TRIẾT LÝ VỀ "ĐÔI
DÉP" QUA GÓC NHÌN CỦA PHẬT GIÁO
Có một bài thơ nói về
triết lý đôi dép của nhà thơ Nguyễn Trung Kiên theo thể tự do, mỗi khổ có bốn
câu cho thấy đôi dép có lắm điều hấp dẫn, nhất là đối với đời sống của người
tại gia.
Sự gắn bó của đôi dép:
“Hai chiếc dép kia
gặp nhau tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà
chẳng rời nửa bước
Cùng gánh vác những
nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung, xuống
cát bụi cùng nhau”
Chúng ta sẽ có một tấm
gương để soi lại chính mình xem mình đã chăm sóc người bạn đời chu đáo chưa,
cuộc sống vợ chồng có khắng khít, lúc lên thảm nhung, khi xuống cát bụi cùng
nhau chưa.
Sự chung sức gắn bó và chia sẻ trách nhiệm:
“Cùng bước cùng mòn, không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức đời người
chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng kẻ
khác
Số phận
chiếc này phụ thuộc ở chiếc kia”
Khổ thơ thứ hai ý tưởng hay nhất là “Dẫu vinh nhục không đi cùng kẻ khác”. Tính cách
chung thủy của chúng trong mọi tình huống thuận hay nghịch, khổ đau hay bất hạnh
không bao giờ tách rời nhau.
Giá trị song hành của đôi dép, khi một trong hai chiếc lạc mất,
không thể tìm chiếc khác thế vào:
“Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế đều trở thành khập
khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ
biết
Hai chiếc
này chẳng phải một đôi đâu”
Sự thay thế này khập khiễng. “Giống
nhau lắm nhưng chẳng phải một đôi đâu”. Trong tình yêu, nếu cứ để
tâm mình trôi về quá khứ, về một mối tình nào đó rất đẹp thì ta không thể nào sống
hạnh phúc trong hiện tại. Cho nên đừng ôm hình ảnh quá khứ mà làm chết mối tình
trong hiện tại.
Giá trị của sự có đôi trong đời:
“Đôi dép vô tri khắng khít song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả
dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản
bội
Lối đi
nào cũng có mặt cả đôi”
Đôi dép, chẳng thề thốt chẳng hứa hẹn nhưng sống bằng sự phát tâm, gắn bó khắng
khít: “Lối đi nào cũng có mặt cả đôi”.
Sự gắn bó nhau là yêu cầu tạo hạnh phúc:
“Không thể thiếu nhau trên bước đường đời
Dù mỗi chiếc ở mỗi bên phải trái
Nhưng tôi yêu em ở những điều
ngược lại
Gắn bó
nhau vì một lối đi chung”
Đời sống vợ chồng cần
có nhau trên mọi bước đường đời. Ta có nhau không chỉ mục đích duy nhất
là đi cùng một lối. Trong kinh đức Phật nêu ra bốn yếu tố: Đồng tín (niềm
tin), đồng chí (lý tưởng, quan điểm), đồng hạnh, (đời sống đạo đức), đồng thí, (rộng
lượng, chia sẻ).
Tủ
Sách Đạo Phật Ngày Nay