THẾ GIỚI CÓ HAI LOẠI NGƯỜI: HỌC TẬP VÀ KHÔNG HỌC TẬP
Benjamin Barber, nhà xã hội học nổi tiếng nói rằng: “Tôi không chia thế giới thành hai loại người khỏe mạnh và yếu ớt, hay thành đạt và thất bại... Tôi chia thế giới thành hai loại người học tập và không học tập.”
Tôi được nghe kể một câu chuyện như thế này.
“Hai con ngựa mỗi con kéo một xe hàng. Một con thì đi nhanh, một con thì vừa đi vừa nhởn nhơ gặm cỏ.
Người chủ thấy vậy đã mang toàn bộ hàng chất lên lưng con ngựa chậm chạp chuyển lên con ngựa đi nhanh.
Con ngựa lười thấy vậy cười khoái chí và nghĩ: ‘Hà hà! Càng nỗ lực thì lại càng bị đày đọa!’ Nhưng nó không ngờ rằng, cùng lúc đó người chủ lại nghĩ: ‘Một con ngựa là đủ để kéo xe rồi, tại sao mình lại phải nuôi 2 con?’ Kết cục con ngựa lười bị làm thịt.”
Câu chuyện về hai chú ngựa kể trên cho chúng ta thấy được bài học trong cuộc sống cũng như về hai loại hình tư duy của con người: tư duy cố định và tư duy phát triển. Bạn sở hữu loại tư duy nào?
Trong cuốn sách Tâm lý học
thành công của Carol S. Dweck, bà chia ra hai kiểu tư duy, tư duy cố định và tư duy phát triển.
Những người tư duy cố định thường cho rằng năng lực là cố định – và họ thường ít thành công hoặc khó duy trì sự thành công lâu bền còn những người có tư duy phát triển thì lại tin rằng năng lực có thể rèn luyện được.
Vậy tư duy có thay đổi được hay không và làm cách nào để thay đổi từ tư duy cố định sang tư duy phát triển?
Đối với những người có tư duy phát triển họ nghĩ rằng:
Tư duy là một phần quan trọng trong tính cách con người, nhưng chúng ta có thể thay đổi nó. Khi đã hiểu về hai kiểu tư duy, mọi người có thể hình thành lối suy nghĩ và phản ứng mới mẻ.
Nhiều người thường kiểm điểm lại mình mỗi khi rơi vào lối tư duy cố định – chẳng hạn như bỏ qua một cơ hội học tập, cảm thấy mình là kẻ thất bại, hoặc nản lòng trước những việc đòi hỏi nỗ lực lớn. Và sau đó họ đặt mình vào lối tư duy phát triển – quyết tâm chấp nhận thử thách, học hỏi từ thất bại, hoặc tiếp tục cố gắng.
Những người thuộc tư duy cố định
Không hẳn lúc nào cũng chỉ sống trong tư duy đó. Con người khi sinh ra đều có sẵn lòng ham học hỏi, nhưng tư duy cố định có thể dập tắt sự ham thích đó.
Hãy thử nhớ lại những khi bạn thích làm việc gì đó – giải câu đố chữ, chơi một môn thể thao, học một điệu nhảy mới.
Nhưng rồi việc đó ngày một trở nên khó khăn hơn và bạn muốn bỏ cuộc.
Hãy đặt mình vào lối tư duy phát triển. Hãy hình dung xem não bộ hình thành các mối liên hệ mới như thế nào khi bạn đối mặt với thách thức và học hỏi từ đó. Hãy tiếp tục dấn bước.