Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

Người anh triệu phú tìm ra lý do em trai trở nên vô gia cư


Cùng một bệ xuất phát, nhưng Ivan (Anh) sớm trở nên thành công, trong khi em trai David ngày càng thảm hại vì luôn phán xét.

"Tinh hoa tài chính" là danh hiệu mà nhiều người đặt cho Ivan Massow (51 tuổi, London). Còn David (50 tuổi) chỉ luôn mồm rủa anh trai mình - Ivan là gã tư bản đạo đức giả.

Một người đàn ông giàu có, người kia nghèo cùng cực. Thật khó để tưởng tượng rằng hai người không liên quan này thực sự là anh em. Trong 25 năm qua, sự khác biệt rất lớn giữa độ giàu có và địa vị xã hội đã khiến họ ngày càng xa cách.
Ivan và David sinh ra trong một gia đình bình thường, bố là cảnh sát, mẹ là nhân viên ngân hàng. Hai anh em ăn cùng một loại thức ăn, mặc gần như cùng một bộ quần áo và đi học cùng trường. David là em trai nên được nuông chiều hơn, đó là sự khác biệt duy nhất giữa hai anh em.

Ivan vẫn còn nhớ rằng khi còn nhỏ, anh luôn dậy sớm đi cắt cỏ kiếm tiền cho gia đình. Nhưng David vẫn có thể ngủ, sau đó thưởng thức bữa ăn sáng do mẹ chuẩn bị.
"Tôi làm việc hùng hục và khi trở về nhà với một cơ thể mệt mỏi, tôi thường thấy David đã không làm gì cả ngày", Ivan nói.
David hay đi phá những tài sản công cộng, còn lấy sách đem bán để mua thuốc lá. Thế nhưng bố mẹ vẫn bảo vệ người con này, khiến Ivan rất buồn bã khi còn nhỏ. Sự nuông chiều quá mức chắc chắn đã mang lại một tác động tiêu cực không thể xóa nhòa đối với David.


Triệu phú Ivan Massow còn là người có tiếng nói chính trị, bảo vệ quyền đồng giới. Ảnh: The Guardian.



Khi Ivan 21 tuổi, anh bắt đầu kinh doanh riêng và kiếm được khoản tiền lớn đầu tiên trong đời. Sau đó, anh chuyển nhượng doanh nghiệp cho người khác với giá một triệu bảng (khoảng 30 tỷ đồng). Anh dùng tiền này làm vốn khởi nghiệp rồi lặp lại vòng tròn trên. Sau 10 năm, anh trở thành triệu phú.
Khi việc kinh doanh của Ivan đã đi vào quỹ đạo, David mới đi học đại học. Tốt nghiệp đại học, David đến học việc tại công ty của anh trai, nhưng được vài tháng lại từ bỏ. Sự nghiệp của Ivan ngày càng thịnh vượng và David ghen tị với anh trai của mình.

Thuở nhỏ được chiều chuộng, David luôn cho mình là đúng, cho rằng giàu có là sự cướp bóc. Ảnh: The Guardian.
 
David đặt ra mục tiêu làm giàu thật nhanh nên đã thử nhiều nghề khác nhau nhưng đều thất bại. Theo thời gian, David bắt đầu từ bỏ chính mình. Anh ta trở nên hoài nghi. "Điều gì tạo nên người giàu? Không phải là bằng cách hút máu người nghèo sao?" luôn là suy nghĩ của người đàn ông này.

Người em bắt đầu có tuổi và ngày ngày chìm xuống hố đen. Anh ta không kết hôn, không có con và cách duy nhất để kiếm sống là làm việc tối mặt trên công trường. Nơi duy nhất để sống là một chiếc ôtô cũ bị hỏng. Không có công việc nào David làm quá một năm.

Năm 2010, Ivan đã có nhà phố 5 tầng ở London, biệt thự ở hạt East Sussex và villa ở Barcelona. Cuộc sống của hai người ngày càng ở hai thế giới tách biệt. Trong 25 năm, hai người không hề gặp nhau. Truyền thông Anh ưu ái làm một bộ phim tài liệu yêu cầu cả hai đổi vị trí cho nhau trong 4 ngày mong làm giảm sự căng thẳng giữa hai anh em.

Khi Ivan ở trong xe của em trai 4 ngày, anh cảm thấy quá khiếp hãi. Không có nhà vệ sinh, không có phòng tắm, lộn xộn như một bãi rác. Ở đây, David còn viết một cuốn tiểu thuyết dựa trên kinh nghiệm lạm dụng ma túy.
Ivan nhận ra vấn đề khiến em trai rơi xuống hố sâu chính là sự tự do. Những thứ bình thường trong xã hội văn minh như một bộ đồ chỉnh tề ở nơi công cộng hay xuất hiện tại một sự kiện đúng giờ dường như không có trong tâm trí David.

Về mặt chính trị, người em trai có ý kiến rất bảo thủ, luôn tin rằng nước Anh sẽ sụp đổ. David tham gia những buổi thảo luận giữa những nhóm người có ý tưởng cực đoan hàng tháng. Ivan thấy rằng lập luận của họ khác xa với tình hình thực tế. Họ đưa ra quan điểm, nhưng không có dẫn chứng rõ ràng, cụ thể.

Tóm lại, không tìm được công việc và sống quanh những người quá rảnh rỗi và tiêu cực, David không thể không bị cuốn theo những vòng xoáy đó. Điều duy nhất an ủi cho David là công việc thợ xây mà anh làm được trong vòng 10 tháng.
David khi vừa bước vào thử thách làm phim tài liệu cảm thấy bực tức khi biết trong nhiều năm qua anh trai đã âm thầm tài trợ tiền cho mình. Đó là những lần trúng số, trúng thưởng hay được trả lương cao hơn bình thường.

Sau đó, David được đưa đi tham dự một bữa tiệc ở tầng lớp xã hội cao, gặp gỡ các nhà lãnh đạo, tham gia các triển lãm nghệ thuật từ thiện hay học cưỡi ngựa. Điều ngạc nhiên là David làm tốt hơn Ivan nghĩ. David rất biết lắng nghe, thông minh và có nhiều ý kiến sáng tạo.

"David không hoàn toàn vô dụng, cậu ấy có tiềm năng nhưng thiếu môi trường tốt để thể hiện", Ivan nói.
Người em trai thôi không phàn nàn về chính phủ, sự bất công xã hội và thôi dùng niềm tin về tín ngưỡng để giải quyết những vấn đề thực tế. Anh nhận ra, siêng năng từ nhỏ, khi lớn cũng sẽ làm mọi thứ như một thói quen.
"Người thành công luôn học hỏi, tôn trọng lẫn nhau, còn tôi chỉ toàn chống đối và phản bác vô lý, đó dường như là sở thích của tôi. Điều này làm mọi thứ tồi tệ hơn, tôi luôn cáu gắt và chế giễu người giàu", David chia sẻ.

David cũng nhận ra rằng anh trai mình đã phải làm rất nhiều thứ để có thể có được ngày hôm nay. Những đóng góp cho cộng đồng của Ivan là vô kể, không phải là kẻ đạo đức giả như người em trai nghĩ. "Không có gì thành công mà không cần sự nỗ lực", David bày tỏ.
Sau chương trình, họ dành cho nhau một cái ôm. Họ đều biết rằng mình đã quá già để bị bức tường vô hình kia ngăn cách. Bộ phim tài liệu này mang tên "Sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo" đã làm nước Anh rúng động bởi nhiều người nhận ra xã hội đã bị phân hóa tàn bạo đến mức nào.

Trọng Nghĩa. Theo VnE/The Guardian


Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta vào cuối thế kỷ XIX.


Một giai đoạn đau buồn trong lịch sử dân tộc, đó là khi thực dân Pháp xâm lược nước ta vào cuối thế kỷ XIX.

Xem lại lịch sử giai đoạn này, ngoài quyết tâm đánh pháp của Trương Công Định và các văn thân, sỹ phu với nhưng tấm gương hy sinh anh dũng (thực ra cả Triều đình Nhà Nguyễn cũng quyết tâm đánh Pháp) còn có các sự kiện khác mà người Việt Nam có lương tri nào khi xem lại cũng cảm thấy xấu hổ.


Trận thành Hà Nội

Chỉ có 120 binh lính Pháp do một đại úy chỉ huy cộng với vài chục lính mộ người Việt và người một số nước Châu Á khác đi theo hỗ trợ (10 người âu, 30 người châu á, 150 lính mộ Vân Nam) cùng với 08 khẩu pháo mà hạ thành Hà Nội do một vị đại tướng của Việt Nam chỉ huy với 7 ngàn quân, chỉ trong nháy mắt! (chưa đến 1 tiếng đồng hồ trong ngày 20/11/1873)


Đại úy Garnier, 34 tuổi


Đại úy Garnier yêu cầu nộp thành, ta không theo. Y ra lệnh công thành. Nên nhớ, quân ta đông gấp vài chục lần quân Pháp, lại là một dân tộc văn minh chứ không còn ở giai đoạn bán khai như người da đen ở châu Phi hay còn dùng công cụ đồ đá như người Azteca ở Mexico. Nếu xáp chiến thì chỉ cần dùng quả đấm cũng có thể đè bẹp quân Pháp. Nên nhớ vũ khí thời đó của quân Pháp cũng khá thô sơ. Tiếc thay, chỉ vài loạt đạn của quân Pháp quân ta vứt súng chạy như vịt còn trơ lại vị Tổng đốc bị thương. Con trai Cụ là Nguyễn Lân cũng bị bắn chết.

8 lính Pháp hạ thành Ninh Bình 

Các sự kiện tiếp theo còn bi thảm hơn. Ngày 05/12/1873, chỉ có 7 lính Pháp và 2 lính mộ đi ca nô đến thành Ninh Bình bắt quan tuần phủ và hạ thành; lúc đó trong thành có 1700 quân trấn giữ. 

Hạ thành Nam Định

Chỉ có 50 lính pháp và một số lính mộ tấn công thành Nam Định có hàng ngàn quân. Việc quân Pháp dùng ngay các thanh chướng ngại làm thang leo lên mặt thành cũng đủ thấy sức kháng cự của quân ta không đáng kể. Thành Hải Dương còn thất thủ một cách khôi hài hơn. Chỉ có hơn hai chục lính pháp tấn công thành; táo tợn đến mức đu người lên cánh cửa để nhòm vào trong thành. Sau vài loạt đạn, lãnh binh Vi Văn Đông vội vàng bỏ trốn, quan binh thấy thế cũng trốn sạch. Quân Pháp phá cổng vào thành, thành mất.


Sỹ quan Pháp phát súng cho lính mộ tình nguyện người Việt

Tại sao một dân tộc đã từng đánh thắng hàng vạn quân Tống, Nguyên, Minh, Thanh lại bạc nhược như vậy. Cũng vẫn dân tộc ấy thôi 80 năm sau, bằng vũ khí cũng kém hơn đã đánh bại chính đế quốc pháp trang bị tối tân hơn nhiều?!

Nhiều người cho rằng ta thua Pháp vì súng đạn ta không bằng Pháp. Điều đó không sai nhưng thực ra không hoàn toàn đúng. Súng đạn của quân Nhà Nguyễn cũng được nhập từ phương Tây và chỉ thua súng đạn của pháp một thế hệ. Thậm chí bằng lò rèn thủ công mà ông Cao Thắng ở núi rừng Vụ Quang còn chế tạo được gần giống súng của Pháp.

Ta thua pháp về tổ chức chiến tranh nhưng điều này có thể học hỏi và thay đổi được vì cuộc chiến tranh pháp – việt kéo dài 30 năm (1859 – 1888).
Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến thất bại của người Việt Nam chính là sự thờ ơ của đa số người dân trước thời cuộc, trước vận mệnh của đất nước.
Người dân dửng dưng trước thời cuộc, trước nguy cơ mất nước vì xã hội Việt Nam đã chia rẽ sâu sắc.

Chúng ta vẫn có thể thua Pháp vì trình độ phát triển của họ lúc bấy giờ hơn hẳn ta nhưng thua như kiểu vua quan nhà Nguyễn là một nỗi nhục lớn lao mà không nên quên. Bởi vì nếu quên, nếu cố tình không sòng phẳng với lịch sử có thể dân tộc Việt Nam lại lặp lại sai lầm tương tự trong tương lai./. 

Trích trong bài Suy nghĩ về một bài ca dao và thái độ của người dân trước thời cuộc, đăng trên nghiencuulichsu.com/ ngày1/4/2019