc sĩ, thi sĩ người Pháp hay Bulgary.
Có thể nói, Đàn Bầu như là hiện thân của đất nước và dân tộc
Việt Nam. “Giọt đàn bầu” mềm mại, thon thả như hình dáng đất nước; “Thanh âm
đàn bầu” da diết, sâu lắng như hành trình bôn ba đầy thăng trầm của lịch sử
dựng nước và giữ nước; “Âm điệu đàn bầu” như tiếng nói thâm trầm, giàu ngữ điệu
của con người Việt Nam chân phương, đằm thắm. Từ một nhạc cụ dân gian cấu trúc
đơn sơ, cây Đàn Bầu đã chiếm một vị trí độc tôn trong lĩnh vực nghệ thuật âm
nhạc và trong tâm hồn mỗi người con Việt.
Đàn Bầu, đó là sự kết tinh thiêng liêng nhất của truyền thống
dân tộc Việt Nam, nhân cách dân tộc Việt Nam và linh hồn dân tộc Việt Nam./.
Khi Phùng Thị Cúc còn là một cô nữ sinh, từ Huế ra Hà Nội học
Trường Thăng Long. Trên chuyến tàu tốc hành Huế – Hà Nội, cô được người chị là
bạn của Lưu Trọng Lư gửi gắm cho nhà thơ trông nom giùm em gái, với lời dặn
thân tình “Dọc đường giúp em một chút”.
Cúc là một cô gái Huế sang trọng, đài các, hoa khôi của trường Đồng
Khánh. Gương mặt kiều diễm với đôi mắt đẹp mang nét buồn vời vợi cùng nụ cười
thiên thần có má lúm đồng tiền đã hút hồn nhà thơ đa tình Lưu Trọng Lư ngay từ
phút đầu gặp gỡ. Suốt chặng đường dài hai người cũng chẳng có chuyện gì nhiều
để nói với nhau. Cúc im lặng ngắm cảnh dọc đường… Và nhà thơ thì lẳng lặng nhìn
ngắm giai nhân. Khi tàu về đến ga Hà Nội, nhìn thấy trên gương mặt người đẹp
thoáng chút lo lắng, vì đây là lần đầu tiên cô tới Hà Nội, nhà thơ đã hỏi địa
chỉ và tình nguyện đưa cô đến tận nơi. Thi sĩ đã thực hiện đúng lời bạn dặn dò
và chắc hẳn đó cũng là “mệnh lệnh của trái tim” chàng
.
Tìm đến đúng địa chỉ, Lưu Trọng Lư đưa Cúc lên tận căn gác nhỏ, nơi
có căn phòng của những người bạn, người chị của cô đang ở. Chào hỏi, dặn dò rồi
bịn rịn chia tay. Khi vừa xuống gác, ra đến đường thì tình cờ Lưu Trọng Lư gặp
thi sĩ Phạm Hầu – người bạn nhỏ của nhà thơ khi đó đang học Cao Đẳng Mỹ thuật ở
Hà Nội. Phạm Hầu mời Lư vào nhà chơi. Khi lên gác, bước vào một căn phòng, mở
cửa sổ ra, nhà thơ giật mình khi nhìn thấy người bạn đường xinh đẹp mà mình vừa
chia tay ít phút trước đây đang ở ngay bên khung cửa sổ của căn phòng đối diện.
Vậy là không một chút đắn đo, Lư quay sang nói ngay với bạn: “Mình
ở luôn đây với cậu được không?”. Phạm Hầu nhiệt tình vui vẻ đồng ý ngay. Lưu
Trọng Lư vui sướng ngây ngất. Nhà thơ chỉ còn biết cảm ơn trời đất đã run rủi
cho mình được gặp mối duyên may mắn kỳ lạ này. Suốt mùa đông năm đó, giữa cái
giá lạnh của tiết trời Hà Nội nhà thơ đã được sống trong sự ấm áp dịu nhẹ của
một mối tình sáng trong, thơ mộng.
Ở căn phòng bên này cô gái cũng không thể vô tình. Bởi ngay lần đầu
tiên, khi nhà thơ nhìn qua cửa sổ đã bắt gặp đôi mắt Cúc mở to, sững sờ nhìn
người anh “dẫn đường” rồi sau đó bối rối mỉm cười rời khỏi khung cửa. Sau này,
thật lạ lùng mỗi khi nhà thơ bất thần mở cửa sổ lại nhìn thấy Cúc: khi thì đang
ngồi đọc sách ôn bài, khi thì đang cắm một lọ hoa. Cũng có khi Cúc chẳng làm
gì, ngồi suy tư mơ mộng. Cũng có khi nghe một tiếng ho nhẹ, nhà thơ mở hé cửa
nhìn sang lại bắt gặp nụ cười bối rối, e thẹn của người đẹp. Cũng có lần khi mở
cửa sổ, nàng không hề ngước lên nhìn, cho đến lúc cánh cửa như tự nó khép lại.
Lại có lần không biết vì chuyện gì, Cúc ném sang bên này một cái nhìn hờn giận,
trách móc khiến nhà thơ ngơ ngẩn suốt một buổi chiều.
Mọi việc dường như chẳng có gì khác lạ: Cửa sổ mở rồi lại đóng,
đóng rồi lại mở. Thế nhưng sự trông đợi nhớ nhung đã thấm vào gan ruột từng
ngày từng ngày một. Làm sao có thể nhớ hết được biết bao lần Cúc đã vào trong
giấc mơ của thi sĩ đa tình, đã trở thành nguồn cảm hứng cho bài thơ Một mùa
đông ra đời.
Thật thú vị khi được biết rằng trong bài thơ lãng mạn này lại chứa
đựng những câu chuyện hoàn toàn có thực. Nhà thơ Lưu Trọng Lư kể rằng, sau một
thời gian sống cạnh nhau, tình cảm của hai người cũng có “bước phát triển” mới.
Theo sự sắp đặt của những người bạn, có lần hai người đã đi chơi chùa Thầy cùng
với một nhóm bạn. Sau một hồi leo núi, nhìn chung quanh chẳng thấy ai, chàng và
nàng ngượng ngập đi bên nhau. Đến trưa cả nhóm mới trở lại sân chùa cùng ăn
trưa. Bữa trưa có gà quay và rượu vang Pháp. Bắt chước mọi người, Cúc cũng uống
vài ly rượu nho. Đôi má ửng hồng và cặp môi nhuốm màu nho chín, rơi trên trán
vài lọn tóc đen nhánh…
Nhưng câu chuyện tình thơ mộng của họ cũng chỉ đi đến đó, mãi mãi
chỉ là đôi tình nhân giữa một nghìn trùng xa cách vì nhiều lý do. Năm 1948, bà
bị bệnh và sang Pháp điều trị rồi ở lại học tập nghiên cứu. Đến năm 33 tuổi, bà
mới kết hôn với người đồng nghiệp, đồng hương Nguyễn Phúc Bửu Điềm. Ông Bửu
Điềm là cháu 4 đời của ông hoàng Tuy Lý Vương.
Mãi đến năm 1975 bà mới có dịp gặp lại Lưu Trọng Lư. Lúc đó Phùng
Thị Cúc từ Paris về Hà Nội. Người em gái bé bỏng ngây thơ hôm nào đã là bà Điềm
Phùng Thị – một điêu khắc gia nổi tiếng thế giới.
Chuyện tình Lưu Trọng Lư và bà Cúc ngắn ngủi như một mùa đông, nhưng
đẹp, và đặc biệt là nhờ đó mà để lại cho đời 1 bài thơ bất hủ. Cũng bởi vì tình
dang dở nên ai cũng thấy nó đẹp. Có lẽ bởi chính cái sự “dang dở” ấy giữa thi
sĩ họ Lưu và mỹ nhân Phùng Thị Cúc, mà hậu thế mới được tận hưởng câu chuyện
tình bằng thơ vừa mơ mộng, vừa vời vợi buồn đến tan nát lòng nhau.
I
Đôi mắt em lặng buồn
Nhìn thôi mà chẳng nói,
Tình đôi ta vời vợi
Có nói cũng không cùng.
Yêu hết một mùa đông
Không một lần đã nói,
Nhìn nhau buồn vời vợi
Có nói cũng không cùng.
Trời hết một mùa đông
Gió bên thềm thổi mãi,
Qua rồi mùa ân ái:
Đàn sếu đã sang sông.
Em ngồi trong song cửa
Anh đứng dựa tường hoa,
Nhìn nhau mà lệ ứa,
Một ngày một cách xa.
Đây là dải Ngân Hà,
Anh là chim Ô Thước
Sẽ bắc cầu nguyện ước
Một đêm một lần qua.
Để mặc anh đau khổ,
Ái ân giờ tận số,
Khép chặt đôi cánh song!
Khép cả một tấm lòng!
II
Em là gái trong khung cửa,
Anh là mây bốn phương trời;
Anh theo cánh gió chơi vơi,
Em vẫn nằm trong nhung lụa.
Em chỉ là người em gái thôi,
Người em sầu mộng của muôn đời,
Tình em như tuyết giăng đầu núi,
Vằng vặc muôn thu nét tuyệt vời.
Ai bảo em là giai nhân
Cho đời anh đau khổ?
Ai bảo em ngồi bên cửa sổ
Cho vướng víu nợ thi nhân?
Ai bảo em là giai nhân
Cho lệ tràn đêm xuân?
Cho tình tràn trước ngõ?
Cho mộng tràn gối chăn?
III
Ngày một ngày hai cách biệt nhau
Chẳng được cùng em kê gối sầu,
Khóc chuyện thế gian cười ngặt nghẽo,
Cùng cười những chuyện thế gian đau.
Ngày hôm tiễn biệt buồn say đắm
Em vẫn đùa nô uống rượu say.
Em có biết đâu đời vắng lạnh,
Lạnh buồn như ngọn gió heo may.
Môi em đượm sặc mùi nho tươi,
Đôi má em hồng chúm nụ cười,
Đôi mắt em say màu sáng lạn,
Trán em để lỏng làn tóc rơi.
Tuy môi em uống, lòng anh say,
Lời em càng nói càng chua cay
Anh muốn van em đừng nói nữa,
Lệ buồn sẽ nhỏ trong đêm nay.
IV
Hãy xếp lại muôn vàn ân ái
Đừng trách nhau, đừng ái ngại nhau,
Thuyền yêu không ghé bến sầu
Như đêm thiếu phụ bên lầu không trăng.
Hãy như chiếc sao băng băng mãi
Để lòng buồn, buồn mãi không thôi.
…………..
Trong Thi nhân Việt Nam, nhà thơ Lưu Trọng Lư được đánh giá cao với
những bài thơ nổi tiếng như: Nắng Mới, Tiếng Thu, Thơ Sầu Rụng, Một Mùa Đông,
Giang Hồ, Còn Chi Nữa, Thú Đau Thương, Chiều Cổ… Trong đó bài thơ Một Mùa Đông
kể lại một câu chuyện tình thơ mộng nhưng dang dở của thi sĩ với nhà điêu khắc
Điềm Phùng Thị.
Bài thơ Một Mùa Đông gồm có 4 trường đoạn, đã đi vào nhạc của các
nhạc sĩ Phạm Đình Chương, Trần Quang Lộc, Y Vân, Anh Bằng, Hoàng Thanh Tâm, với
những lời nhạc quen thuộc: Đôi mắt em lặng buồn nhìn thôi mà chẳng nói… Ca khúc
nổi tiếng nhất được phổ từ bài thơ này là Mắt Buồn của nhạc sĩ Phạm Đình
Chương,
Nhà thơ Lưu Trọng Lư thuộc thế hệ mở đầu của phong trào Thơ Mới.
Những bài thơ mang âm hưởng trữ tình lãng mạn, thanh thoát, giàu nhạc điệu của
ông, được công chúng đương thời nồng nhiệt chào đón.
Nhân vật chính trong bài thơ Một Mùa Đông là Điềm Phùng Thị, có tên
thật là Phùng Thị Cúc. Bà là nhà điêu khắc nổi tiếng trên thế giới, được bầu là
Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm khoa học, văn học và nghệ thuật châu Âu. Bà được
đưa vào danh sách những tài năng lớn của nghệ thuật thế kỷ XX trong từ điển
Larousse.
Phùng Thị Cúc sinh ngày 18/8/1920 tại làng Châu Ê, xã Thủy Bằng,
ven đô Huế, quê nội ở xã Bùi Xá, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Bà là con ông
Phùng Duy Cẩn từng làm quan triều Nguyễn, có thời làm tham công chỉ huy việc
xây lăng Khải Định. Mồ côi mẹ từ lúc 3 tuổi, bà theo cha sống ở Tây Nguyên. 6
tuổi đã theo cha sống khắp các tỉnh vùng cao nguyên trung phần ròng rã 9 năm,
rồi mới về Huế học Trường Đồng Khánh
Mãi đến ngoài 40 tuổi, bà mới đến với nghệ thuật điêu khắc. Vào năm 46
tuổi, bà có cuộc triển lãm đầu tiên và được công chúng Pháp chào đón nồng hậu.
36 tác phẩm điêu khắc của bà được đặt khắp lãnh thổ nước Pháp. Tên tuổi của
Điềm Phùng Thị đã nổi danh khắp châu Âu. Những năm cuối đời bà quay về sống ở
quê hương và đã mất ở Huế năm 2002.