Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Em Trần Quốc Trung đoạt giải nhất môn cờ tướng đem về cho trường tiểu học Trương Văn Thành


Em Quốc Trung đang chơi cờ tướng với ông ngoại

Em Trần Quốc Trung 9 tuổi ở Tổ 8 Khu phố 2 Phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9 Thành Phố Hồ Chí Minh. Em là học sinh giỏi và cũng rất ham mê và có triển vọng  môn cờ tướng. Trong cuộc thi Giải cờ tướng năm học 2011-2012 của Phòng Giáo dục Quận 9 tổ chức, em được trường cử vào đội đi thi đấu.

Hôm đi thi đấu em được ông ngoại đưa đi, Hai ông cháu vui vẻ thẳng đường đến trường thi tại Nhà Văn hóa Quận 9, vừa đi ông vừa dặn dò động viên cho em thêm tự tin và quyết lập thành tích cao. Được biết ông ngoại em cũng là người chỉ dẫn cho em môn chơi thú vị này, nhưng đến nay khi đấu tay đôi với em thì nhiều lúc ông cũng bị em dồn vào thế bí.

Trong cuộc thi em đấu tất cả 5 trận đều thắng cả 5, em cho biết có trận thắng quá nhẹ nhàng như trận thứ 2 mới đi có hơn 10 nước cờ mà đã thắng, nhưng trận chung kết thì rất căng thẳng em phải ra sức vừa thủ vừa công dồn dập đầu óc tập trung cao độ mồ hôi ra lau ướt cả khăn. Nhưng cuối cùng thì em cũng hạ được đối thủ.

Kết thúc trận đấu Ban trọng tài tuyên bố em Trần Quốc Trung học sinh lớp 3 trường tiểu học Trương Văn Thành đoạt giải nhất, em mừng quá và nói với ông ngoại em là qua cuộc thi này em đã học hỏi được nhiều lắm. Hai ông cháu vội vàng ra về để báo tin vui cho cả nhà đang đợi.

Quốc Trung và em trai

MV. 7/2012

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

Cậu bé 9 tuổi ở Nghệ An mở lớp dạy Tiếng Anh


Xôn xao cu bé 9 tui m lp dy Tiếng Anh

Câu chuyện này đang làm xôn xao cả khu tập thể Trường Cao đẳng sư phạm Vinh - nơi có nhà riêng của cậu bé này.

Thậm chí, cậu còn mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí tại nhà riêng số 17, ngõ 3, đường Phạm Huy, phường Quán Bàu, thành phố Vinh - Nghệ An. Bà của cậu bé này cho biết: "Bây giờ cả xóm mới biết thôi, chứ nó đã biết tiếng Anh từ hồi còn học lớp 2…".
 Lớp học của "thầy" Giỏi.
 Suốt ngày làm bạn với sách
Lần theo những ngõ nhỏ, chúng tôi tìm đến ngôi nhà số 17, ngõ 3 đường Phạm Huy- Thành phố Vinh, khu tập thể mà cậu bé có khả năng đặc biệt này đang ở.
Hỏi thăm một cụ già, nhưng chưa kịp cất lời thì cụ đã nhanh miệng: "Đi tìm "giáo sư" Giỏi à?". Vừa nói cụ vừa chỉ gian nhà nằm nép mình gần cuối khu tập thể. Mái ấm gia đình cậu bé Trần Lê Hữu Giỏi thật giản dị: Một bộ bàn ghế đơn sơ cùng với giá sách và chiếc kệ ti vi. Chúng tôi đến khi Hữu Giỏi đang còn ở trường.
Vừa pha nước, bà Nguyễn Thị Hà - bà ngoại cậu bé vừa kể cho chúng tôi về thời thơ ấu của Giỏi. "Từ khi cháu 3 tuổi, mẹ cháu mua phim hoạt hình bằng tiếng Anh để con làm quen một cách vô thức với ngoại ngữ, chứ chưa đặt ra mục tiêu gì. Nhưng vài tuần sau, khi đang trong bữa cơm, cả nhà thấy Giỏi đọc tiếng Anh khá tốt, nhớ từ và hiểu được ý nghĩa của từ. Ban đầu tôi tưởng cháu đọc vẹt những từ đã nghe ai nói. Nhưng nghe kỹ thì thấy cháu đọc tất cả các chữ có trong sách không sai một chút nào. Từ đó gia đình quyết định tập trung phát triển tiếng Anh cho Giỏi".
Cũng theo bà Hà thì từ nhỏ Giỏi đã ham đọc sách. Những khi lí lắc theo bố mẹ đi siêu thị, Giỏi chỉ có một sở thích là sà vào gian sách để được đọc truyện thỏa thích. Ở nhà, nhiều hôm cháu đọc đến mức quên cả ngủ. Giỏi có thể say sưa hàng mấy tiếng đồng hồ để khám phá một loại đồ chơi nào đó. Cậu bé có một tủ sách khoảng 300 cuốn, nhưng chỉ đến cuối tuần mới được đọc. Những cuốn sách gối đầu giường của Giỏi là thời thơ ấu của các danh nhân, câu chuyện lịch sử. Giỏi có một đam mê là dịch lại tiếng Anh trong các truyện. Cậu bé có một nguyên tắc là ghi nhật kí hàng ngày. Như đọc được ánh mắt tò mò của chúng tôi, bà Hà nói: "Các cô cứ chờ khoảng hơn 5 giờ là cháu nó về...".
 “Thầy giáo” Giỏi phải đứng lên ghế mới viết được trên bảng.
Ngày Nhà giáo 20/11 “Thầy giáo” Giỏi cũng được tặng hoa
Đúng giờ, khi chúng tôi đang ngồi trò chuyện với bà Hà, thì một nhóm học sinh tiểu học vừa tan trường về líu ríu gọi cửa.
"Bà ơi, thầy Giỏi đã đi học về chưa hả bà?". Bà Hà trả lời: "Các cháu lên lớp đợi Giỏi một lát nhé". Lũ trẻ lại líu ríu theo chân nhau chạy vào phòng học. Căn phòng rộng chừng 10m2, nơi đó đã kê sẵn một dãy bàn ghế với tấm bảng phooc trắng. Các em bé lần lượt xếp ghế, ngoan ngoãn khoanh tay ngồi chờ. Ít phút sau, một cậu bé nhỏ nhắn, mang kính cận cầm một tập vở ghi bên ngoài hai chữ : "Giáo án" bước vào và nghiêm trang chào cả lớp bằng tiếng Anh. Lớp học đứng dậy chào thầy giáo- "Thầy Giỏi" mở "giáo án" và giới thiệu về bài học hôm nay.
Lớp học im phăng phắc, chỉ cần nghe tiếng xì xào nho nhỏ là lập tức "thầy giáo" nghiêm mặt nhắc nhở. Để viết lên bảng, "thầy giáo" phải đứng trên một cái ghế khá cao. 7 học sinh được thầy gọi lên kiểm tra đều "thưa thầy" rất lễ phép. "Thầy" Giỏi chia bảng làm 3 phần, để có thể dạy mấy "cấp độ" khác nhau, vì trong 7 học sinh theo học thì có các em từ lớp 1 đến lớp 5. "Thầy" cũng tiến hành chấm điểm và xếp loại cho mỗi "trò" vào cuối buổi. Có thể dễ dàng nhận thấy, tại lớp học đặc biệt này, cả thầy lẫn trò đều dạy và học rất nghiêm túc, hứng thú.
Được biết, lớp học "thầy Giỏi" mở vào tháng 9/2011. Ban đầu, chỉ là những bữa học kèm của Giỏi với một cậu bạn cùng trường tên Trần Mạnh Trí. Thấy Giỏi giảng tiếng Anh dễ hiểu, Trí đề nghị Giỏi làm "thầy" của mình luôn. Hàng ngày, Giỏi âm thầm soạn "giáo án" để lên lớp cho Trí. Có hôm, học sinh chưa "trả bài", giữa trưa "thầy giáo" đội nắng sang... đòi. Thế rồi tiếng

Cô Lê Thị Hiền, giáo viên tiếng Anh khẳng định: "Giỏi có khả năng tiếp thu tốt, 4 kỹ năng nghe nói, đọc, viết đều thành thạo, đặc biệt kỹ năng nói và đọc nổi trội hơn cả". Chúng tôi hỏi Giỏi: Sau này lớn lên em có ước mơ gì?. “Em muốn trở thành thầy giáo dạy tiếng Anh”, Giỏi hồn nhiên trả lời.

lành đồn xa, nhiều em học sinh tò mò đã đến xem "thầy Giỏi" giảng bài cho Trí và bị cuốn hút bởi cách giảng của "thầy". Các bạn, các em và các anh chị nữa đến xin học ngày một đông, Giỏi xin mãi, được sự đồng ý của bà cùng bố mẹ đã mở lớp học Tiếng Anh miễn phí tại nhà mình mỗi tuần 2 buổi: thứ Tư và thứ Sáu.
 Chia sẻ với chúng tôi, em Nguyễn Minh Châu, học sinh lớp 5B, Trường tiểu học Nguyễn Trãi nhận xét: "Thầy Giỏi" giảng rất nghiêm túc mà không khô cứng. Những buổi học của chúng em vui”. Cũng như Châu, các bạn Nguyễn Hoàng Quỳnh Trang, Trần Thị Ánh Quỳnh cũng đều thấy những buổi học rất bổ ích dù cả 3 em đều đang là học sinh lớp 5, hơn "thầy" tới... 2 lớp. Không chỉ yêu mến, các em còn rất nể phục, tôn trọng "thầy giáo đặc biệt" của mình. Chính vì vậy mà ngày 20-11, thầy Giỏi vẫn được "các trò" tặng hoa. Bố mẹ các em thường gọi đùa đây là lớp học của "Giáo sư Giỏi". Hàng ngày, Giỏi vẫn tự tay mình soạn giáo án, sắp xếp các kiến thức để "lên lớp" một cách khoa học.
Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Vân, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A Trường tiểu học Nguyễn Trãi, nơi Giỏi đang học nhận xét: Giỏi rất chăm chỉ, luôn nằm trong tốp đầu. Cậu học trò này ít khi chơi những trò nghịch ngợm của các bạn nam.
 Theo Hồ Hà
 Gia đình & Xã hội

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Cậu bé 9 tuổi làm khán giả khóc như mưa


Cậu bé 9 tuổi làm khán giả khóc như mưa

Nhật Tiến hát trong nghn ngào nước mắt

Show Hát ru của chương trình Đồ Rê Mí 2012 phát sóng tối Chủ nhật ngày 22/7 thực sự là một  show diễn nhiều đột phá. Tiết mục “Gặp mẹ trong mơ” của bé Lê Trần Nhật Tiến – tiết mục lấy đi không ít nước mắt của ban giám khảo và khán giả. Bản thân giám khảo Châu Anh cũng đã giành cho cậu bé này lời nhận xét ưu ái: “Sau nhiều năm rồi mới có được những cảm xúc… kinh khủng đến vậy”.



NhậtTiến đã khóc và hát trong nước mắt


Gặp mẹ trong mơ là ca khúc từng làm dậy sóng cộng đồng mạng khi thí sinh mồ côi 12 tuổi cất cao tại China’s Got Talent. Và một lần nữa, ca khúc này lại khiến bao khán giả rơi lệ. Nhưng lần này, đó là một cậu bé Việt Nam, mới 9 tuổi – Lê Trần Nhật Tiến.

Không chỉ ban giám khảo mà rất nhiều khán giả đã trào lệ khi nghe em hát về mẹ.


 Video màn trình diễn ca Nht Tiến ( trích đoạn)


Video màn trình diễn ca Nht Tiến (bàn đầy đủ)


    “Gặp mẹ trong mơ” được dàn dựng dựa trên câu chuyện cổ tích Việt Nam nổi tiếng – Sự tích cây vú sữa. Ở đó, Nhật Tiến hóa thân thành cậu bé mải chơi, lười biếng, không chịu nghe lời mẹ. Đến khi trở về nhà, người mẹ đã ra đi mãi mãi. Cậu con trai hư chỉ biết hối hận, nhớ đến mẹ qua những lời ca của bài hát “Gặp mẹ trong mơ”… và qua những giọt nước mắt.
Phần biểu diễn đầy nước mắt của Nhật Tiến
Sau nửa đầu bài hát diễn ra khá “suôn sẻ”, Nhật Tiến bắt đầu khóc nức nở từ nửa sau của bài hát. Vẫn tiếp tục và hoàn thành bài hát của mình, tuy chưa trọn vẹn về mặt âm nhạc do nhiều câu hát bị nghẹn và cao độ chênh vênh, nhưng phần thi của Nhật Tiến được đánh giá là đã đạt đến độ hoàn hảo của cảm xúc.
Tiết mục khiến cả ba vị giám khảo “rưng rưng” nước mắt. Thậm chí, nhiều khán giả có mặt tại trường quay cũng không thể cầm lòng trước phần trình diễn của em.

                                     Ba vị giám khảo đều rơi nước mắt


Giám khảo Thái Thùy Linh gọi Nhật Tiến là “nghệ sỹ giàu nhất Việt Nam” với một “kho vô tận cảm xúc rất thật”. Theo vị giám khảo này, yếu tố cần nhất trong âm nhạc mà không thể học hay trau dồi được chính là cảm xúc. Đặc biệt, trong Show Hát ru, để có thể ru em ngủ ngon, các bé cần một giọng hát cảm xúc hơn là một giọng hát tròn trịa, sạch sẽ.
Cậu bé vẫn nức nở ngay cả khi đã trình diễn xong

Đặc biệt, giám khảo Châu Anh là “nạn nhân” bị chinh phục nhiều nhất bởi “Gặp mẹ trong mơ” phiên bản Đồ Rê Mí 2012. Không thể ngừng rơi lệ, giành cho Nhật Tiến vô vàn những cái ôm ghì thật chặt, giám khảo Châu Anh còn nhờ màn trình diễn thăng hoa này của cậu bé, gửi đến người mẹ của mình những lời yêu thương mà từ khi bé đến giờ, chị chưa lần nào nói được một câu rõ ràng.
Để minh chứng cho lời khẳng định “Show này là show diễn của con” từ giám khảo Trấn Thành, cả ba vị giám khảo quyết định giành tặng Nhật Tiến nốt nhạc ba sao. Sau hai show diễn ở vòng 3, tổng cộng Nhật Tiến đang sở hữu 5 ngôi sao.


Nhật Tiến òa khóc ngay cả khi nhận được nhiều ngôi sao nhất

khampha.vn Thứ hai, 23/07/2012, 09:33 (GMT+7)

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

Tổ Hội Khuyến học 5 Khu phố 2


TỔ HỘI KHUYẾN HỌC 5, KHU PHỐ 2  P.TĂNG NHƠN PHÚ A

TỔNG KẾT NĂM HỌC 2011-2012 CỦA HỌC SINH TRONG KHU DÂN CƯ

Sáng chủ nhật 22 – 7 – 2012 Tại Hội trường Khu phố 2

Ông Mai xuân Quý Trưởng Tổ Hội 5 báo cáo kết quả học tập trong năm học 2011-2012 của HS trong khu dân cư.

 Các đại biểu, các em HS và phụ huynh đến dự đông đủ


Anh Trịnh Văn Thanh Tổ Hội phó báo cáo xây dựng quỹ Hội và danh sách các HS giỏi và Tiên tiến của Tổ

 








Ông Nguyễn Văn Cư Bí thư Chi bộ tặng thưởng cho cháu Nguyễn Quỳnh Trang Anh HS lớp 1 của Tổ 5 Khu phố 2 đoạt giải nhất giải Lê Quý Đôn lần 17 toàn miền Nam do báo Nhi đồng TP HCM tổ chức.

Các em Học sinh giỏi chuẩn bị nhận thưởng.

  Ông Mai Xuân Quý trao quà thưởng cho các HS giỏi
Các em HS giỏi lên chuẩn bị nhận thưởng
Các em HS tiên tiến lên chuẩn bị nhận thưởng

 Bà Nguyễn Thị Hường Tổ trưởng Tổ dân phố trao quà thưởng cho các em HS tiên tiến

 Bà Nguyễn Thị Hường tặng quà thưởng cho các HS tiên tiến

Anh Trịnh Văn Thanh Tổ phó Khuyến học và cô Nguyễn Thị Lan Phương  tổ chức trò chơi đố vui có thưởng cho các em HS

Các em HS vừa ăn kẹo vừa suy nghỉ giải câu đố rất hào hứng





 Em học sinh này vừa đoán trúng một câu đố

Bé này cũng chăm chú xem các anh chị đang hào hứng tranh nhau giải đố vui

HẾT


Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

Theo chân thủ khoa nhí đi thi


Theo chân thủ khoa nhí đi thi

Nguyễn Quỳnh Trang Anh thủ khoa lớp 1 giải thường Lê Quý Đôn năm 2012



Nguyễn Quỳnh Trang Anh 7 tuổi học sinh lớp 1, nhà ở Tổ 5, khu phố 2, phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, TP.Hồ Chí Minh. Em tham dự cuộc thi giải Lê Quý Đôn của báo Nhi Đồng TP.Hồ Chí Minh lần thứ 17 năm học 2011 – 2012 và đã vào được vòng chung kết của cuộc thi cùng với hơn 120 em học sinh lớp 1 của các trường tiểu học toàn miền Nam diễn ra vào ngày 26/5/2012 tại TP.Hồ Chí Minh.
Bài thi được làm trong thời gian 1 giờ 30 phút để trả lời 30 câu hỏi gồm 5 môn: Tiếng việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Mỹ thuật.
Trang Anh làm xong bài sớm và bước ra khỏi phòng thi, ngồi chờ Ban tổ chức công bố kết quả cuộc thi cùng với ba của em là Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, em nói : “Em đã rất cố gắng làm bài thi, nếu được giải khuyến khích là cũng mừng lắm. ”
Đến giờ công bố kết quả thi, danh sách đạt các giải khuyến khích, giải ba, rồi đén giải nhì cũng không nghe thấy tên em đâu cả, hai cha con nghĩ không đạt rồi, chuẩn bị dắt nhau ra về, vừa lúc đó thì Ban tổ chức công bố thủ khoa lớp 1 giải thường Lê Quý Đôn năm 2012 thuộc về học sinh Nguyễn Quỳnh Trang Anh lớp 1/1 Trường Quốc tế Việt Úc. Trang Anh nhảy cẩng lên reo hò sung sướng, ba thì chảy nước mắt! Chúc mừng và cám ơn con của ba.
Khi cô phóng viên hỏi Trang Anh nộp bài sớm thế thì câu hỏi nào em phải suy nghĩ nhiều, Trang Anh nói là câu 8 môn Tiếng Việt:
Đề câu 8:  Cho đoạn văn sau :
Một con bò xuống suối uống nước. Chẳng may bị trượt ngã, bị dòng nước cuốn đi. Bồ Câu thấy thế liền thả một cái lá xuống suối cho Nó bám vào cái lá nên thoát chết.
Dấu ở đoạn văn trên được thay thế bằng từ ngữ nào sau đây?
            a. Sư tử
b. Mèo
c. Kiến
- Em suy nghĩ nếu là sư tử thì quá nặng, còn mèo thì sợ nước cho nên em chọn con kiến. Và còn một vài câu hỏi môn Toán em cũng suy nghĩ hơi lâu.
Về đến nhà Ông bà nội mừng quá liền chụp cho Trang Anh một tấm hình còn mặc nguyên bộ thủ khoa làm kỷ niệm. (ảnh trên)
“Hướng đi thuận chiều” chúc bé Trang Anh luôn tự tin và có nhiều niềm vui mới.
Quận 9 ngày 13/7/2012

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012

Mặt trời của em




                         
        Ánh bình minh buổi sáng
        Thắm vàng trên môi em
        Ánh hoàng hôn cũng vậy
        Rực hồng trên tóc em.

        Em vẫn nhìn vẫn nhìn
        Nhìn bình minh hoàng hôn
        Như tình thương cha mẹ
        Bao bọc em ngày ngày.

        Mong sao ánh mặt trời
        Luôn nâng niu cây cỏ
        Mong yên vui hòa bình
        Luôn phủ đầy trái đất. 
          
Nguyễn Quỳnh Trang Anh
Lớp 1/1 trường TH. Việt Úc – Q. Phú Nhuận
( là cháu nội của Ông bà Sáu Phúc Khu phố 2
P. Tăng Nhơn Phú A. Q9 – TP Hồ Chí Minh)

* Bài thơ của em Trang Anh tham gia trong cuộc thi văn thơ của học sinh lớp 1 toàn thành phố năm 2012 với chủ đề Sắc màu và suy nghĩ của em . Bài này Trang Anh làm tại lớp học, được cô giáo chọn gởi dự thi và trúng giải vòng 1, bé được vào tiếp vòng chung kết vào tháng 5/2012.  Mời các bạn xem tiếp bài sau "Theo chân thủ khoa nhí đi thi."





                 
Chị Trúc Giang hỏi em Trang Anh về bài thơ :

PV:  Vì sao em lại chọn chủ đề là ông mặt trời để dự thi ?
T.Anh:  Vì cảnh thiên nhiên đẹp, ông mặt trời có nhiều màu sắc: màu hồng, màu vàng, màu cam …

PV:  Em thích thơ từ khi nào?
T.Anh:  Từ khi em biết đọc chữ.

PV:  Trước khi em biết đọc chữ có ai đọc thơ cho em nghe không?
T.Anh:  Dạ không. Ở nhà chỉ kể truyện cho em nghe thôi. Từ khi em biết đọc chữ em bắt đầu đọc thơ và thích thơ.

PV:Nghỉ hè em thường làm gì?
T.Anh: Có bữa em ra bà ngoại chơi, còn bây giờ thì em ở nhà học bảng cửu chương.

PV: Cám ơn em, chúc em có nhiều niềm vui, luôn khỏe mạnh.

Quận 9, ngày 11/7/2012







        .

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Chùm ảnh muôn nẻo đến trường


Muôn nẻo đến trường



 
Ơn sâu nghĩa nng trong tim

Trái tim em t thu đến trường
Đã chia làm hai n
a
M
t na em kính tng m

M
t na em kính tng th
y cô.

M chng qun bao gian khó
Mưa gió chp chùng tn to sm khuya
Th
y cô thm lng đêm ngày
Đu nhum bc vì em c tui xuân.

Mt na đi em
T
thu khóc chào đi là ca m
Mt na đi em
Chân b
ước đến trường là ca thy cô.

Hai na người em
Là t
m và thy cô trao tng
Ơn sâu nghĩa nng trong tim
Theo su
t bên em trn cuc đi.


    ST


                Tác phẩm"Đường đến trường"của tác giả Duy Hậu

vanthuongphoto.


Giờ chào cờ đầu tiên trong đời đi học của các bé lớp 1.  Trường tiểu học Thành Công B, Hà Nội

Cô giáo chủ nhiệm dẫn các học sinh lớp 1 dự khai giảng

  Những học trò nhí của Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (Phố Nguyễn Khuyến, Hà Nội)
                                được đưa đón tận cổng trường với sự chăm chút của người thân.


Đưa đón tận cổng trường, mẹ của một học sinh Trường THCS Marie Curie (Hà Nội) này
                                         còn tận tay gỡ chiếc khẩu trang cho con gái yêu.

Học sinh sẽ bớt vất vả khi đến trường nếu cặp sách không nặng quá sức.
Ảnh: Tấn Thạnh (Người Lao Động)


Đi học bằng  xích lô ảnh chụp tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định)


Những chiếc xích lô và bầy trẻ nhỏ chuẩn bị lên đường đến lớp. Thị trấn Mỹ Lộc, Nam Định

Đến trường giờ cao điểm ở Hà nội

Nhiều em học sinh THPT cho biết, do chưa quen với giờ mới nên ngủ dậy khá muộn
Hàng trăm phụ huynh nhiều ngày liền thức trắng đêm, đạp đổ cổng trường chỉ chờ mua cho con lá đơn đăng ký vào lớp 1

Học sinh trường Tiểu học bán trú Tứ Kỳ, thị trấn Tứ Kỳ, Hải Dương cũng đi học bằng xe ngựa (Nguồn ảnh: thieunien.vn)

Học sinh xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội đang đi học bằng xe ngựa. (Nguồn ảnh: chiplove.biz)



Bé trai này hàng ngày vẫn vượt sông Kỳ Cùng trên chiếc bè nửa chìm nửa nồi để đến lớp mẫu giáo bên kia bờ sông. Không có người lớn đưa đón, không có bất kỳ phương tiện cứu sinh nào trên những chiếc bè này.
Bé gái học sinh lớp 1, Trường Tiểu học Cửa Vạn (Hùng Thắng, Hạ Long) cũng như những học sinh khác nơi đây hàng ngày phải một mình chèo con thuyền nan mỏng manh đi học.

13-11-2009 - Sau đợt lũ dữ vừa qua, hàng ngàn học sinh ở Bình Định, Phú Yên...đến lớp trong tình trạng không có sách vở do bị nước lũ cuốn trôi.

9 năm đến trường trên đôi chân của bạn.Nguyễn Thị Lân, học sinh lớp 11B8, trường THPT Lê Văn Hưu, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa

Trẻ nhiễm HIV: Đường đến trường bị chặn 
TP - Câu chuyện diễn ra ngay tại Hà Nội. Một số phụ huynh chặn đường không cho những đứa trẻ tội nghiệp này vào lớp học của con mình và buộc các em phải trở về học ở trung tâm cách ly.
Tiền Phong 17/08/2011  | 17
 
18/08/2009 - 00:37 - Nguồn: vnExpress.net
Nạn kỳ thị đẩy trẻ nhiễm HIV ra ngoài trường học Ảnh: Thiên Chương.

Con đường đến trường của các thầy cô giáo Giàng Pằng và Làng Mảnh xã vùng cao 
Sùng Đô (huyện Văn Chấn, Yên Bái).


Tung tăng đến trường  huyện miền núi cao Quỳ Châu, Nghệ An.

Những chiếc cầu tạm bắc qua suối để các em đến trường. ở huyện miền núi cao 
Quỳ Châu, Nghệ An.


Hàng ngày phải dẫn các em nhỏ lội qua sông nước đến trường

 Dân trí 22/09/2011
Hình ảnh hàng chục học sinh bản Ông Tú, Ka Oóc hàng ngày vượt sông tới trường


Học sinh 2 thôn Đông Phú và Ba Hương đang bơi qua sông để đi học.




May quá, đã vào được bờ...

Em Trần Văn Bằng, học lớp 3 xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) hàng ngày đến trường ngoài việc mang theo sách vở, em phải vác theo ròng rọc trên vai nặng khoảng 2 kg để đu dây cáp vượt sông Pô Kô sang trường ở xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi. (Dân trí 24/05/2010)

Người dân ở Kon Tum phải đu dây cáp để qua sông Pôkô, trong đó có nhiều học sinh cũng phát đi qua "con đường"ẩn chứa đầy rẫy nguy hiểm này để tới trường. Em Trần Thị Hương, học sinh lớp 7B, trường THCS Đăk Nông nhỏ nhẹ nói: “Ngày đầu cháu đi thế này sợ lắm, nhưng riết thành quen, mà không qua sông bằng cách như thế này thì cũng không còn cách nào hơn để đến trường”.


Tình thầy trò vùng cao.

6 năm nay, sư Chơn Hữu, trụ trì chùa Định Quang ở thôn Dạ Lê, phường Thuỷ Phương, thị xã Hương Thuỷ, Thừa Thiên - Huế mở lớp dạy học cho hàng trăm học sinh nghèo.


Nguyễn Thị Hiền cùng học trò chèo đò tới lớp học tình thương trên đảo Ông Sắc nằm khuất sau đám lau sậy, trên đảo Ông Sắc, giữa dòng sông Hương (khu vạn đò Cồn Hến - phường Vĩ Dạ - TP Huế). Lớp học do những sinh viên tình nguyện khoa Địa lý - Trường ĐH Sư phạm Huế lập ra.

Những học sinh ở đảo Trường Sa được dành cho những gì tốt đẹp nhất....

Thầy trò lớp học tình thương Đồn biên phòng Hòn Chuối giữa vùng biển Tây Nam Tổ quốc.

Chương trình “Tiếp sức đến trường” Xã Draysap - Huyện Krông Ana – ĐăkLăk


Thời cắp sách đến trường là quãng thời gian đẹp nhất trong đời người


Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên
.



Xin chúc
Thầy trò chân cứng đá mềm,
Bước mau thoát khỏi đoạn trường gian truân.
      
30/6/2012