Chủ Nhật, 2 tháng 1, 2022

Hai thái độ của trẻ vị thành niên

HAI THÁI ĐỘ CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN

Tuổi vị thành niên (12 – 18 tuổi) là giai đoạn cực kỳ phức tạp, trẻ thấy cơ thể mình biến đổi, mất tất cả các điểm tựa đã có, phải rời xa tuổi thơ để đến với thế giới của người lớn. Nhưng thế giới này vẫn chưa phải là thế giới của chúng và thậm chí chính trẻ phản bác thế giới đó (trẻ thường xuyên đối lập với chúng ta và không thừa nhận cái uy quyền của người lớn) để tìm kiếm các điểm tựa mới từ bạn bè (và không phải lúc nào cũng là bạn bè ngoan).

Hormone thay đổi, cơ thể thay đổi khiến trẻ có ngoại hình gần giống như người lớn, những thay đổi về thể chất khiến trẻ có những thay đổi lớn về cảm xúc, tâm trạng dễ thay đổi: ví dụ như nhạy cảm hơn, dễ nổi giận bất ngờ, dễ nhiệt tình nhưng cũng dễ chán nản.

Đây là giai đoạn nổi loạn, việc học hỏi cuộc sống và khám phá sự thay đổi mới mẻ của bản thân được thực hiện thông qua những trải nghiệm, nhiều khi đó là những trải nghiệm rất mạo hiểm. Đây chính là một hình thức trẻ tìm kiếm giới hạn về sức mạnh và khả năng của chính mình. Vì vậy, trong giai đoạn này nhiều trẻ thường đùa giỡn với các vấn đề vấn đề liên quan đến pháp luật và có thể thử ăn trộm, hút thuốc, uống rượu hay sử dụng chất kích thích… và tình dục.

Sự xuất hiện của ham muốn tình dục là một sự đảo lộn đối với trẻ vị thành niên. Lúc này, đó là thứ ham muốn của người lớn, chứ không còn đơn thuần là những băn khoăn về tình dục như trong giai đoạn ấu thơ. Chúng không biết phải làm gì với những xung năng tình dục đang khuấy đảo và phản ứng đầu tiên chúng thường làm là tìm cách lờ nó đi (bằng cách trốn tránh trong các trò chơi điện tử chẳng hạn).

Chúng cũng không biết phải đề cập và ứng xử với các bạn khác giới như thế nào, những người bạn này vừa lôi cuốn chúng nhưng lại làm chúng e ngại (một đứa con trai thì phải ứng xử như thế nào để làm bạn gái thích mình mà không trở nên lố bịch và không bị từ chối? Một cô gái phải làm sao để một cậu con trai thích mình mà không nhượng bộ tất cả và cũng không để tuột mất bạn ấy trong tay của một đối thủ? Làm thế nào với một cơ thể đang thay đổi nhưng vẫn còn rất vụng về và chẳng duyên dáng gì, với cái giọng đang vỡ, với bộ ngực đang nhú?)

Tất cả những yếu tố trên làm cho trẻ vị thành niên thay đổi tâm trạng thường xuyên và khó hiểu (lúc này trẻ có thể là một người rất dịu hiền và tốt bụng và lúc sau lại trở nên khép kín, hung hăng và khó chịu).

Trước những xáo trộn này, trẻ vị thành niên có thể có hai thái độ hoàn toàn đối lập nhau :

Hoặc là trẻ không muốn rời bạn bè (gia đình mới của trẻ), với những người bạn này, trẻ tìm kiếm các điểm tựa mới (và làm vài điều dại dột).

Hoặc là trẻ phản ứng bằng cách chạy trốn và giam mình trong sự đơn độc bằng cách ở lỳ một mình trong phòng hoặc trước máy tính (đây là một cách để không phải đối đầu với các xung năng tình dục mới nảy sinh nhưng cũng là cách để không phải nghĩ).

Một đặc điểm nữa của tuổi vị thành niên đó chính là sự khao khát lớn lao đối với những ý tưởng, những vấn đề hiện sinh (hứng thú đối với những triết lí lớn lao hay đối với sự tìm kiếm về mặt tinh thần và tôn giáo).

Một giai đoạn thiếu niên “bùng nổ” – mặc dù nó thường đi kèm với sự mạo hiểm tột cùng trong nhiều lĩnh vực (các hành vi nguy cơ đa dạng, sử dụng các chất độc hại, tình dục – thường là điềm lành hơn là một giai đoạn thiếu niên quá yên lặng (ở đây, trẻ im lặng tất cả các xung đột và không giải quyết chúng).

Trường hợp thứ nhất có thể mở ra cho người trưởng thành một cuộc sống rất có tổ chức và vững vàng trong khi đó trường hợp thứ hai sẽ luôn luôn bị khuấy đảo bởi những xung đột nội tâm không được giải quyết, những trải nghiệm không được thực hiện.

Túi thơm phòng dịch bệnh của người xưa

 Túi thơm có nhiều hình dạng khác nhau. (Ảnh qua Kknews)

TÚI THƠM PHÒNG DỊCH BỆNH CỦA NGƯỜI XƯA

Một bảo vật bất ly thân phòng dịch bệnh của người xưa, đó là túi thơm. Túi thơm là một loại túi đeo, vì trong túi có chứa hương liệu nên có tên như vậy. Trong những ghi chép xưa, Túi thơm thường được buộc ở phần eo hoặc trên thắt lưng chỗ dưới khuỷu tay. Cũng có người buộc ở rèm giường ngủ hoặc trên xe ngựa.

Trong cuốn “Từ điển tượng trưng văn hóa Trung Quốc” của Học giả người Mỹ là Wolfram Eberhard có nói: “Trong một lần đại dịch, nghe nói Quảng Thành Tử y đạo cao minh, nên Hoàng Đế đến xin chỉ dạy phương pháp chữa trị dịch bệnh. Sau đó Quảng Thành Tử đã dùng hùng hoàng cho vào các gói và bảo Hoàng Đế hãy đeo nó bên người, kết quả đã chữa trị khỏi.” Do đó, từ thời thượng cổ, con người đã biết mang hương liệu trên người, đạt được tác dụng trừ tà phòng dịch.

“Quái đắc khinh phong tống dị hương, phinh đình Tiên tử duệ nghê thường”, ý chỉ mỹ nhân đời Đường không ai là không đeo túi thơm.
Đến thời Minh thịnh hành phong tục Tết Đoan Ngọ đeo túi thơm rất đa dạng, phong tục đeo túi thơm của những mỹ nữ phủ Khai Phong thời đó rất thịnh hành.

Tạo hình của túi thơm cũng rất đa dạng, có lỗ thông khí, dùng để phát tán mùi hương. Trên đỉnh có treo sợi tơ lụa, phía dưới buộc dây màu bện tết lại (bách cát) hoặc châu ngọc. Chất liệu túi thơm cũng rất phong phú, có cái dùng ngọc điêu khắc, có cái là dây vàng, dây bạc, điểm xuyết ngọc phỉ thúy và sợi lụa màu

Sách “Cựu Đường thư” – quyển 5 có chép: “An Lộc Sơn phản loạn, Huyền Tông chạy trốn khỏi Trường An, khi đi đến dốc Mã Ngôi, ban chết cho Dương Quý Phi, và an táng ở đó. Sau này Huyền Tông từ đất Thục trở về kinh đô, nhớ lại tình xưa, mật lệnh cải táng. Khi đào mộ cũ lên, phát hiện chiếc chăn màu tím ban đầu dùng để cuốn thi thể khi mai táng và cả thi thể đều đã mục nát, duy chỉ còn túi thơm là vẫn còn tốt”.

Tiếc là tài liệu cỗ không thấy ghi chất liệu thơm lá loại gì.

.


Thứ Bảy, 1 tháng 1, 2022

Vui cười đâu năm

 

VUI CƯỜI ĐÂU NĂM

1. NƯỚC HOA MÙI GÌ HẤP DẪN NHẤT

Một phụ nữ vào tiệm bán nước hoa và nói với cô bán hàng:

- Cô có loại nước hoa nào có thể khiến chồng tôi ở bên tôi suốt ngày mà không thể nào dứt ra được không?

- Chị muốn chồng của mình say mê chị có phải không?

- Đúng đúng!

- Vậy chị muốn phong cách gì? Nồng nàn quyến rũ hay sang trọng hoặc tươi mát sảng khoái đầy cảm hứng?

- Có lẽ, cô cho tôi loại nước hoa có mùi như mùi của cái máy tính nhà tôi, mà “chồng tôi dí mũi” vào nó suốt ngày là tốt nhất!

- !?!

2. MÓN QUÀ TẶNG ĐẦU NĂM.

Thấy bố mẹ vừa về đến ngõ, cu Tý chạy ra hớn hở khoe: - Mẹ ơi! Sáng nay có cô ở Sài Gòn đến nhà chơi. Cô tặng cho nhà mình một món quà và nói rằng: “Món quà của cô tuy nhỏ nhưng cũng đủ cho gia đình cháu dùng trong một năm”. Nghe thế, mẹ cu Tý mừng quýnh, hỏi ngay: - Món quà gì thế con? - Dạ, một quyển lịch! - !?