Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhân cách. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhân cách. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2024

Khiêm tốn và tự tin bạn sẽ thành công

 

KHIÊM TỐN VÀ TỰ TIN BẠN SẼ THÀNH CÔNG

 

Rất nhiều người trong chúng ta lầm tưởng khiêm tốn và tự tin là hai điều đối nghịch nhau.

 

Ví dụ: Nếu ai hỏi bạn “Làm được việc này không?”, người ta nghĩ rằng người khiêm tốn thì phải trả lời “Dạ, em cũng biết chút chút” trong khi thực sự mình đã có 10 năm kinh nghiệm.

Tức là người ta cho rằng cách nói chuyện khiêm tốn là cách tự hạ tài năng của mình như thế.

 

Sự thật là người nói với bạn “Em cũng biết chút chút” nghe rất thiếu tự tin. Nếu bạn đang tìm bác sĩ chữa bệnh gan, bạn không muốn nhờ bác sĩ chỉ “biết chút chút” về bệnh gan. Bạn muốn bác sĩ đã có ít nhất là 10 năm kinh nghiệm về bệnh gan.

 

• Tự tin hay thiếu tự tin về khả năng của mình thì chẳng ăn nhập gì đến khiêm tốn hay không khiêm tốn. Mình đã có 10 năm kinh nghiệm thì hãy nói: “Dạ em đã làm việc này 10 năm nay” hay “Em có 10 năm kinh nghiệm. Em tin là em sẽ làm tốt việc này.

 

”Nếu bạn thuê kỹ sư, luật sư, bác sĩ, công ty xây dựng… bạn muốn thuê người nói với bạn tự tin và chắc chắn như thế.

Và nếu bạn đã được vài giải thưởng y học về nghiên cứu gan, nếu bạn không muốn nói cho bệnh nhân nghe (vì họ cũng chẳng hiểu lắm về các giải y học), thì ít nhất cũng nên viết trên website của bạn, để các bệnh nhân có thể định giá bạn một chút.

 

Tự tin là nói đến khả năng của mình, và lòng tự tin của mình về công việc.

• Kiêu căng, hay thiếu khiêm tốn, là so sánh mình với người khác và cho rằng người khác dốt hơn, tồi hơn.

 

Người tử tế không cần so mình với ai và chẳng cần phải hạ ai xuống như thế. Đó là không khiêm tốn, đó là kiêu căng, và cũng thường phản ánh tâm ly’‎ thiếu tự tin.

 

Ta có thể tự tin về ta mà vẫn khiêm tốn trong ứng xử với người khác, kể cả trong cạnh tranh nghề nghiệp hay cạnh tranh kinh doanh.

 

– Không nói gì xấu đến đối thủ, tự nó là một hình thức khiêm tốn.

– Nâng người khác lên ngang mình là khiêm tốn. Ví dụ: “Nhà hàng đó có tiếng nấu ăn theo kiểu Bắc, nhà hàng của em nổi tiếng về nấu kiểu Nam.” Vẫn lịch sự với nhau như thế, nhưng không ảnh hưởng đến cạnh tranh kinh doanh của mình.

 

Khiêm tốn là cách mình ứng xử với người khác, cách mình nói về người khác, kể cả về đối thủ, một cách khiêm tốn, ân cần, tử tế, dù là cách nói mình vẫn rất tự tin, và dù mình vẫn không nhượng bộ chút nào khi nói về đối thủ.

 

• Sự thật là trong môi trường kinh doanh, mình tự cạnh tranh với chính mình thì đúng hơn là cạnh tranh với đối thủ. Các công ty chú trọng quá nhiều vào đối thủ thường không làm chủ tình thế, vì chỉ chạy theo và phản ứng đối với các chiêu thức của các công ty kia.

 

Cạnh tranh thực sự là cạnh tranh với chính mình, để công ty mình ngày càng sáng tạo, nhân viên ngày càng khắng khít và đoàn kết, khách hàng ngày càng tin tưởng và yêu mến mình.

Đối với khách hàng, mình là số 1, vì khách hàng thực sự yêu mình, như là hai người yêu nhau thì người tình của mình luôn luôn là số 1. Đó mới là cạnh tranh thực sự trong kinh doanh.

 

Lèm bèm nói xấu đối thủ thường là dốt, vì đặt trọng tâm của năng lực cạnh tranh vào sai chỗ. Lâu lâu để ‎y’ đến hành động của đối thủ để mình nắm vững tình hình trên thị trường thì được. Nhưng cạnh tranh thực sự luôn là cạnh tranh với chính mình.

 

Công ty cũng thế mà cá nhân cũng thế.

Cho nên hãy tự tin khi nói đến khả năng làm việc của mình. Và khiêm tốn bằng cách nâng người khác lên khi nói về người khác, và ngay với cả đối thủ của mình, ít nhất mình cũng nói về đối thủ một cách tử tế lịch sự.

 

Chúc các bạn một ngày tự tin và khiêm tốn.

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2024

Nói dối dễ thương, nói dối xảo trá

 

NÓI DỐI DỄ THƯƠNG, NÓI DỐI XẢO TRÁ

Trong các thí nghiệm được trình bày trên một công trình chưa công bố, Lewis cũng nhận thấy rằng trẻ em càng thông minh và càng chững chạc về tình cảm chừng nào thì càng nhiều khả năng là chúng sẽ nói dối dễ thương.

Cho đến khi chúng ta trở thành người lớn, hầu hết chúng ta sẽ nói dối thường xuyên.

Trong một nghiên cứu hồi năm 1996, Bella DePaulo, một nhà tâm lý xã hội tại Đại học California, Santa Barbara, nhận thấy rằng sinh viên đại học cứ ba lần giao tiếp xã hội thì nói dối khoảng một lần và những người lớn tuổi hơn thì nói dối một lần trong khoảng năm lần giao tiếp xã hội.

"Nói dối là hoàn toàn và tuyệt đối cần thiết trong một nền văn hóa mọi người chấp nhận về mặt đạo đức rằng chúng ta không nên làm tổn thương tình cảm của người khác."

Các mối quan hệ yêu đương của chúng ta cũng không tránh khỏi những lời dối trá.

Trong một nghiên cứu vào năm 1989 mà giờ đã trở thành kinh điển do bà Sandra Metts thực hiện tại Đại học Illinois, chỉ có 33 trong tổng số 390 người đã không thể nhớ lại một tình huống mà họ không hoàn toàn thành thật với người yêu. Đa số những người tham dự đều nói rằng họ không trung thực là để tránh làm tổn thương người yêu hay làm tổn hại mối quan hệ.

Làm chính trị phải nói dối?

Những kẻ mắc bệnh nói dối thường là những kẻ tự cao tự đại mà nhu cầu tự dối gạt bản thân được thúc đẩy bằng sự không biết xấu hổ, và nó ăn sâu đến nỗi họ cũng tin vào lời nói dối của chính mình - ngay cả khi họ nói ngược lại những sự thật hiển nhiên như ban ngày hay những phát ngôn của họ trước đây.

Nói dối trong chính trị đương nhiên không là điều mới mẻ, bà Vian Bakir, giáo sư truyền thông chính trị và báo chí tại Đại học Bangor thuộc xứ Wales nói. Triết gia cổ đại Plato thừa nhận giá trị của 'lời nói dối cao quý', bà nói, trong khi tác phẩm chính trị cổ điển 'The Prince' khẳng định vai trò thiết yếu của nói dối trong lãnh đạo chính trị.

Tuy nhiên, 'nói dối trong chính trị dường như đã trở nên quá mức trong những năm gần đây', Bakir nói.

"Điều đặc biệt tồi tệ về thời điểm hiện tại là một số chính trị gia trên khắp thế giới đã biến việc nói dối trơ trẽn trở thành thói quen và đương nhiên họ không quan tâm liệu họ có bị phát hiện hay không."

Dù có đủ bằng chứng về sự thiếu trung thực ở một số chính trị gia và tổ chức chính trị, nhưng nhóm các cử tri chủ chốt vẫn tiếp tục ủng hộ họ rất mạnh mẽ.

Bakir chỉ ra rằng các nghiên cứu cho thấy những người hết sức tin vào những thông tin sai lệch sẽ rất khó mà được thuyết phục khác đi và rằng loài người cũng mắc chứng thiên lệch - tức có khuynh hướng tin vào những điều phù hợp với thế giới quan của họ.

Tuy nhiên, trong một thế giới mà mọi người có thể tự động phát hiện được lời nói dối thì sự ủng hộ cho các chính trị gia không trung thực có thể không trụ được lâu.

Thế giới không có lời nói dối sẽ đẩy ngoại giao và quan hệ quốc tế vào hỗn loạn, nhưng cuối cùng người dân có thể sẽ được lợi từ những chính trị gia và quan chức trung thực hơn.

ST