Câu chuyện của đế chế Samsung
Để hiểu hơn về câu
chuyện này, hãy quay trở lại 1 chút vào thời điểm cuối những năm 1960 khi Lee
Byung Chul người sáng lập Samsung, cha của Lee Kun Hee tìm kiếm người kế vị
mình trong số 3 người con trai.
Người Hàn Quốc vốn rất
kiêng kỵ việc "phế trưởng lập thứ" nên họ thấy bị sốc khi Byung-Chul
sa thải 2 người con trai lớn đang làm việc tại Samsung để đảm bảo Lee Kun Hee
có thể danh chính ngôn thuận bước lên ngai vàng mà không sợ bị 2 anh tranh
giành quyền lực sau khi cha mất. Là con trai út, Lee Kun Hee sở hữu tính cách
khá trầm lặng nhưng lại vô cùng quyết liệt.
Có lẽ chính vì sự
quyết liệt ấy mà khi Lee Kun Hee tuyên bố mình sẽ đổi giờ làm việc của Samsung
sang khung 7h sáng đến 4h chiều thay vì 9h sáng đến 6h chiều như đa số công ty
Hàn Quốc, dù bị phản đổi nhưng ông vẫn kiên quyết duy trì đến cùng.
"7h sáng làm việc
thì chưa có đối tác nào cả trong khi 4h chiều đối tác, khách hàng đang làm việc
với mình thì lại hết giờ. Vậy nên cái kế hoạch nhận sự này bị phản kháng rất
nhiều từ phòng nhân sự", cựu giám đốc nhân sự Samsung cho biết.
"Tôi là người đầu
tiên giơ tay ủng hộ kế hoạch ấy vì khi đó công việc của tôi rất bận rộn, xuyên
suốt từ 6h sáng đến 12h đêm. Có thời điểm vợ sinh con ở bệnh viện mà tôi không
đến được. Sau này công việc dừng lúc 4h chiều thì tôi có thời gian học thêm
tiếng Trung Quốc".
Một số tài liệu sau
này cũng kể rằng Lee Kun Hee yêu cầu tất cả nhân viên của mình rời nhiệm sở lúc
4h chiều để dành thời gian cho các hoạt động xã hội cũng như tham gia những
khóa đào tạo ngoài giờ của tập đoàn. Sau 4h chiều, ông thường tự mình gọi điện
đến các bộ phận của Samsung một cách ngẫu nhiên, bất kỳ ai trả lời điện thoại
sau 4h chiều đều bị quở mắng thậm tệ.
Cũng có lẽ vì tính
cách quyết liệt đó, khi Lee ra quyết định đưa ra các chính sách đào tạo của
mình, ông đã dự tính sẵn "5-10% nhân sự không thể thay đổi sẽ phải ra đi,
25-30% thấy sự thay đổi khó khăn sẽ được giao ít trách nhiệm hơn (giáng chức),
chỉ 5-10% quản lý "cải tạo tốt" mới trở thành hạt nhân của chế độ
mới".
Kết quả là trong suốt
những năm cuối thập niên 90, không 1 công ty nào trên thế giới có tốc độ thay
đổi nhân sự ở các vị trí lãnh đạo cao cấp nhanh như Samsung.
Năm 2003, sau 10 năm
cải cách, Samsung chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán Hàn Quốc, các
chỉ số tài chính được công khai. Theo đó, tổng giá trị của nhãn hiệu Samsung là
10,8 tỷ USD, đứng thứ 25 trong số các tập đoàn có giá trị lớn nhất toàn cầu.
"Tôi vô cùng tự
hào vì từ 1 doanh nghiệp đến cái radio cũng không làm được, sau 10 năm chúng
tôi lại có thể niêm yết trên thị trường chứng khoán", cựu giám đốc nhân sự
Samsung cho biết.
“Tôi vẫn còn nhớ như
in cảnh trong làng xóm tôi, gia đình nào mua được 1 cái TV Sony là cả xóm tập
trung lại xem. Bây giờ Sony bán ở Hàn Quốc bao nhiêu sản phẩm? Rất ít thôi,
giáo sư Ka tiết lộ.
Từ chỗ kém xa Sony,
hàng hóa liên tục nằm phủi bụi tại các siêu thị, Samsung đã trở thành ông lớn
trong mảng công nghệ, có số lượng điện thoại thông minh bán ra nhiều nhất trên
toàn cầu.
Lee Kun Hee là
gương mặt của thế hệ lãnh đạo thứ hai, người đã lãnh đạo ngành công nghiệp Hàn
Quốc sau cha mình, Lee Byung-chul. Nếu thế hệ thứ nhất đã đặt nền móng cho hiện
đại hóa kinh tế của Hàn Quốc, thì thế hệ thứ hai mà ông lãnh đạo sẽ toàn cầu
hóa nền kinh tế Hàn Quốc.
Trong nửa thế kỷ qua,
một trong những yếu tố tạo nên điều thần kỳ với nền kinh tế Hàn Quốc hùng mạnh
như hiện nay một phần nhờ vào "văn hóa ppalli-ppalli" - có nghĩa là
"nhanh nhanh". Tác phong nhanh nhẹn và hiệu suất lao động cao trong mọi
công việc đã giúp cho giới doanh nghiệp phát triển mạnh.
"Ppalli-ppalli" đã trở thành nguyên tắc vàng không chỉ với doanh nghiệp
mà còn cả với chính phủ Hàn Quốc. Việc thực hành nó không chỉ trở thành một phần
trong cuộc sống hàng ngày của người dân Hàn mà còn in sâu vào đầu họ như một
giá trị căn bản. Nhờ vào nền kinh tế vội vã này, Hàn Quốc đã đạt được những bước
dài trong một thời gian ngắn.
………….
Bán hàng của Samsung:
·
2018: 218,8 tỉ USD
2005: 69,9 “
Số điện thoại di động Samsung bán ra năm 2018: 295,04 triệu cái
·
Thị phần của Samsung trên thị trường điện thoại thông minh toàn cầu hơn
20% kể từ năm 2011, năm 2018 20,3%.