Thứ Năm, 1 tháng 6, 2023

Cách học nhanh nhất là bắt chước

CÁCH HỌC NHANH NHẤT LÀ BẮT CHƯỚC

Đầu tiên là bắt chước, và bắt chước hiệu quả nhất là tìm người giỏi cái đó, tôi có một thói quen là cứ thấy cái gì hay thì sẽ làm theo, không cần nghĩ nhiều trừ khi nó có khả năng để lại các hệ lụy nghiêm trọng.

Ví dụ thấy một người làm marketing hay, tôi sẽ học cách họ làm vài case study rồi cầm đi áp dụng hoặc thấy một người ném rổ hay, tôi sẽ lập tức học theo các tư thế mà họ đang thực hiện. Điều khác ở đây là tôi áp dụng tốt điều 1 để tìm ra điểm thích hợp cho bản thân, ở đó sẽ giao thoa mỗi kiến thức một ít. 

 

Những ví dụ này tuy rất đơn giản nhưng khái quát nên tôi thấy đó là một thói quen tốt. Tôi là một người rất logic nhưng vẫn thấy việc "nhất định phải hiểu tường tận" một cái gì đó thì mới làm là không cần thiết, vì có những cái không làm sẽ không hiểu nổi.

Nếu cứ ngồi đấy và mong hiểu hết mới làm thì bạn sẽ chả hiểu cái gì cả.

Hãy cứ bắt chước và liên tục đặt câu hỏi, đấy vẫn luôn là cách lớn lên của một đứa trẻ: bắt chước một cách có chọn lọc.

Tiếp theo, tìm người giỏi ở đâu? Cách tôi thường làm là học - học cách nói ngôn ngữ của những người mình muốn tiếp cận. Tôi thấy có 2 cách nhanh nhất để gần gũi với một người là có chung sở thích hoặc có chung một người để nói xấu.

Tất nhiên, tôi chọn phương án 1; hơn nữa, tôi thấy không nhất thiết phải là sở thích, chỉ cần dừng lại là cùng nói chuyện được về 1 chủ đề mà cả 2 hứng thú bàn luận là được rồi. 

Hoặc ở một số khía cạnh, thay vì học cách nói ngôn ngữ của họ, thì mình thể "trông giống họ". Ví dụ, cách nhanh nhất để chơi với 1 coder là đọc qua những thứ cơ bản về lập trình hay muốn giao lưu với một người làm thẩm mỹ, bước đầu bạn chỉ cần học về da một chút thôi.

"Học" với tôi luôn là tấm vé để bước vào cái bể của những người thích những thứ kiến thức đó.

Bản chất là để có một fast-track trong đời, bạn cần công cụ và cách sử dụng công cụ sao cho hiệu quả, cũng như người ta chế ra đồ đá, đồ sắt rồi hơi nước và giờ nó là 5G luôn rồi.

Nếu vào được những môi trường tốt thì các công cụ của bạn sẽ tốt, từ đó tốc độ bạn đi sẽ nhanh hơn một chút vì xuất phát điểm cao hơn người bình thường. Còn để nhanh hơn nhiều chút và về đích sớm hơn thì hoàn toàn vẫn là sự cố gắng của bản thân thôi.

 

Xin con đừng ngoan


XIN CON ĐỪNG NGOAN

 

Không biết từ bao giờ, "good" = con ngoan, đã trở thành nhận thức của hầu hết các bậc cha mẹ. "Không ngoan, không nghe lời, nổi loạn" đã trở thành cái mác chỉ những cô gái hư.

Nhưng trên thực tế, đây là một nhận thức thiên lệch trong việc nuôi dạy con gái, lâu ngày con gái bắt buộc phải "ngoan ngoãn, biết điều", nhưng điều đó sẽ khiến chúng ngày càng kìm nén những đòi hỏi thực sự của mình và cuối cùng trở nên quá tải về mặt cảm xúc.

 

Quá ngoan nên bị lừa. Quá vâng lời nên không dám phản kháng.

Có câu nói trong một bộ phim: "Điều quý giá nhất của cha và mẹ đối với một đứa trẻ là tạo cho con một môi trường lý tưởng và để con trở thành chính mình, thay vì là con người mà cha mẹ muốn con trở thành".

 

Nhiều bậc cha mẹ đóng khung con bằng một thứ "thạch tín" bọc đường, để con gái ép mình trở thành "hiền lành" để đáp ứng sự hài lòng của những người khác.

Cuối cùng, đứa trẻ trở thành "con ngoan trò giỏi" trong miệng thiên hạ, nhưng chúng đánh mất đi con người thật và chân chính nhất của mình.

 

Zhihu có một chủ đề tranh luận: "Một số gợi ý cho các cô gái là gì?". Câu trả lời từ những người khác là: Trở nên mạnh mẽ hơn, trở nên xinh đẹp hơn, trở nên ngầu hơn...

Họ có thể thử tất cả những gì mình thích, miễn đừng quá giới hạn, mà không quan tâm chuyện giới tính. Đối với hôn nhân cũng vậy, con gái không cần kết hôn vì yếu đuối và cần được che chở, cứu rỗi, thay vào đó, là một cá thể độc lập, họ có khả năng và ý thức để tồn tại độc lập.

 

Một chuyên gia đã từng nói: "Tôi thường thấy những cô gái được nuôi dạy ngoan ngoãn một cách vô lý trong lòng cha mẹ, khi chập chững ra ngoài đời và gặp những kẻ xấu xa, các cô bị chúng nghiền nát.

Các cô gái ấy thường bị cuốn vào thứ tình yêu với những kẻ gia trưởng vũ phu, những kẻ lạm dụng, rồi các cô không dám chạy trốn mà chỉ biết khóc rằng "tại sao anh ta lại đối xử với tôi như vậy"…

 

Quả vậy, quá hiền để chống lại cái xấu. Quá ngoan nên bị lừa. Quá vâng lời nên không dám phản kháng. Điều này gây hại cả đời. Bởi thế, cha mẹ cần hết sức lưu ý điểm này khi nuôi dạy con.

 

Đối với sự trưởng thành của các bé gái, cha mẹ không nhất thiết phải nuôi dạy chúng theo tiêu chuẩn đồng nhất "ngoan hiền, học giỏi". Thay vào đó, nên cho con gái nhiều không gian nhất có thể để tự do thể hiện, chẳng hạn: 

 

Khi đối mặt với những điều tiếng không hay, chúng có thể dũng cảm đáp trả và nói lên tiếng nói chân thật nhất trong trái tim mình;

Đối mặt với kỳ vọng của người khác, chúng không cần phải phục vụ và làm hài lòng họ, ngược lại chấp nhận khả năng và tính cách thật của mình;

Đối mặt với vai trò của chính mình, chúng không bao giờ cần đặt ra giới hạn trong chiếc mác "gái ngoan" mà luôn nỗ lực để tạo ra những bước đột phá.

 

ST

Thứ Tư, 31 tháng 5, 2023

Tuổi 23 chọn chồng theo kiểu nào?

 

TUỔI 23 CHỌN CHỒNG THEO KIỂU NÀO?

 

Theo Tiến sỹ Lê Thẩm Dương, những người từ 18 đến 25 là trạng thái tâm lý khẳng định làm người lớn.

Tuổi từ 18 đến 25 được gọi là tuổi khẳng định mình, cũng có người gọi là tuổi bản lề.

Một cánh cửa gỗ lim đẹp, chắc chắn và bắt mắt nhưng tấm bản lề ọp ẹp, cẩu thả sẽ không bao giờ làm nên được bộ cửa, nếu có thì đó cũng là bộ cửa có tuổi thọ "đếm từng ngày".

Tuổi xuân của bạn có bị chôn vùi hay không, phần lớn là do những gì bạn làm, bạn tư duy trong độ tuổi này.

 

Ở mỗi độ tuổi, con người ta có một sứ mạng lịch sử với cuộc đời của mình. Tâm lý của những người từ 18 đến 25 là trạng thái tâm lý khẳng định làm người lớn. Nam giới khẳng định bằng hút thuốc lá, hay khi chở bạn gái đi chơi, chỉ cần bạn gái vỗ vai bảo "anh đi chậm thể" là sẵn sàng vít ga hết công tơ mét.

 

Tuổi này rất thích bình luận. Với ai, cái gì họ cũng có "hứng" bình luận. Những bình luận của họ có xu hướng chê nhiều hơn khen, luôn đặt mình vào hệ quy chiếu mà mặc định là mình ở trên hết thảy.

 

Làm sao để bạn nhận ra những anh chàng trong độ tuổi 18 – 25 ngoài đường? Đó rất có thể là anh chàng mặc quần jeans, xăm trổ đầy người, vừa vít ga ngang qua làm bạn giật bắn mình.

Bạn đừng sợ, ra bóng đêm sợ ma thì thường hát lớn. Quần jeans, xăm trổ có khi chỉ là tấm mành vụng về che lấp bản lĩnh thấp bên trong họ.

 

Ở tuổi này, nữ giới khẳng định mình bằng giác quan thứ sáu cực kỳ nhạy, nhạy nhất trong cuộc đời họ. 

Đó là lý do bạn thường bắt gặp các bạn sinh viên mới ra trường trong độ tuổi này được tuyển nhiều vào các vị trí có đặc thù là giao tiếp nhiều với khách hàng. Doanh nghiệp nào cũng muốn "bóc lột" độ nhạy kỳ diệu này của họ. Độ nhạy này sẽ giảm dần theo độ tuổi.

 

Tuổi này muốn được họ yêu, bạn phải vừa cao to, vừa đẹp trai, vừa ga lăng, vừa biết chiều chuộng...

Tuy nhiên, nếu không đủ những tiêu chí này thì bạn cũng không nên tuyệt vọng. Hãy chờ thêm một thời gian nữa qua tuổi này, cô ấy sẽ nghĩ khác.

Tuổi đời lớn lên, các tiêu chí chọn người yêu sẽ rụng dần đến một lúc họ chỉ cần bạn là đàn ông và có tiền, thậm chí, đến 50 tuổi, chỉ còn một tiêu chí là... bạn có tiền.

 

Nếu so sánh anh người yêu lý tưởng của cô gái trong độ tuổi 18 - 23 với cái ly uống nước tôi đang bán thì bản chất của cái ly là món đồ đựng nước = anh chàng đó có phải là đàn ông đích thực hay không – đây chính là phần lõi của một sản phẩm.

 

Cái ly đó làm bằng thủy tinh, dung tích ngần này = tính tình, quan điểm, lối sống, ý chí – đây là phần thực của sản phẩm. Cái ly bán với hình thức mang đến tận nhà, mua 10 cái trở lên có khuyến mãi = cao to, đẹp trai - đây là phần giá trị gia tăng của sản phẩm.

 

Tuổi này trăm lựa chọn nhầm cả trăm. Nhìn một anh chàng đẹp trai là giá trị gia tăng, có thì tốt nhưng không phải là ưu tiên số 1. Ấy thế mà những cô gái tuổi này chỉ quan tâm đến giá trị gia tăng.

 

(*) Nội dung tham khảo cuốn sách: Cảm xúc là kẻ thù số một của thành công - Tiến sỹ Lê Thẩm Dương.