Thứ Năm, 5 tháng 5, 2022

Homeschooling phương pháp giáo dục thế kỷ 21

 

HOMESCHOOLING PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THẾ KỶ 21

Giáo dục tại nhà không còn chỉ là trẻ em được cha mẹ dạy ở nhà.

Năm 2016 có khoảng 1,7 triệu học sinh Mỹ, từ 5 đến 17 tuổi, được cho học ở nhà.

 

“Giờ đây học ở nhà có thể hiệu quả hơn học trên trường rất nhiều.” Tiến sĩ Joseph Murphy, giáo sư tại Đại học Vanderbilt, nói với ABC News.

 

“Việc học ở nhà rất tốt so với các trường công lập, nhưng câu hỏi thực sự là đứa bé bắt đầu từ đâu và đứa trẻ đã kết thúc ở đâu,” ông nói. “Rất nhiều trẻ em homeschool đã bắt đầu, sáu tháng hoặc một năm trước những đứa trẻ ở trường công lập, điều đó đã giải thích tại sao chúng thành công hơn.”

 

Giáo dục tại nhà ngày nay diễn ra trong các cộng đồng chung (co-ops), trong các trung tâm giáo dục tại nhà và thậm chí ở một số trường công lập như trẻ em ở nhà được phép tham gia các môn thể thao và một số lớp học.

 

Các chính sách giáo dục tại nhà khác nhau theo từng tiểu bang, với ít hơn một nửa kêu gọi cải tiến trong học tập của học sinh homeschooled được đánh giá.

Trong số 20 tiểu bang yêu cầu đánh giá, chỉ có 12 yêu cầu các bài kiểm tra được chuẩn hóa, theo tổ chức phi lợi nhuận Ủy ban Giáo dục của Hoa Kỳ.

 

Tuy nhiên, hầu hết các trường đại học yêu cầu các ứng viên homeschool cung cấp điểm SAT hoặc ACT, mặc dù một số trường đang điều chỉnh chính sách nhập học của họ để có thể thân thiện hơn với các ứng viên homeschool.

Bài viết này sẽ giới thiệu ba gia đình điển hình về mô hình cho con học ở nhà.

 

Gia đình Dillon: phong cách hỗn hợp

Beckett Dillon, 14 tuổi, ở Durham North Carolina, bắt đầu ngày học vào lúc 10:30 sáng. Một số ngày em có thể đăng nhập trực tuyến để tham gia lớp học ảo hoặc truy cập trang web mà gia đình cậu sử dụng để lập biểu đồ nghiên cứu của họ.

 

Cần một khoảng thời gian điều chỉnh khi các cháu quen với mẹ của chúng với tư cách là giáo viên của chúng, nhưng mẹ em bây giờ đặt niềm tin vào việc con cái học ở nhà vì điều đó làm cho họ trở thành một “gia đình gần gũi hơn”.

 

“Chúng tôi ăn tối cùng nhau mỗi tối. Chúng tôi đi du lịch vào những thời điểm bất thường, bà mẹ “Anne Dillon nói. “[Các chàng trai] giống như bạn bè hơn tôi nghĩ nếu chúng đến trường công lập.”

 

Gia đình Hyson: phong cách ‘Toàn diện

Một ngày học cho Uma Hyson, và Charlo Hyson, có thể bao gồm các bài học xiếc, thực hành hợp xướng hoặc đi bộ trong rừng gần nhà của họ ở Massachusetts, một tiểu bang không yêu cầu đánh giá tiến bộ trong học vấn của học sinh homeschooled.

 

Cha mẹ của Uma và Charlo, mô tả cách tiếp cận của họ đối với giáo dục tại nhà như một “cách tiếp cận toàn diện” cho phép “học tự định hướng” nơi Uma và Charlo có thể chọn theo đuổi sở thích riêng của chúng.

 

Cha mẹ các em cho biết một trong những quan niệm sai lầm lớn nhất về việc học ở nhà là “thiếu xã hội hóa”.

Cha mẹ các em khuyến khích chúng giao lưu với bạn bè trong khu phố, để cho “Chúng tự nghĩ ra điều gì đó và chúng đã đạt được khả năng trong tất cả các nhiệm vụ học tập mà chúng nhắm tới.”

 

Gia đình White: phong cách ‘Không trường học”

Vào bất kỳ ngày học nào, các con của bà White  Nakiah, Samuel và Ava – có thể sẽ đến viện bảo tàng, xem video trên YouTube, tham quan trang trại hoặc nướng bánh ở Dayton, Ohio, nhà của họ.

 

Nakiah 12 tuổi, Samuel 7 tuổi, và Ava 10 tuổi, tham gia giáo dục tại nhà được gọi là, trong đó thế giới là lớp học của chúng.

 

“Tôi coi việc bỏ học để có nhiều lối sống hơn, bởi vì nó không phải là thứ chúng tôi làm từ thứ Hai đến thứ Sáu, từ 7 giờ sáng đến 3 giờ chiều”, mẹ các em, bà Darcel White, nói. “Việc học không bao giờ dừng lại, nó liên tục 24/7”.

 

Bà Darcel White: “Tôi cảm thấy cha mẹ và con cái làm việc cùng nhau để cung cấp cho các con một nền giáo dục tốt nhất có thể.”

 

Khi được hỏi phần yêu thích của mình trong việc học ở nhà là gì, bà nói không cần phải ngồi vào bàn cả ngày như ở trường lớp, “nghe cô giáo giảng dễ buồn ngủ.”

 

Các em nói. “Cháu thích làm toán và cháu thích học cách nấu ăn và làm cách nào để tạo ra thứ của riêng mình”.

 

Bà Darcel White bắt đầu cho con mình học ở nhà khoảng 7 năm trước. Đứa trẻ lớn nhất của cô, Nakiah, là người mắc chứng khó đọc và có ý thức tự kỷ hoạt động cao, đóng một vai trò lớn trong quyết định của bà.

 

Bà White không xem mình là giáo viên cho con mình ở nhà, mà như là một “người hỗ trợ”.

“Tôi thiết kế nhà của chúng tôi theo một cách mà có những thứ rải rác khắp nơi và những đứa trẻ có thể dễ dàng tiếp cận chúng, nhặt chúng lên,”

bà nói. “Chúng tôi không thực sự có những ngày điển hình. Mỗi ngày lại khác nhau.”


Bà cũng tham gia vào một cộng đồng cho phép họ tham gia cùng các trẻ em khác trong các hoạt động khác nhau, cho dù các chuyến đi thực địa đến các địa phương hoặc đến nhà của nhau để tìm hiểu về các chủ đề khác nhau.

Bà nói thêm, “Bây giờ bạn thấy mọi người từ mọi tầng lớp xã hội đang học ở nhà.”


Tác giả: KATIE KINDELAN

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2022

Hiểu được lí do, bạn cũng sẽ tập co một chân như con gà này

 

HIỂU ĐƯỢC LÍ DO, BẠN CŨNG SẼ TẬP CO MỘT CHÂN NHƯ CON GÀ NÀY

Đứng một chân đang trở thành trào lưu mới, được nhiều người theo đuổi vì sự đơn giản, dễ thực hiện mà hiệu quả lại vô cùng đáng kinh ngạc đối với sức khỏe.

Cuốn sách dưỡng sinh nổi tiếng "Cầu y bất như cầu kỷ" (Nhờ cậy vào bác sĩ không bằng nhờ cậy chính mình) từng mô tả tư thế "Kim kê độc lập" là động tác đứng như trạng thái nghỉ ngơi của con gà vàng.

Đây vốn là động tác thể dục phổ biến trong Yoga và thái cực quyền. Trong tư liệu cổ, động tác "Kim kê độc lập" miêu tả động tác đứng như trạng thái nghỉ ngơi của con gà vàng. Từ cố chỉ kim, động tác đứng một chân vẫn được nhiều người đánh giá cao và tin tưởng tập luyện. Dù là yoga hay thái cực quyền, khí công đều chú trọng đến việc giữ thăng bằng.

Đứng một chân không vững thì dù còn trẻ, sức cũng yếu như người 60-70 tuổi

Theo Y sư Thái Hồng Quang - Chủ tịch Hội nghiên cứu sức khỏe của Hồng Kông, chân mỗi người đều có 6 kinh lạc đi qua, nơi chứa nhiều huyệt vị quan trọng của cơ thể. Bên cạnh đó, đây còn là nơi liên kết giữa các cơ quan nội tạng như phổi, thận, gan… Việc đứng một chân sẽ giúp những bộ phận của cơ thể trở lại trạng thái cân bằng, sức khỏe từ đó mà tốt hơn.

Mỗi ngày, đứng một chân trong 1 phút sẽ có tác dụng tốt đối với người bị huyết áp cao, đường trong máu cao, đau thắt lưng, thoái hóa đốt sống cổ, đồng thời có thể ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ do tuổi già.

Khi nhắm mắt lại để đứng một chân, nếu bạn không thể trụ vững 10 giây, nghĩa là khả năng tự cân bằng của cơ thể bạn đã bị thoái hóa bằng người 60-70 tuổi. Muốn trẻ hóa cần phải thường xuyên luyện tập để lấy lại sự cân bằng. Đứng một chân là biện pháp dưỡng sinh tốt nhất đối với những người muốn giữ trạng thái cân bằng về thể xác.

Theo các chuyên gia Đông y, vấn đề "mất cân bằng thể xác" được xem là khái niệm mơ hồ, nhiều người không biết cụ thể là gì và gây ra nguy hại nào cho sức khỏe. Theo lý thuyết thì "chân có khỏe, người mới khỏe". Nếu chân không đứng vững thì bạn không thể được xem là khỏe mạnh.

Khi cơ thể khó giữ thăng bằng, nghĩa là lục phủ ngũ tạng đang xuất hiện một vấn đề nào đó. Trong trường hợp này, bài tập đứng một chân chính là giải pháp để lấy lại sự cân bằng.

2.  Lợi ích khi đứng một chân

Khi bạn đứng bằng một chân, mọi ý nghĩ đều tập trung cao độ, tinh thần thư giãn, các kinh mạch trên cơ thể vận động nhịp nhàng, tạo nên một chuỗi những vận động ổn định từ đầu đến gót chân. Nhờ đó có thể cải thiện các hoạt động của mạch máu, phòng ngừa đột quỵ, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.

Đối với những người mắc bệnh lạnh tay lạnh chân, tuần hoàn máu ở chân kém, lúc nào cũng có cảm giác buốt, thực hiện động tác này sẽ giúp làm ấm cơ thể từ chân lên.

Động tác đứng một chân phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt nếu bạn thực hiện sớm từ khi còn trẻ, luyện lâu dần thành thói quen sẽ rất tốt cho sức khỏe. Khi về già sẽ giảm bớt các triệu chứng bệnh tật, tỷ lệ phát bệnh sau này sẽ giảm bớt, người dẻo dai và khỏe mạnh hơn. 

 Cách đứng: Một chân làm trụ, chân còn lại nâng cao, áp sát lòng bàn chân vào mặt trong của chân còn lại, càng lên cao càng tốt, thời gian càng lâu càng tốt.

Chúc bạn luôn vui khỏe.

"Dùng nghèo để nuôi con trai, dùng giàu để nuôi con gái"

 

"DÙNG NGHÈO ĐỂ NUÔI CON TRAI, DÙNG GIÀU ĐỂ NUÔI CON GÁI"

Đối với một cô gái thì gia đình chính là nền móng của cuộc đời. Nếu nền móng đó vững chắc thì cuộc đời về sau của cô ấy khả năng cao cũng sẽ tìm được một ý trung nhân, một công việc tốt và có một cuộc sống đủ đầy, viên mãn.

Tại sao vậy? Bởi vì họ không bị cái nghèo làm cho ám ảnh để trở nên thèm khát sự giàu có. Đủ sự bình tâm để nhìn nhận và chọn lựa một nửa hoàn hảo dành cho mình.

 

Một lần nọ, khi đám nữ sinh đang ngồi tám chuyện trong giờ lao động dưới gốc cây phượng ở sân trường thì bất ngờ một hot boy đi qua. Anh bạn này là con nhà giàu, dù mới là học sinh cấp 3 nhưng đã đi xe Spacy, dùng đồ hiệu. 

Phản ứng của bọn con gái chúng tôi rất khác nhau. Một nửa đám thì gào thét lên. Một số rất bình thản. Đám gào thét ấy đều là con nhà nghèo nhưng vô tư. Đám bình thản là tụi con gái nhà giàu. 

 

Đám bạn con nhà nghèo nhưng vô tư kia thường là người đã CHẤP NHẬN cái nghèo và sau này đúng là đều không đi đâu xa quê hương, luẩn quẩn sống bằng nghề làm ruộng, ruộng bán rồi đi làm công nhân, xuất khẩu lao động.

Đám con nhà giàu hiện tại đều đã lập gia đình với những người đàn ông tương xứng.

 

Đó chính là lý do mà ai đó đã nói rằng: "Nuôi con gái, nên nuôi bằng sự giàu có". Sự giàu có ở đây không có nghĩa là phung phí hay thừa thãi. Nó chính là sự tròn trịa, vừa đủ. 

Cha mẹ đủ hạnh phúc, đủ tri thức và sự hiểu biết, đủ tình yêu thương dành cho con, đủ tiền bạc để con gái không cảm thấy thiếu thốn.

Thêm cả "đủ sự dịu dàng và ngọt ngào" để con gái bạn sau này không trở thành một cô gái quá chanh chua nhưng cũng không quá nũng nịu tiểu thư công chúa.

 

Những phụ nữ lớn lên trong nghèo khó rồi từ hai bàn tay trắng gây dựng sự nghiệp thành công lẫy lừng lại quá trải nghiệm, quá hiểu đời. Đó là lý do khiến họ cô đơn vì rõ ràng Tập xác định đàn ông của họ đã bị thu hẹp ở phạm vi rất nhỏ.

Họ khó có thể rung động trước một anh chàng ủy mị, cũng không đánh giá cao những anh chàng đi làm công ăn lương. Cuối cùng lại vẫn là sự cô đơn bủa vây lấy cuộc đời của họ. Tất nhiên, những người phụ nữ như thế không có nhiều nhưng không quá ít.

 

Tóm lại, khi nuôi nấng, dạy dỗ một bé gái, cha mẹ cần cho con tình yêu thương, sự vững tâm, niềm tự hào về gia đình, vừa đủ về vật chất, cho con những tri thức, dạy con biết thế nào là tự lập và niềm kiêu hãnh khi được sống là chính mình, tin tưởng vào chính mình, tự quyết định cuộc đời mình mà không để bị hoàn cảnh nghèo túng chi phối.

 

Nhưng, những chàng trai sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó thì khác. sẽ vẫn có những người trong quá trình trưởng thành họ bị tha hóa nhân cách, lưu manh hóa… nhưng đa phần, những người đàn ông sinh ra trong gia đình nghèo thường lại rất chịu khó, cần cù và có chí tiến thủ rất cao. 

 

Nếu như, sự nghèo khó tạo cho con gái những yếu điểm thì nó lại trở thành một nguồn động lực rất lớn đối với các chàng trai để khiến họ trở nên mạnh mẽ, quyết liệt, kiên trì, bền bỉ.

Đó chính là khác biệt trong sự phát triển tâm sinh lý giữa con trai và con gái.

 

Sự khác biệt này ắt sẽ gây khó khăn đối với những gia đình có cả con trai và con gái. Bởi vì, họ phải dạy chúng theo những cách hoàn toàn khác nhau.

 

Đó cũng chính là một phần lý do tại sao người ta hay nói rằng "những gia đình sinh con một bề" khả năng cao sẽ giàu có hơn những gia đình sinh đủ nếp đủ tẻ. Nói thế đủ để chúng ta nhận thức được, việc nuôi dạy con cái quan trọng đến mức nào. 

 

Thực tế việc nuôi dạy con tại việt nam ra sao?

Việc sinh đẻ, nuôi nấng và dạy dỗ con cái tại Việt Nam lại thường do người mẹ đảm nhận phần nhiều. Tỷ lệ có thể là 70-30, thậm chí 80/90-10 trong trách nhiệm giữa mẹ và bố đối với con cái. Ấy mà, theo như khoa học đã chứng minh: mẹ lại thường bị hút bởi con trai hơn và đẩy con gái. Đó là sinh lý hết sức tự nhiên.

Bởi vậy, chúng ta thường thấy tấm gương những người CHỊ CẢ đảm đang hết lòng hy sinh cho các em.

 

Trong các ca khúc nổi tiếng như bài CHỊ TÔI mà Quang Linh từng hát cũng khắc họa rõ nét hình ảnh này. Nghe bài hát đó mà tôi cảm thấy xót xa. Ấy là, những bà mẹ Việt Nam của chúng ta cả trong thời đã xa và hiện tại đều có xu hướng nghiêm khắc với con gái và nuông chiều con trai. Không phải họ cố tình làm vậy đâu mà bởi CẢM XÚC của họ cứ bị đi theo chiều hướng như vậy.

 

Thành ra, con gái thì cứ trở nên rất cần cù, chăm chỉ, chịu thương, chịu khó, tự lập từ sớm mà con trai thì cứ nũng nịu mẹ, lớn rồi cũng chẳng chịu buông tay. Có phải rằng: ngoài kia, bạn bắt gặp vô số kể những người đàn ông lười biếng làm việc, yếu kém trong chuyên môn mà vẫn còn phụ thuộc vào bố mẹ khi đã ở vào độ tuổi cần phải tự lập không? Đó chính là sự lệch lạc của cán cân giáo dục giữa hai giới tính.

 

Đối với những gia đình mà công việc nuôi dạy con cái được chia đều 50-50 cho cả vợ và chồng, gia đình đó lại có cả con trai và con gái thì sự lệch lạc này thực sự không cần quá bận tâm. Bởi tất cả đã vừa đủ, tròn trịa để bù trừ.

Mẹ nghiêm khắc với con gái, nuông chiều con trai. Bố lại nghiêm khắc với con trai, nuông chiều con gái.

Bọn chúng lớn lên vừa được nghiêm khắc, vừa được vỗ về. Ắt đó sẽ là một môi trường tốt hơn cho sự phát triển nhân cách, tính cách.

 

Vậy cho nên, các bố mẹ à. Hãy cố gắng lên! Dù tôi biết rằng việc phân bổ thời gian, tâm sức sao cho đồng đều trong việc nuôi dạy các con là vô cùng khó khăn, nan giải nhưng vì những thế hệ tương lai CỰC PHẨM hãy cố gắng, cố gắng hơn nữa. Một chút nữa, một chút nữa thôi đôi khi cũng sẽ tạo nên những kết quả khác rồi.

 

Thêm một điều nữa mà tôi muốn nhấn mạnh:

- Các bà mẹ hãy ngọt ngào và dịu dàng hơn với con gái, nghiêm khắc hơn với con trai.

- Các ông bố hãy nghiêm khắc hơn với con gái và đừng quá khắt khe với con trai.

 

Cái khó chính là để con gái bạn được lớn lên như một cái cây mọc ở vùng đất phù sa ven sông màu mỡ còn con trai bạn lại như một cây cổ thụ bén rễ đâm sâu vào sỏi đá vươn cành trên núi cao.

Làm cha mẹ không dễ một chút nào. Chúc các bạn thành công