Thứ Năm, 9 tháng 1, 2020

Xu hướng nghề nghiệp trong tương lai

Trí tuệ thông minh nhân tạo đang dần len lỏi vào tất cả ngành nghề, lĩnh vực trong cuộc sống

Sự gia tăng quá trình tự động hóa và mức độ phát triển chóng mặt của trí thông minh nhân tạo (AI)  chính là nguyên nhân hàng đầu đẩy người lao động đứng trước viễn cảnh thất nghiệp. Theo kết quả của một nghiên cứu do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thực hiện, trong hai thập kỷ tới, khoảng 56% số người lao động tại 5 quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, có nguy cơ mất việc vì robot, đặc biệt là ngành may mặc.

Ngành kế toán, kiểm toán, nhiều thị trường việc làm khác, trong đó bao gồm cả khu vực dịch vụ cũng bị ảnh hưởng bởi robot. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ước tính đến năm 2020, toàn thế giới sẽ mất đi 5 triệu việc làm vào tay robot, ngân hàng Citi thì dự báo, 35% việc làm ở Anh có nguy cơ bị thay thế bởi tiến trình tự động hóa, con số này tại Mỹ là 47% và trung bình trên toàn cầu là 57%. Ở Trung Quốc, nguy cơ máy móc thay thế việc làm của con người cao nhất, lên đến 77%.

Những nghề không thể thay thế bằng robot.


Trước thực tế nhiều việc làm bị mất vào tay robot, chọn học ngành nào để tương lai không bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo là nỗi niềm băn khoăn của không ít thí sinh.
Robot sẽ… trị robot, vì thế, theo các chuyên gia, nhóm ngành chế tạo ra robot như cơ điện tử sẽ trở nên “hot”.

Nhóm ngành công nghệ cũng sẽ dẫn đầu xu hướng như: CNTT, công nghệ vật liệu nano, năng lượng, logistics, kỹ thuật y sinh…Bên cạnh đó, dù giỏi giang, năng suất hơn con người trong những công việc chân tay, lặp đi lặp lại nhưng một điểm yếu của robot là thiếu cảm xúc và sự sáng tạo. Vì thế, nhóm ngành sáng tạo nghệ thuật, thiết kế… vẫn “sống khoẻ” trong thời đại 4.0. Nhóm ngành đòi hỏi năng lực thể chất cá nhân cũng trụ vững, như vận động viên chuyên nghiệp.

Lĩnh vực xã hội nhân văn cũng khó có thể thay thế bởi máy móc không thể thay con người đánh giá các hiện tượng xã hội học, hoặc tư vấn tâm lý, giải toả vấn đề khúc mắc cho con người… Vì thế, chăm sóc y tế, giáo dục, pháp luật vẫn ở thế thượng phong trên thị trường việc làm so với robot. Ở nhóm ngành kinh tế, robot cũng chỉ thay thế được một vài vị trí như bán hàng, vận chuyển… nhưng ở cấp quản lý, điều hành, hoạch định chiến lược thì đòi hỏi phải có bộ óc và bàn tay con người điều tiết. 

Dù công nghệ có hiện đại đến mấy cũng chưa thể thay thế hoàn toàn con người trong các lĩnh vực liên quan đến quản trị, sáng tạo, nghệ thuật, xã hội và nhân văn. Vì xã hội nào cũng tồn tại những vấn đề riêng mà trí tuệ nhân tạo không thể nhận diện và tìm ra phương án giải quyết tối ưu được. Năng lực sáng tạo, khả năng đánh giá hiện tượng xã hội và tìm ra giải pháp luôn có chỗ đứng riêng.

Rèn kỹ năng đổi mới, thích ứng đa ngành
Cũng theo các chuyên gia, vấn đề đáng quan tâm nhất đối với người lao động trong thời đại 4.0 không phải là ngành nào bị robot xóa bỏ mà là phải luôn sẵn sàng đổi mới sáng tạo, thích nghi để phù hợp với xu thế mới. Ví dụ ngày xưa, nghề rèn dao theo dòng phát triển thì nghề này bị mất đi và việc sản xuất được chuyển thành quy mô công nghiệp và ứng dụng nhiều công nghệ mới. Con người bị thay thế không phải vì ngành nghề đó hoàn toàn bị xoá bỏ mà do yêu cầu cao hơn, nếu chúng ta không đáp ứng được sẽ bị thay thế. Vì vậy, điều quan trọng là trang bị những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để không bị đào thải”.

Ngay cả những ngành robot khó cạnh tranh nhất cũng không có nghĩa là người lao động không bị nguy cơ mất việc. Trong xã hội mà internet có thể làm thay đổi mọi thứ, người lao động cần đòi hỏi phải luôn làm mới mình, làm chủ công nghệ, thạo ngoại ngữ. Bên cạnh đó, họ cần phải trang bị kiến thức đa ngành để dễ dàng chuyển dịch, thích nghi cao hơn với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ.

Mariano Mamertino, chuyên gia kinh tế của EMEA lập danh sách 9 nghề nghiệp triển vọng trong tương lai, có ít khả năng bị thay thế bởi máy móc. Đó là: Đầu bếp, Tiếp thị, truyền thông và thiết kế. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe, Giáo dục, đào tạo, Chuyên gia an ninh mạng, Tuyển dụng nhân sự Giám sát chuyển phát hoặc quản lý chuỗi cung ứng. Nhà phân tích dữ liệu. Người làm việc ngắn hạn, đa dạng công việc.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét