Thứ Năm, 2 tháng 1, 2020

MÂY ĐEN VÀ MẶT TRỜI KINH TẾ THẾ GIỚI




MÂY ĐEN VÀ MẶT TRỜI KINH TẾ THẾ GIỚI

Có một nhận định rằng mây đen đang bao phủ nền kinh tế toàn cầu còn mặt trời thì le lói ở một vài quốc gia.
Bài này tổng hợp thông tin tăng trưởng kinh tế toàn cầu để làm rõ mây đen bao phủ ở đâu và mặt trời chiếu sáng ở đâu, ở quốc gia nào?

MÂY ĐEN KHẮP 5 CHÂU
Nhận định mây đen bao phủ dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 suy giảm, bao gồm cả các nền kinh tế phát triển lẫn các nền kinh tế đang phát triển, ở tất cả 5 châu lục. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu tụt từ 3.6% (2018) xuống 3.0% (2019), trong đó các nước phát triển tụt từ 2.3% xuống 1.7%, các nước đang phát triển tụt từ 4.5% xuống 3.9%.

Nền kinh tế sụt giảm thê thảm nhất toàn cầu là Venezuela, năm 2019 suy giảm 35% (tăng trưởng -35%) so với năm 2018.
Ở châu Phi có thể kể đến 6 nền kinh tế tăng trưởng âm sau: Libya -19.1%, Zimbabwe -7.1%, Guinea xích đạo -4.6%, Sudan -2.6%, Angola -0.3%, Namibia -0.2%.
Ở Trung Đông có 6 nền kinh tế tăng trưởng thấp sau: Iran -9.5%, Syria 0%, Oman 0%, Saudi Arabia 0.2%, Lebanon 0.2% và Kuwait 0.6%.
Ở Nam Mỹ và Trung Mỹ có 6 nền kinh tế tăng trưởng thấp là: Argentina -3.1%, Nicaragua -5.0%, Puerto Rico -1.1%, Ecuador -0.5%, Barbados -0.1%, Mexico 0.4%.
Ở châu Âu có 6 nền kinh tế tăng trưởng thấp sau: Italy 0%, Đức 0.5%, Thuỵ Sĩ 0.8%, Iceland 0.8%, Thụy Điển 0.9% và Thổ Nhĩ Kỳ 0.2%
.
Đông Á và Đông Nam Á là là khu vực kinh tế năng động nhất, thế nhưng Macao tăng trưởng -1.3%, Hong Kong tăng trưởng có 0.3%, còn Singapore tăng trưởng 0.5% (mặc dù đầu năm dự báo kinh tế Singapore tăng trưởng 2.5%).
Trong số 194 nền kinh tế toàn cầu thì năm 2019 có 14 nền kinh tế tăng trưởng âm, 4 nền kinh tế tăng trưởng bằng 0, 63 nền kinh tế (chiếm 32.5%) tăng trưởng dưới 2%, hơn 2/3 tăng trưởng dưới 4%. Tăng trưởng thực tế năm 2019 ở hầu hết các quốc gia đều thấp hơn dự báo đầu năm 2019.

MẶT TRỜI CHIẾU Ở ĐÂU
Năm 2019 mặt trời chiếu ở 26 quốc gia, các quốc gia này có tăng trưởng từ 6% đến 9.4%. Tốp 15 quốc gia có tăng trưởng cao nhất thế giới theo thứ tự là Dominica (9.4%), Nam Sudan (7.9%), Rwanda (7.8%), Bangladesh (7.8%), Côte D’Ivoire (7.5%), Ghana (7.5%), Ethiopia (7.4%), Nepal (7.1%), Vietnam (7.02%), Cambodia (7.0%), Mauritania (6.6%), Gambia (6.5%), Mongolia (6.5%), Maldives (6.5%).
Trong 15 quốc gia tăng trưởng cao nhất thế giới có 3 quốc gia có dân số lớn là Bangladesh (161 triệu dân, tăng trưởng 7.8%), Việt Nam (96 triệu dân, tăng trưởng 7.02%) và Ethiopia (90 triệu dân, tăng trưởng 7.4%).

Mặt trời rực sáng nhất chính là Ethiopia, đất nước đông Phi với dân số 90 triệu người. Đã 16 năm liên tiếp (2004-2019), Ethiopia có tăng trưởng trên 7.4%, trong đó có 11 năm tăng trưởng trên 10%. Tuy nhiên hiện tại Ethiopia vẫn thuộc nhóm quốc gia nghèo nhất thế giới với GDP đầu người dưới 1.000$.
Mặt trời rực sáng thứ nhì chính là Bangladesh, đất nước Nam Á với dân số trên 161 triệu người. Đã 4 năm liên tiếp có tăng trưởng trên 7.1%, đặc biệt năm 2018 và 2019 có tăng trưởng 7.8% và 7.9%, luôn duy trì vị trí top 3 thế giới.

Ông bạn hàng xóm Cambodia cũng có tăng trưởng rất ấn tượng, 9 năm liên tiếp 2011-2019 có tăng trưởng trung bình 7.1%, trong đó năm 2018 tăng trưởng ở mức 7.5%.
Ông bạn Lào còn tăng trưởng ấn tượng hơn, 12 năm liên tiếp (2005-2017) Lào có tăng trưởng trên 7%, trong đó có 4 năm liên tiếp 2010-2013 tăng trưởng trên 8%. Ba năm gần đây tăng trưởng của Lào có sụt giảm nhưng vẫn ở mức 6.7%, 6.4% và 6.3%.

Ở ĐNA, ngoài Singapore tăng trưởng 0.5%, thì tăng trưởng của Brunei là 1.8%, của Thái Lan là 2.9%, của Malaysia là 4.5%, của Indonesia là 5.0%, của Philippines là 5.7% và của Myanmar là 6.2%. Như vậy tăng trưởng 7.02% của Việt Nam là con số rất đáng khích lệ.
Note: Báo cáo này làm ngày 20/12/2019 nên chưa cập nhật con số tăng trưởng năm 2019 7.02% của Việt Nam.

Theo facebook CaoBao Do


Xem thêm vào tỉ lệ tăng trưởng 10 năm từ năm 2010 – 2019 thì quan sát sẽ thú vị hơn.
 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét