Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2024

Học cách để trở nên may mắn

 

HỌC CÁCH ĐỂ TRỞ NÊN MAY MẮN

Ai cũng muốn là người may mắn, nhưng không phải ai cũng được như thế. Nhưng nếu biết cách, bạn sẽ là người may mắn.

Trên thế giới có 3 loại người: người may mắn, người xui xẻo và bình thường.

GS Richard Wiseman, ĐH Hertfordshire (Anh) đã làm một cuộc nghiên cứu cực kì công phu trên 400 người từ 18 đến 84 tuổi trong suốt hơn 10 năm, để tìm hiểu về quy luật may mắn của con người.

Qua nghiên cứu này, ông đã rút ra được khá nhiều điều lý thú và hữu ích cho tất cả mọi người muốn mình trở nên may mắn hơn:

Cuộc sống là một trò chơi tìm kiếm

Trong một cuộc thí nghiệm, GS Wiseman đưa cho người may mắn và xui xẻo 2 tờ báo và hỏi họ: “Hãy tìm cho tôi có bao nhiêu tấm hình trong tờ báo này?” Người xui xẻo mất 2 phút, trong khi người may mắn chỉ mất có vài giây. Tại sao lại như vậy?

Vì ở ngay trang 2 của tờ báo có một dòng chú thích: “Đừng tìm nữa, tờ báo này có 43 tấm hình”. Cuộc thí nghiệm được làm lại nhiều lần và người xui xẻo chẳng bao giờ nhìn ra dòng chữ ấy.

Bài học rút ra là: người xui xẻo đã bỏ lỡ cơ hội vì họ quá bận rộn, quá tập trung vào những gì đang làm. Trong khi đó, người may mắn luôn biết nhận ra những gì khác biệt hơn là những gì họ tìm kiếm.

May mắn thường gõ cửa những người luôn sáng tạo và luôn biết cách làm mới mình, làm mới môi trường xung quanh mình.

Nếu ví sự may mắn là trái táo và môi trường quanh bạn là một vườn táo. Hàng ngày, bạn chỉ cứ hái mãi ở một vườn, càng ngày bạn sẽ càng khó tìm thấy, vì táo ít đi từng ngày.

Nhưng nếu bạn sang một vườn táo mới, xác suất hái được táo của bạn sẽ tăng lên đột ngột. Đó chính là sự may mắn!

Biết là mình may mắn

Sở dĩ GS Wiseman chia ra làm hai loại người: may mắn và không may mắn vì… chính họ đã tự nhận mình là như vậy. Cùng một sự việc, người may mắn và xui xẻo có thể nhìn dưới 2 khía cạnh khác hẳn nhau.

Cũng như một đội tuyển tham dự Olympic vậy, năm nay họ thi đấu chỉ đoạt huy chương đồng, sang năm, họ tập luyện chăm chỉ hơn và rồi đạt huy chương bạc. Nhưng bạn hãy thử đoán xem, lúc nào họ vui hơn?

Khi đoạt huy chương bạc, họ cảm thấy xui xẻo vì chỉ còn một chút nữa thôi là họ có thể làm được điều tốt nhất. Còn khi chỉ đoạt huy chương đồng, họ lại thấy may mắn, vì nếu họ không cố gắng dù chỉ là một chút nữa thôi thì họ đã không có gì cả.

Các nhà nghiên cứu gọi đây là hiện tượng suy nghĩ “phản thực” (counter-factual). Những người may mắn là người biết biến sự xui xẻo thành cảm giác may mắn.

Trong một thí nghiệm khác, GS Wiseman đặt ra trường hợp rằng: một ngày bạn vào nhà băng, thế rồi bất chợt bọn cướp xuất hiện, chúng bắn bừa một viên đạn thế nào lại trúng vào vai bạn.

Quan điểm của người xui xẻo là: “Ôi trời, sao tôi xui xẻo đến thế. Đến nhà băng ngày nào không đến, lại đến đúng ngày có cướp viếng, đã thế lại bị tai bay đạn lạc”.

Trong khi đó, quan điểm của người may mắn là: “Ôi may quá! Đạn chỉ trúng vào vai mà không vào đầu mình”.

Chính quan điểm ấy giúp họ có một cuộc sống tràn đầy tự tin và hy vọng. Họ luôn lạc quan ngay cả khi khó khăn nhất.

Luyện để trở thành người may mắn

Mục đích của nghiên cứu này là rút ra những kinh nghiệm và thói quen có thể giúp chúng ta tìm thấy nhiều sự may mắn hơn.

GS Wiseman tổ chức một cuộc trao đổi giữa hai nhóm người. Những người may mắn sẽ nói về cách họ suy nghĩ, cảm nhận về cuộc sống, cách họ tìm kiếm may mắn, phá vỡ các thói quen và giải quyết những xui xẻo.

Những người xui xẻo được giao nhiệm vụ là hãy thay đổi một số thói quen, lối sống. Sau đó chỉ một tháng, những kết quả báo lại thật bất ngờ: 80% số người xui xẻo đã cảm thấy sống tốt hơn, vui vẻ hơn và may mắn hơn.

Alesadra nói: “Tuần trước, tôi thấy có một cái váy rất đẹp, nhưng không mua. Hôm sau tôi quay lại để mua thì người ta đã bán mất. Nếu là trước đây, tôi sẽ thất vọng, buồn rầu mà đi về. Nhưng sau khi đi một vòng, tôi lại tìm được một cái khác đẹp hơn và còn rẻ hơn thế. Thật là may mắn”.

Có lẽ, may mắn hay xui xẻo cũng chỉ là một khái niệm trừu tượng và do quan điểm của mỗi chúng ta. Vậy là bài học rút ra ở đây thật sự chẳng có gì cao siêu cả.

Nếu bạn muốn là người may mắn, hãy tự xếp hạng mình là người “số đỏ”. Hãy luôn suy nghĩ tích cực, rằng những may mắn đến với bạn là do bạn xứng đáng được hưởng, còn những xui xẻo chẳng qua là những thử thách giúp chúng ta cứng cỏi hơn mà thôi.

Hãy nhớ rằng: “Khi một cánh cửa sập lại với bạn, chắc chắn sẽ có 5, 7 cánh cửa khác trải thảm đỏ đón bạn”.

Theo: Reader’s Digest

Sức mạnh ý chí

 

SỨC MẠNH Ý CHÍ

 

Sức mạnh ý chí là khả năng kháng cự lại những cám dỗ khi bạn theo đuổi mục tiêu. Sức mạnh ý chí đóng vai trò lớn vào sự thành công trong cuộc sống, nhưng nó cũng là nguồn lực có hạn vốn có thể bị thiếu hụt nếu bạn liên tục nỗ lực trì hoãn sự thỏa mãn.

 

May mắn thay, chuyên gia tin rằng bạn có thể từng bước nỗ lực để thúc đẩy sức mạnh ý chí của bản thân.

Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, tập thiền, tập tự kiểm soát bản thân và tránh né những cám dỗ nếu có thể.

 

Sức mạnh ý chí có thể có nhiều thể hiện: động lực, sự quyết tâm, tự kỷ luật,, tự kiểm soát, sự kiên quyết.

Một số nhà nghiên cứu tin rằng sức mạnh ý chí được xác định một phần bởi di truyền. Tuy nhiên, những yếu tố khác như quá trình nuôi dưỡng, trải nghiệm sống, tính cách và các yếu tố kinh tế xã hội cũng có thể đóng vai trò nhất định.

 

Sức mạnh ý chí là nguồn lực có hạn?

 

Một số chuyên gia tin rằng tất cả mọi người đều có nguồn cung sức mạnh ý chí hạn chế, và nó giảm đi nếu bị sử dụng quá mức cũng giống như xăng xe vậy. Chỉ cần xe có xăng thì bạn có thể lái nó. Khi hết xăng, xe dừng, đơn giản vậy thôi! Hiện tượng này trong tâm lý gọi là “Bản ngã suy giảm.”

 

Nhà tâm lý học xã hội Roy Baumeister là một trong những người đầu tiên mô tả tình trạng bản ngã suy giảm

Baumeister giải thích điều này có nghĩa là những ai phải sử dụng sức mạnh ý chí để kháng cự lại cám dỗ đơn giản là không còn đủ năng lượng để toàn tâm toàn ý tham gia vào một thử thách khác liên quan đến sức mạnh ý chí.

 

Sức mạnh ý chí càng nhiều thì càng thành công?

 

Một số nhà tâm lý học có ý kiến cho rằng sức mạnh ý chí có thể dự đoán thành công trong cuộc sống.

– Có lòng tự trọng cao hơn.

– Có điểm bài thi SAT cao hơn.

– Kiểm soát căng thẳng hiệu quả hơn.

– Năng lực học tập ở trường tốt hơn.

 

Nghiên cứu cho thấy người có khả năng tự kiểm soát cao sẽ ít lạm dụng rượu bia và các chất khác hơn, có các mối quan hệ tốt hơn, và có ít vấn đề sức khỏe tâm thần hơn.

 

Kết quả này không phủ nhận kết luận của Mischel cho rằng sức mạnh ý chí hỗ trợ cho thành công. Tuy nhiên, họ cho rằng các yếu tố kinh tế xã hội và niềm tin cũng đóng một vai trò nhất định trong xác định sức mạnh ý chí.

 

Tạo sao sức mạnh ý chí lại quan trọng?

 

Sức mạnh ý chí ảnh hưởng lên mọi khía cạnh của cuộc sống. Nó giúp bạn theo đuổi mục tiêu và tận hưởng cảm giác thành tựu khi đạt được chúng.

Nó có thể cải thiện sức khỏe và giúp bạn cảm thấy hạnh phúc và trọn vẹn hơn trong cuộc sống.

 

Vấn đề là việc liên tục chống lại những ham muốn có thể làm tổn hại sức mạnh ý chí. Và việc luôn phải trì hoãn nhu cầu mà ham muốn có thể gây căng thẳng mãn tính và thậm chí gây hại cho sức khỏe tinh thần.

 

Từng bước tìm ra sự cân bằng trong cuộc sống có thể giúp bạn theo đuổi mục tiêu, xây dựng sức mạnh ý chí mà vẫn cho phép bản thân tận hưởng những điều khiến bản thân vui vẻ.

 

Làm sao để tăng cường sức mạnh ý chí.

 

Nhà tâm lý học nói rõ rằng chỉ mỗi sức mạnh ý chí thì không đảm bảo chắc chắn bạn sẽ thành công.

Thay vào đó, ông cho rằng nó là một kỹ năng có thể là một nguồn lực mạnh mẽ giúp đạt được mục tiêu, và con người ra có thể củng cố nó vào bất kỳ thời điểm nào trong đời. Có một số cách có thể giúp bạn cải thiện khả năng tự kiểm soát bản thân.

 

Tập như luyện cơ bắp. Hãy nghĩ sức mạnh ý chí cũng như cơ bắp. Như cơ bắp, sức mạnh ý chí có thể được tạo dựng và tăng cường cùng với thời gian và nỗ lực. Việc tập luyện sức mạnh ý chí cũng có thể khiến nó khó bị giảm sút hơn.

Huấn luyện ý chí có thể đưa đến kết quả tuyệt vời. Nhưng hãy nhớ rằng, “cố quá là quá cố”.

 

Ngủ đủ giấc. Thói quen ngủ không tốt (như ngủ quá ít hoặc quá nhiều) sẽ làm bạn kiệt quệ, cả thể chất và tinh thần. Và rồi, điều này lại ảnh hưởng đến khả năng kháng cự lại cám dỗ trong bạn.

Có nhiều nghiên cứu khác nhau đã phát hiện ra người thiếu ngủ sẽ dễ đầu hàng trước ham muốn, tập trung kém hơn và đưa ra nhiều quyết định liều lĩnh hơn.

 

Thiền. Thiền là một trong những cách hiệu quả nhất để làm tăng sức mạnh ý chí. Nghiên cứu chỉ ra rằng thường xuyên thiền chánh niệm có thể cải thiện mức độ tập trung và khả năng tự kiểm soát chính mình, ngay cả khi bạn đang không trong trạng thái thiền.

 

Càng thực hành kháng cự lại thôi thúc lang thang của não bộ, bạn sẽ càng dễ kháng cự lại những cám dỗ khác trong cuộc sống.

 

Tránh cám dỗ. Trong thí nghiệm kinh điển của Mischel, người nào tự làm bản thân xao nhãng có thể kháng cự lại cám dỗ lâu hơn Khi đối mặt với cám dỗ, dù là ham muốn được ăn, uống hay tiêu tiền, hãy thử chiến thuật “xa mặt cách lòng.”

Còn không, hãy chủ động mang cám dỗ ấy ra khỏi môi trường.

 

Nếu bạn không thể làm được như vậy, thì hãy tạm thời chuyển dời bản thân khỏi cám dỗ. Bạn có thể đi dạo, gọi cho một người bạn, hay đắm chìm vào một sở thích cho đến khi thôi thúc trôi qua.

 

Chiến lược này có thể có cách khác hiệu quả. Nếu bạn đang cố gắng vượt qua một chứng nghiện hành vi hoặc một hành vi có vấn đề như hút thuốc hoặc ăn vặt quá nhiều. Làm bản thân xao nhãng cho đến khi cơn thèm muốn qua đi có thể giúp bạn vững bước và đạt được mục tiêu.

 

Tóm lại

 

Sức mạnh ý chí có thể là một công cụ mạnh mẽ giúp ta đạt được mục tiêu. Dù bạn đang cố cải thiện sức khỏe, xây dựng một thói quen mới, hay kết thúc một chứng nghiện, thì việc xây dựng khả năng tự kiểm soát bản thân có thể giúp bạn chống lại cám dỗ một cách hiệu quả hơn.

 

Sức mạnh ý chí có thể bị suy giảm nếu bạn ứng phó với quá nhiều căng thẳng hoặc kháng cự quá nhiều cám dỗ trong cuộc sống. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn có thể tăng cường khả năng tự kiểm soát bản thân bằng thực hành, tự chăm sóc và tự nhận thức rõ về chính mình.

 

Tham khảo: Ainslie G. Willpower with and without effort. Behav Brain Sci. 2020;44:e30. doi:10.1017/S0140525X20000357