Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

GS Hồ Ngọc Đại: Tôi là kẻ gây bất hòa!


GS Hồ Ngọc Đại: Tôi là kẻ gây bất hòa!

(VTC News) - Có một nhà văn gọi tôi là “kẻ gieo bất hòa”. Họ còn nói rằng tôi đi đến đâu là lập tức ở đấy chia thành hai phe: ủng hộ và chống đối.

- Thưa ông, thời bấy giờ ông có một vị thế xã hội cực kỳ thuận lợi: là con rể đương kim Tổng Bí thư Lê Duẩn. Tại sao ông không đi theo con đường quan lộ mà lại xin đi dạy lớp 1?

GS Hồ Ngọc Đại: Có lần tôi được mời tới để giao cho chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục. Tôi nói: “Các anh cho tôi đi dạy lớp 1 thôi!”. Họ tròn mắt ngạc nhiên. Tôi nói: “Làm Thứ trưởng giỏi hơn tôi có, nếu không cỡ hàng trăm cũng vài chục người. Còn dạy lớp 1 giỏi hơn tôi không phải ai cũng làm được đâu”. 

Quan niệm của tôi là dứt khoát và rõ ràng: “Đi học về là để dạy người”. Tôi còn nhớ có lần ông Tô (Thủ tướng Phạm Văn Đồng - TG) hỏi tôi là “Anh học được cái gì?”. Tôi bảo tôi học được cái nghề. 


- Nhưng nếu làm Thứ trưởng và sau này lên Bộ trưởng thì việc đưa CNGD của ông vào áp dụng sẽ thuận lợi hơn không?

GS Hồ Ngọc Đại: Tôi thích nhất cái lý luận của anh hùng Núp: “Lính Pháp cũng có thể bị bắn chảy máu”. Tôi cảm động nhất đoạn nhà văn Nguyên Ngọc tả anh Núp bắn thằng lính Pháp chảy máu. Anh hùng Núp sướng quá kêu lên: “Nó đã chảy máu!”. 

Thế thôi, thế là đủ rồi. Mục đích của tôi là làm cho tất cả các quan niệm về nền giáo dục đương thời mất thiêng.
- Đương thời, Tổng Bí thư Lê Duẩn có bao giờ chia sẻ về công việc giáo dục với ông không?

GS Hồ Ngọc Đại: Có, ông rất thông cảm. Ông nói những quan niệm của tôi là đúng. Nói chung, với Tổng Bí thư Lê Duẩn, tôi coi ông vừa là lãnh tụ, vừa là người thầy về trí tuệ, vừa là người cha, vừa là người bạn. 
Trong gia đình là cha nhưng trao đổi câu chuyện lại là bạn. Khi nói chuyện với tôi, ông luôn luôn thẳng thắn như với bạn bè. Ngay cả việc tôi không nhận chức Thứ trưởng, ông cũng bảo: “Mày đúng!”.

-Ông là người hay nói thẳng, đôi khi rất gay gắt. Vậy có bao giờ ông bị Tổng Bí thư Lê Duẩn quở trách chưa?

GS Hồ Ngọc Đại: Khi mới về nước, tôi có viết một bài đăng trên báo Tổ Quốc. Bài báo đại ý là 4.000 năm qua, Việt Nam như là con thuyền đi giữa dòng sông tĩnh lặng, hai bên có hai bờ. Nhưng hiện nay con thuyền ấy đã ra đến cửa biển. 

Vì vậy chỉ có hai cách: hoặc là cắm sào neo lại cửa biển, hoặc là lao ra đại dương. Mà muốn lao ra đại dương thì phải đổi thuyền và thay lái. Bên tuyên huấn đưa tờ báo cho ông và báo cáo: “Thưa anh, cậu Đại viết lách thế này đây!”. Sau khi xem xong bài báo, ông gọi tôi và bảo: “Nội dung bài báo thì không có vấn đề gì nhưng giọng điệu thì còn tiểu tư sản lắm”. Rồi ông chỉ vào tôi: “Marx ở tuổi này chín lắm rồi chứ không bồng bột như vậy đâu”.       
                                             
Kẻ gây bất hòa
GS Hồ Ngọc Đại: Tôi là kẻ gây bất hòa!
GS Hồ Ngọc Đại cả một đời tâm huyết cho sự nghiệp đổi mới giáo dục
(Ảnh: Phạm Thịnh)
 

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

GS Hồ Ngọc Đại: Giáo dục vì lợi ích của ai?


GS Hồ Ngọc Đại: 

Giáo dục vì lợi ích của ai?


Theo GS Hồ Ngọc Đại, một đứa trẻ học giỏi toán đáng được đề cao thì những đứa trẻ chăm quét nhà cũng nên được khen. Quan niệm về sự bình đẳng, dám chịu trách nhiệm, biết chia sẻ là điều tiên quyết trong giáo dục hiện đại.

Và nếu muốn đổi mới tận gốc nền giáo dục Việt Nam thì phải bắt đầu từ lớp 1. Thế nhưng, nền giáo dục nước ta hiện không xác định được mục đích cơ bản nên sách giáo khoa toàn sử dụng “vốn tự có” và vì lợi ích của chính họ. PetroTimes đã có cuộc trao đổi với giáo sư về câu chuyện này.


Hồ Ngọc Đại, giáo dục, trẻ em, học, chơi
Giáo sư Hồ Ngọc Đại

“Có đến đâu làm đến đó”
- Gần đây dư luận đang sôi nổi bàn về việc học sinh phổ thông chỉ cần học 9 năm là đủ, giáo sư nghĩ thế nào về vấn đề này?

- Học 9 năm hay 12 năm không phải là vấn đề cốt lõi. Thực ra, xưa nay người ta không dám công khai đề cập đến vấn đề của giáo dục Việt Nam là giáo dục vì lợi ích của ai? Tôi có thể khẳng định, ở bất cứ thời đại nào, đó vẫn là câu hỏi mấu chốt nhất.

Vì lợi ích của ai mà cần học 9 năm hay 12 năm? Theo tôi, có hai lợi ích và hai cách xử lý, một là lợi ích của người hưởng giáo dục và lợi ích của những người xung quanh nó bao gồm thầy giáo, gia đình, các nhà quản lý, Đảng và Nhà nước… Nếu lợi ích đó mọi người không nói ra một cách công khai, minh bạch thì sẽ làm giáo dục một cách “ậm ờ”.

Sai lầm hiện nay là không xác định được đâu là mục đích cơ bản của giáo dục vì lợi ích của ai. Vì thế, những người viết sách giáo khoa về cơ bản là vì lợi ích của chính họ. Tất nhiên không ai dám nói ra điều đó, nhưng bản chất là như vậy.

- Thế nhưng, người ta đang có ý định viết lại sách giáo khoa. Nói như thế, chẳng hóa ra là chúng ta lại đang thay cái sai bằng một cái sai khác?

- Nhiều nhà giáo dục hiện nay đều dùng “vốn tự có” để kiếm sống, tức là luyện đại học rồi phiên phiến dùng kiến thức đó để dạy phổ thông. Viết giáo khoa nhưng họ không nghiên cứu đối tượng mà họ phải phục vụ. Ví như chuyện huy động những người dạy đại học viết sách giáo khoa phổ thông là điều hoàn toàn vớ vẩn vì họ có biết gì về phổ thông, về trẻ em đâu. Với mấy chữ “vốn tự có” họ viết “phiên phiến” đi là thành sách giáo khoa phổ thông. Đã có lần tôi gọi một số người viết sách giáo khoa vừa bất tài vừa thất đức. Và điều nguy hiểm nhất là họ chỉ vì lợi ích của chính họ, bằng “vốn tự có” của họ. Đó là điểm mấu chốt nhất mà có ai dám nói ra đâu? Họ nhân danh nhiều thứ, nhưng bản chất là phục vụ lợi ích cho chính họ. Và khi mà người ta đặt lợi ích của mình lên trên hết thì con trẻ sao còn được coi trọng nữa.


Hồ Ngọc Đại, giáo dục, trẻ em, học, chơi
Làm thế nào để mỗi ngày đến trường là một ngày vui

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

Xác chết tự tìm đường về nhà






Những xác chết tự tìm đường về nhà có thể khiến nhiều người phải rùng mình sợ hãi,
tuy nhiên, đối với người Toraja ở Indonesia thì việc này hết sức bình thường.




Xác chết biết đi hay trò phù thủy?

Nhiều năm về trước, khi vùng đất người Toraja sinh sống còn bị cô lập và dường như tách biệt với thế giới bên ngoài thì những tin đồn về ma thuật thần kỳ, làm cho xác chết đi đứng bình thường đã được nhiều người trên thế giới biết tới.

Theo chuyện kể, việc làm cho thây ma biết đi có từ thời xa xưa. Vào thời ấy, một cuộc nội chiến đã xảy ra giữa những người Tana Toraja ở phía tây và người Tana Toraja ở phía đông. Người Tana Toraja ở phía tây đã bị thua thảm hại và bị giết chết gần hết. Trong khi đó, người Tana Toraja ở phía đông bị thiệt mạng ít hơn và hầu hết các chiến binh đều mang được xác của những người tử nạn về làng để chôn cất. Ngược lại, do không thể mang xác của những người xấu số về làng, người Tana Toraja ở phía tây đã nghĩ ra một cách đặc biệt để chôn cất những người chết.



Sau đó, các thầy phù thủy được cho là đã sử dụng một loại chất độc dạng bột nhằm đưa người chết sống trở lại ở trạng thái vô thức, trong một khoảng thời gian nhất định. Theo đó, loại bột này được cho là chất cực độc đối với người sống, do được chiết xuất từ những loài động vật rất độc trong tự nhiên. Khi chất bột này được “thổi” vào những xác chết, nó sẽ kích thích hệ thần kinh đã chết hoạt động trở lại một cách vô thức như một cái máy. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn tỏ ra không thỏa mãn với câu trả lời trên và cho rằng, việc làm những thây ma biết đi chỉ là một trò ma thuật tà đạo của các phù thủy.

Từ năm 1905, các nhà khoa học đã tìm thấy những xác người còn nguyên vẹn, không bị phân hủy ở vùng đất này. Điều đặc biệt là dường như những xác người này không hề được tẩm ướp bất cứ một loại hóa chất nào, khác hẳn với phương pháp ướp xác được biết đến của người Ai Cập cổ đại. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học vẫn nghi ngờ có một loại chất đặc biệt giúp bảo quản xác chết, nhưng cho đến nay họ vẫn chưa thể tìm ra câu trả lời. Còn với những người bản địa, cách thức chôn cất độc đáo của người Tana Toraja cùng với điều kiện thổ nhưỡng đặc biệt có thể là một trong những nguyên nhân quan trọng lý giải cho việc tại sao việc thây ma biết “đi lại” chỉ có duy nhất ở vùng Mamasa, Indonesia.



Khi một người trong làng qua đời, thi thể của họ sẽ được bọc bằng quần áo trước khi đặt vào quan tài. Sau đó, những người đàn ông sẽ khiêng chiếc quan tài ra nơi chôn cất của bộ lạc. Điều đặc biệt là nghĩa địa của người Tana Toraja nằm cheo leo trên những vách núi đá vôi dựng đứng. Tại đây, người ta đục thành những ô vuông ăn sâu bên trong đá, đủ dài và rộng để đặt vừa một chiếc quan tài. Nhìn từ phía xa, những ngôi mộ nằm trong lòng núi trông giống những chiếc tổ chim bồ câu hay những ô cửa sổ của một khu nhà cao tầng. Cũng dễ hiểu khi đến gần những ngôi mộ, người dân không hề thấy mùi hôi thối bởi những xác chết không bị phân hủy mà khô quắt lại, trông như một xác ướp. Nhiều xác chết “bước ra” khỏi quan tài sau nhiều năm vẫn còn lông mi, lông mày, tóc và khuôn mặt hầu như không bị biến dạng hay thay đổi nhiều.

Xác chết “đi” chào xóm làng

Người Tana Toraja còn có tục lệ dân gian kỳ lạ được tổ chức 3 năm một lần, gọi là Ma’nene. Theo đó, xác người chết được đào lên khỏi mộ rồi thay quần áo mới như một cách tưởng nhớ người chết. Tục Ma’nene được diễn giải nôm na là “tắm rửa cho người chết”, được tổ chức trước mùa vụ hoặc trước khi hết tháng 8. Đây cũng là dịp mọi người trong dòng họ tụ về để làm giỗ.

Mỗi dịp làm lễ kéo dài 3 ngày. Ngày thứ nhất: quan tài của người chết được đưa ra khỏi mộ (Pa’tane, nằm giữa một tảng đá lớn) ra bàn làm lễ, xung quanh là người thân của người chết.



Họ lau rửa xác (còn nguyên hoặc chỉ là bộ xương) rồi mặc quần áo sạch mà người chết từng mặc lúc còn sống. Tiếp đó, gia đình “dẫn” người chết đi khắp làng để hàng xóm cúng viếng. Dân làng Baruppu tin người chết dù đã chết hàng trăm năm rồi vẫn còn sống với họ, và linh hồn người chết sẽ phù hộ cho họ tránh được những điềm dữ, sâu bọ phá hoại mùa màng và bị bất hạnh trong cuộc sống gia đình. Ngày thứ hai, xác được đưa trở lại vào mộ và đóng mộ. Ngày thứ ba, gia đình tụ tập đọc kinh và làm bữa cỗ tưởng nhớ người chết.

Theo truyền thuyết, Ma’nene bắt đầu được hình thành từ rất xưa: một thợ săn tên là Pong Rumasek đang đi săn thú hoang ở khu rừng Balla thì phát hiện xác người nào đó đã chết từ lâu, nằm dưới những gốc cây, chỉ còn lại bộ xương. Cảm thấy thương hại, Pong Rumasek cởi áo mình để mặc cho xác rồi chôn. Sau đó, Pong Rumasek tiếp tục cuộc săn. Từ đó, mỗi lần Pong Rumasek đi săn đều có kết quả tốt, bắn được nhiều con vật. Khi về đến nhà, ông còn ngạc nhiên khi thấy ruộng lúa chín vàng và ông chỉ còn mỗi việc là gặt. Pong Rumasek cho rằng đó là nhờ ông đã làm việc phúc đức khi chăm sóc cái xác vô danh.

Từ đó, dân làng luôn tưởng nhớ các xác chết của tổ tiên và người thân, tạo nên tục thay quần áo cho người chết. Tục Ma’nene cũng có những quy định cấm bất thành văn. Ví dụ nếu người này (chồng hoặc vợ) chết thì người kia chỉ được tái hôn sau khi làm lễ thay quần áo cho người này, tức phải để tang ba năm.

Theo Thế Giới Đàn Ông





Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

Bài nói chuyện của giáo sư Hồ Ngọc Đại



Bài nói chuyện của giáo sư Hồ Ngọc Đại


Giáo sư, Tiến sĩ tâm lý học Giáo dục Hồ Ngọc Đại là một gương mặt đặc biệt của giáo dục Việt Nam. 
Năm 1978, ông được Chính phủ cho phép mở một trường học phổ thông để thực nghiệm ý tưởng giáo dục do ông lĩnh hội và đề xuất: Công nghệ GD (CGD). Dưới đây, xin giới thiệu bài nói chuyện của ông tại trường viết văn Nguyễn Du.
(Bài giảng của giáo sư Hồ Ngọc Đại tại trường viết văn Nguyễn Du. Giáo sư đầu bạc trắng, áo trắng, quần trắng, giọng nói sang sảng, giọng điệu hài hước và thẳng thừng).

5 điều cơ bản của buổi học:
1. Sự tương quan giữa triết học và lịch sử.
2. Sự tồi tệ của nghị quyết và chính sách.
3. Sự cần thiết của mở rộng/ phá bỏ tư duy cũ.
4. Phát hiện lớn nhất của con người là Công Nghệ Sinh Đẻ.
5. Ta tạo ra chính mình.
Tôi xin nói ngay là, tôi nói điều tôi nói, còn tiếp nhận hay không là việc của các anh các chị.
Thơ dù đề là "Vô đề/ Không đề" thì vẫn cứ là có đề. Vậy hôm nay bài giảng của tôi có đầu đề là "Triết học và lịch sử".

Có hai vấn đề tôi cho là cơ bản nhất trong các vấn đề cơ bản: triết học và lịch sử. Xin nhớ cho rằng, chúng ta không mày mò điều mà nhân loại đã đi qua. Ta sinh ra thế giới đã có sẵn, anh buộc phải chấp nhận những điều có sẵn đó. Và ta phải chịu quá nhiều sức ép. Dưới những sức ép không gì cưỡng lại đó, ta cứ ngỡ là mình được tự do.

Anh ngồi yên ở đây, anh phải chịu sức ép của không khí, phải chịu lực hút của Trái Đất. Ta thấy điều đó là tự nhiên, ai cũng phải chịu những sức ép ấy, vậy là chẳng ai phải chịu sức ép cả.

Quay lại với triết học và lịch sử. Tính triết học được hiểu là cái lý cuối cùng của cuộc đời (không thấy được bằng mắt); còn lịch sử được hiểu là cái có thật, cái đã/đang/sẽ có thật, hoàn toàn trần trụi.

Mấy ngàn năm nay, nhân loại bao giờ cũng đứng trước hai vấn đề: triết học (tinh thần) và lịch sử (vật chất). Nhà văn như các bạn là phải hiểu vật chất một cách rất tinh thần.

Tôi chẳng hiểu tại sao lại có thứ câu hỏi ngu xuẩn đến thế, không hiểu sao có loại nhà trường ngu như thế! Đấy là cứ đặt ra hai câu hỏi cho học sinh: vật chất có trước hay tinh thần có trước? Cái nào quyết định cái nào? Điên à! Như mấy anh nào cứ hỏi con gà có trước hay quả trứng có trước ấy, hỏi để làm gì?

Lịch sử và triết học tương đương nhau. Hegel nói: "Lịch sử và triết học là hai hình thái tương đương nhau". Anh chị chú ý chữ "hình thái", hay là "hình thức" ở đây. Hôm nay tôi mặc áo màu trắng, ngày mai tôi mặc áo đỏ, hoặc có lúc nào có chị gặp tôi không mặc áo gì cả, vẫn nhận ra tôi. Bởi đó chỉ là hình thức thôi.

Triết học và lịch sử có sự chuyển hóa lẫn nhau. Ngày xưa vợ chồng gọi nhau là "mình" là triết học nhất. Mình mà lại không phải là mình. Bây giờ không còn gọi nhau như thế là bởi nhiều mình quá. Và phải hiểu rằng khi gọi "thằng chồng" là đã ám chỉ có "con vợ" ở trong rồi.

Tư duy quá rạch ròi tạo ra trình độ thấp. Cái nhìn thấy chứa cái không nhìn thấy.

(Giáo sư giơ cánh tay lên) Tôi đố các anh các chị đây là cái gì? (Hội trường: cánh tay). Cánh tay à? À, tôi nghe thấy có chị nào bên dưới bảo đây là cái gối. Đúng đấy, với riêng chị có thể đây là cái gối. Với người khác có thể là gọng kìm, là quả đấm.

Hiểu rõ hai vấn đề, nhìn thấy hai mặt của một sự việc, các anh chị sẽ viết văn thoải mái hơn. Trên đời không có cái gì tồn tại đơn độc hết. Trong đời, cư xử cũng chính là một dạng triết học. Như tôi, giảng bài cho các anh các chị thì là Giáo sư, nói những gì, quay ngang quay dọc ra sao, nhìn ngó thế nào. Tôi về nhà, vợ gọi: "Đại đâu?" là phải "Dạ!" ngay (GS khoanh tay cúi đầu), không thì chết với nó.

Tiếp theo, tôi xin nói về "Siêu hình, biện chứng". Hegel nói, "Toàn bộ triết học thâu tóm vào phương pháp". Có hai phương pháp cơ bản: siêu hình và biện chứng.
  • Siêu hình.

Hegel được coi như "ông trùm của duy tâm". Ông nói: "Các nhà triết học phê bình tôi, họ tưởng tôi cũng ngu như bọn duy vật".

VD: các cô trong đây giữ cho mình một cái ảnh trẻ nhất, đẹp nhất, mỗi khi ai hỏi thì đem ra khoe, hoặc yêu mến ai đem ra tặng. Các cô ngày thường có thể đanh đá, chua ngoa cau có, nhưng bức ảnh chụp lại một tích tắc đẹp và chặn đứng sự vận động của nó (siêu hình). Cái ảnh đó là sự thật, không hề bịa, nhưng lại sai (ngày thường con bé đành hanh, sao trong ảnh lại hiền dịu thế).
  • Biện chứng.

Tức là để sự vật vận động và nghiên cứu nó trong lịch sử. Như thế thật mà không thật. Xem phim là một điển hình về biện chứng giả (thực chất là những siêu hình kế tiếp).

Mấy nghị quyết của Nhà nước giả là vì thế: cuộc sống vận động, nhưng nghị quyết thì đứng. Ngu thế chứ! Điển hình của sự sống là luôn luôn vận động. Hãy xem những nghị quyết như những cuốn tiểu thuyết. Hai đứa đấy lúc đầu gặp nhau thì chúng nó vui, chắc gì cả đời còn lại chúng nó vui?

Mà tư duy kiểu Việt Nam: không sai là đúng, không đúng là sai, có chết không.

Trong văn chương, anh không bao giờ là anh thì anh mới là anh. Anh luôn luôn là anh thì anh chết. Sự ổn định chỉ là ước lệ.

Như vậy, hãy tin vào Triết học, nhưng cũng không nên tin vào Triết học.

Không phải đi đâu xa, cuộc sống chính là lịch sử. Ta sinh ra từ đó và ta sống chết với nó. Cho nên các bà già nông thôn triết học lắm.
Triết học cao thì nhìn cuộc sống rõ. Cuộc sống đích thực thì triết học mới cao được.

Ở thế hệ của chúng ta, cuộc sống vận động rất nhanh. Mác nói: "Rồi có lúc một ngày bằng 20 năm", chính là lúc này đây.

Mác nói: "Lịch sử là tự nhiên". Khái niệm "lịch sử" ở đây chính là cuộc sống thực, là thực tiễn, là hiện thực, là hiện thực khách quan, như các anh chị thường dùng. Hồi đó Mác tí tuổi đầu, chưa tới 30, mà một ông GS 70 tuổi vẫn phải trích dẫn (ý GS tự nói mình) thì các anh chị biết là Mác giỏi thế nào.

Triết lý cuộc sống hết sức đơn giản: muốn gì thì gì, cứ phải sống đã. Ăngghen nói: "Sống là sự trao đổi chất". "Trao đổi" tức là phải có hai bên, có chất trao đổi, có sự vận động về thời gian và không gian.

"Lịch sử là tự nhiên". Thế tức là cái gì tự nhiên nhất thì vĩ đại nhất.

Cứ nống lên là vĩ đại à? Việt Nam buồn cười. Thi đua khác nào kiễng chân lên, có tăng được chiều cao đâu. Nước ta thế, khẩu hiệu càng nhiều, đất nước càng khốn nạn.

Năm 69,70 gì đó, tôi sang Liên Xô học. Những người bạn Liên Xô nói với nhau: "Các bạn ơi, chúng ta nên thương anh Đại. Cái mà chúng ta sắp đổ rồi thì anh Đại sang học".

Họ khuyên tôi nên đọc Platon, Kant, Hegel, Marx- chỉ cần đọc 4 ông ấy thôi, và chú thích cách đọc: thứ nhất, lúc nào chán không còn việc gì làm nữa thì hẵng đọc; thứ hai, đừng đọc theo hệ thống, hãy đọc lung tung bạ đâu đọc đấy.
Tôi không hiểu nổi những lời khuyên của họ. Nhưng chính cách đọc ấy làm tôi mở rộng tư duy, không theo khuôn thước nữa.

Các giáo trình triết học bây giờ buồn cười, bảo sai thì không sai, nhưng mà học chẳng để làm gì.

Có mấy người mời tôi đến dạy, sợ không đủ thù lao. Trời ơi, sinh viên là thù lao lớn nhất đối với tôi. Mà chính ra họ sợ tôi đến làm loạn sinh viên. Sinh viên là bọn dễ nổi loạn nhất.

Trong trường học, các anh chị toàn dạy Dao, Kéo cả, chẳng thấy Mác đâu hết.

Mác nói: từ trước đến giờ, các cuộc cách mạng đều là của số ít, không thấy cuộc cách mạng nào là của số đông. Ông hi vọng ở cuộc cách mạng tư sản Pháp, nhưng về sau ông thất vọng.

Các anh chị xem này, lúc đầu có hai loại người là "chủ nô và nô lệ". Hai loại này bị thay thế bởi "địa chủ và nông dân". Hai loại này lại bị thay thế bởi "tư sản và vô sản". Thế bây giờ muốn tư sản chết mà mỗi vô sản sống thôi à? Vô lý! Thằng đấy chết phải có thằng khác thay vào, hoặc là phải có hai thằng mới.

Có phải về mặt triết học, "nông dân" là phản động, bởi họ đại diện cho phương thức sản xuất cũ nên phải hủy bỏ không?

Ông.... hỏi tôi có gì trách Đảng không. Tôi bảo, tôi giận chứ tôi không trách, mà tôi quý tôi mới giận. Thứ nhất, ngàn đời nay Việt Nam toàn nông dân, nhưng chính sách với nông dân tệ quá. Các vị cũng từ nông dân mà ra chứ đâu. Thứ hai là chính sách với trí thức. Bọn này cực kỳ yêu nước, chỉ phải tội chúng nó hay chửi lung tung, thì Đảng hay cà khịa với chúng nó.

Lúc đầu trên đời không có gì hết, chỉ là một thế giới vô cơ. Sau đó xuất hiện sự sống hữu cơ, rồi có thực vật và động vật. Lịch sử luôn sáng tạo ra cái mới. Đến khi con người ra đời thì toàn bộ cơ sở tự nhiên đã có rồi.

Về mặt lịch sử, ta có cơ thể người. Về mặt triết học, ta có "phạm trù người".

Người là sản phẩm sau cùng của lịch sử tự nhiên. Việc mà toàn bộ lịch sử tự nhiên làm suốt tỉ tỉ năm qua thâu tóm vào trong CÔNG NGHỆ SINH ĐẺ. Đó là tinh túy của lịch sử.

Ta biết rằng ông Trời làm khoán, rất chắc chắn, an toàn tuyệt đối: con bò sẽ đẻ ra con bò, con vịt lại đẻ ra con vịt,... Và muôn loài cho gì hưởng nấy.

Riêng con người tự sinh ra mình, qua lao động. Loài người là loài ương bướng.

Con khỉ đầu tiên đi bằng hai chân, thể nào cũng bị đồng loại phê bình, họp kiểm điểm mạnh lắm. Cũng như cái anh đầu tiên nghĩ tới việc đi xe đạp, khác hẳn việc cưỡi ngựa hoặc đi xe ngựa (vẫn là dùng sức bộ), chắc chắn sẽ bị hàng xóm cười: "Thể nào nó chẳng ngã?".

Nhưng có xe đạp, loài người mới được giải phóng tư duy, rồi mới có ô tô, máy bay, đỡ sức.

Nói về chữ "RA SỨC". "Ra sức" để làm gì, ngu muội! Tôi đi ô tô, tôi nhẹ nhàng khởi động xe, không việc gì phải dùng sức hết. Thế lẽ ra phải đề cao mấy thằng "không ra sức", đằng này lúc nào cũng hô hào "ra sức", có điên không.

Con người ta vĩ đại là ở tinh thần, không ở thể xác. Ông Mác cao có 153cm, nếu đi thi hoa hậu thì ông cao vừa đến eo, mà với mãi hai tay lên chưa chắc đã với được đến chỗ cần với. Nhưng ông vẫn vĩ đại. Như vậy là tinh thần quan trọng hơn cơ thể.

Tôi nói câu này: "Con người là một thực thể tinh thần"- cái này nhiều ông sợ không dám nói. Con người là một thực thể tinh thần, do đó loài người tự sinh ra mình, bất chấp Kinh Thánh.

Ta quen "Lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày,..." Tư duy hèn hạ. Lại còn "Nước, phân, cần, giống", nghe thì rất vĩ đại khi khái quát nó lên, nhưng đồng thời cũng rất chung chung. Bao nhiêu "nước"? "Phân" lúc nào?

(Quay lại công nghệ sinh đẻ) Cuối thế kỷ XIX, người ta phát hiện ra cơ chế thụ thai. Trước đó thì có con là việc trời cho. Bây giờ muốn lúc nào có lúc đấy, có hay không đều được. Bây giờ "coi trời bằng vung", dám làm rồi.

Và có công nghệ sản xuất vật chất thì ắt phải có công nghệ sản xuất tinh thần.

Người ta hỏi tôi: 30, 40 năm qua, anh làm được gì? Tôi đáp, ngần ấy năm tôi chỉ làm được có ba chữ thôi.

(Ba chữ gì?)

Có ba chữ thôi.

(Nhưng là ba chữ gì?)

HỒ NGỌC ĐẠI!

(cả hội trường ồ lên vỗ tay).

Tôi xin kết thúc bài giảng ở đây.

(tôi cũng xin kết thúc bài ghi ở đây).


 Văn bản do nhà văn Châu Diên cung cấp

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Bà Hồ Thị Thu đã chữa bệnh cho 6 vạn người




                                                           Bà Hồ Thị Thu 


Người mở luân xa 
chữa bệnh cho 6 vạn người

Bà Hồ Thị Thu (58 tuổi, người ở thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) mỗi ngày dùng đến gần chục tiếng đồng hồ để ngồi thiền. 
Bà ngồi bất động, muỗi đốt no bụng máu rồi lặng lẽ bay đi hay rụng xuống xung quanh, bà cũng kệ. Cháy nhà chết người xung quanh, bà cũng kệ. 

Bà bảo, sách viết, người Ấn Độ nói, kẻ nào mỗi ngày ngồi thiền dăm ba tiếng đã được xem như cái gì đó giống như “Phật sống” rồi. 

Bà có thể ngồi im như tượng cả ngày, các luân xa (huyệt đạo) khai mở, bà đang tự chữa bệnh cho mình và tính đến nay đã chữa bệnh cho hơn 60 000 người. Cái phương pháp chữa bệnh đó đã được thế giới biết đến. 

Bà Thu hiện là Phó Chủ tịch Hội Tâm năng dưỡng sinh tỉnh Đắc Lắc, bà đi khắp cả nước trị bệnh cứu người miễn phí.

Bà Thu bảo bà đã từ cõi chết trở về với căn bệnh ung thư phổi, đã di căn sang gan, đã suy tim, suy thận mạn, bệnh viện trả về để chờ mai táng từ cách đây hơn 20 năm. 

Thế nên, sau khi được tiếp cận với môn học trong 21 tháng 14 ngày liên tục tại tỉnh Bình Dương, thấy mình được sống, đã sống khỏe suốt 23 năm qua (!) - bà đã coi như mình nợ phương pháp chữa bệnh “thần kỳ” này một kiếp sống.

Bà là một tín đồ của môn học kia. Thầy đã trao cho bà sự sống, bà xuống núi và đi khắp nhân gian trao truyền bí quyết cứu rỗi đồng loại đó, bà sẽ tình nguyện làm điều này cho đến hơi thở cuối cùng.

Tính đến nay, hơn 6 vạn người trên khắp cả nước, từ Bắc chí Nam, đến Tây Nguyên, dọc miền Trung Quảng Nam, Đắc Lắc, Bình Định, … đã tìm đến bà Thu để học thiền Bà đã mở nhiều lớp học thiền trong vườn điều của bà, trong khi chồng và con cô Thu vẫn loanh quanh đi chăm sóc hoa màu, vẫn nuôi gà lợn như bất cứ nông hộ nào khác. 

Người học tự lo việc ăn uống mỗi tháng đóng vài nghìn đồng tiền chi phí điện nước. Tuyệt nhiên không mất gì nữa. Và nhiều người đã khỏi bệnh.

Hàng trăm người tụ tập học cô Thu, nên cô phải dẫn theo một số môn đệ đã qua học “cấp 3” (cấp cao) trong môn học để phụ giúp cô truyền dạy, mở huyệt đạo cho học viên mới. Nam có, nữ có, già có, trẻ có, tất cả đều mang phong cách của nhà Phật.

Chúng tôi nghe giảng, bà Thu nói suốt từ sáng đến trưa, từ trưa đến tối, từ tối đến khuya. Lý do là người theo học quá đông, thay vì mở một lớp như dự kiến, bà phải mở ba lớp sáng, chiều, tối.

Khóa học kéo dài một tuần, vừa lý thuyết, vừa thực hành ngồi thiền cùng bà Thu; rồi bà Thu và các “tông đồ” trực tiếp mở luân xa trên đỉnh đầu, trước trán, dọc sống lưng mỗi học viên. Người ta có 7 luân xa, bà Thu chỉ có quyền năng mở 6 luân xa. 

Bà ngồi thiền chăm chỉ hơn học viên, một là để gương mẫu, hai là hằng ngày hằng giờ bà vẫn phải ngồi như tượng để tự cứu mình khỏi đủ thứ bệnh nan y khác.


Đông đảo người ngồi thiền và học thiền tại nhà bà Thu 

Bà Thu tuyên bố ở tất cả các lớp học: Tôi dạy thiền giúp đời, cũng là để giúp tôi thực hiện lời tâm nguyện với thầy tôi, với môn học đã cứu sống tôi. Cả nước này, có nhiều cơ sở do đồng môn, hoặc học trò của tôi đang dạy. 

Nhưng có một cách để kiểm tra xem người ta có phải là người của môn phái tôi, học trò tôi hay không, hỏi rằng họ có thu tiền của học viên hay không! “Cô Thu” và môn đệ của cô, thề với trời đất, nói sai thì trời tru đất diệt, không bao giờ tôi lấy tiền/quà của người bệnh, của học trò, dưới bất cứ hình thức nào. Chúng tôi làm việc vì cái tâm, vì lòng biết ơn môn học. Nó rất khoa học, không có gì dị đoan, tà đạo hay thần bí cả.

Hơn 4 năm theo học, tôi đã chứng kiến nhiều người khỏi bệnh một cách thần kỳ. Hơn chục người tình nguyện đến ở tại nhà bà Thu để phụ giúp bà truyền dạy môn học, hầu hết là người từ cõi chết trở về. Tôi đã gặp nhiều bạn mới, nhiều người quen cũ ngay tại nhà bà Thu. 

Năm 2012, tại Đắc Lắc, lần đầu tiên một hội thảo về tâm năng dưỡng sinh, trường sinh học với sức khỏe con người, quy tụ hơn 200 đại biểu bao gồm nhiều giáo sư, tiến sĩ và nhà khoa học được tổ chức. 

Bà Thu là Phó Chủ tịch Hội Tâm năng dưỡng sinh tỉnh Đắc Lắc, với cả đời “phát tâm làm việc thiện” đã được giới khoa học đánh giá cao và khẳng định cách chữa bệnh của bà là một vấn đề hết sức khoa học, nó là một thực tế đáng ngạc nhiên. 

bản tóm lược
Theo Đỗ Doãn Hoàng – Báo Lao động, 27/3/2013
http://laodong.com.vn/Gallery/Doi-song/category21/Gap-nguoi-dung-thien-dinh-mo-luan-xa-chua-benh-cho-6-van-nguoi/album279.bld

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

Thần đồng Đỗ Nhật Nam


HDTC : Gần đây dư luận bàn tán xôn xao về hiện tượng "Thần đồng Đỗ Nhật Nam", chúng tôi đăng lại một bài viết về em từ năm 2012 để các bạn tham khảo.



Nam chính là "thầy giáo" tiếng Anh của mẹ em

Gặp gỡ Đỗ Nhật Nam: cậu bé 11 tuổi xác lập 2 kỉ lục Việt Nam

Tối 23/3/2012 tại Nhà hội thảo 2 thuộc Hội chợ sách TP.HCM, hơn 200 khán giả đã có dịp gặp gỡ Đỗ Nhật Nam - cậu bé quen thuộc trên màn ảnh nhỏ trong chương trình “Chúc bé ngủ ngon” . Năm 7 tuổi, Đỗ Nhật Nam đã xác lập kỉ lục “Dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam”, nay em tiếp tục xác lập kỉ lục “Người viết tự truyện nhỏ tuổi nhất Việt Nam” với cuốn sách “Tớ đã học tiếng Anh như thế nào?”

“Con làm tốt nhất là học Tiếng Anh!”
Đỗ Nhật Nam đã tự tin và hồn nhiên khẳng định như thế khi Tiến sĩ Đỗ Mạnh Hùng  (Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc Thái Hà Books) hỏi về cái nhất của Nam.  Với bề dày thành tích: 3 kì thi của đại học Cambridge đạt điểm tuyệt đối 15/15, chứng TOEFL IPT 99/120, TOEIC: 940/990, ILB: 6.5 và rất nhiều thành tích đạt được trong các kì thi tiếng Anh quốc tế Nam gặt hái được từ lúc 6 tuổi khiến người lớn không khỏi ngưỡng mộ. Bởi vì với Nam tiếng Anh là chìa khóa giúp em học hỏi được nhiều điều từ các nền văn hóa khác và làm quen bạn bè trên khắp thế giới.

Trong cuộc thi hùng biện tiếng Anh Wordstorm 2011, Nhật Nam đã vượt qua các anh chị là sinh viên Đại học Ngoại thương Hà Nội để giành giải nhất với chủ đề hùng biện bốc thăm cực kì chính trị  “Có nên bỏ án tử hình hay không?”. Hùng biện chủ đề này với người lớn đã khó, bằng tiếng Anh còn khó hơn, thế mà Nhật Nam đã hoàn toàn thuyết phục ban giám khảo bằng những lập luận lưu loát, chặt chẽ, có sơ sở bằng tiếng Anh!

Lúc 6 tuổi, mơ ước của Nhật Nam là trở thành Bộ trưởng Bộ ngoại giao, nhưng phải là Bộ trưởng Bộ ngoại giao Mỹ cơ! Bởi vì theo Nam “Những vấn đề của Mỹ cũng là những vấn đề của thế giới nên giải quyết khó hơn ạ”. Lên 8 tuổi, mơ ước của Nhật Nam lại là trở thành nhà sinh học. Trong buổi giao lưu này, Nhật Nam bật mí mơ ước mới vừa cập nhật cách đây hơn 1 giờ là trở thành mật mã viên của MSA.

Cũng giống như rất nhiều cậu bé khác, Nhật Nam cũng có những thần tượng của riêng mình. Nhưng thần tượng của cậu bé 11 tuổi này khiến nhiều khán giả phải choáng: “Cháu thần tượng Barack Obama, Abraham Lincoln, Benjamin Franklin và bố Thảo ạ”.

Chinh phục tất cả khán giả lớn bé bằng những câu đối đáp nhanh, thông minh nhưng vẫn thật lém lỉnh, hồn nhiên, Nhật Nam còn kể cho khán giả nghe một cách trôi chảy và sinh động câu chuyện “Cây sồi ở trong hạt sồi”  bằng tiếng Anh do chính Nhật Nam viết bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Thông điệp của Nhật Nam chính là “Trong mỗi người là một cây sồi cao lớn và vĩ đại”.

Nhật Nam là một chú gà rừng
Tự tin, tự lập, tự trọng - Đó là nguyên tắc 3 T mà bố Thảo đã dạy cho Nhật Nam từ khi em còn nhỏ. Nhật Nam luôn luôn nhớ đến lời dặn của bố Thảo: “Gà rừng trong đầm cỏ đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không cầu mong được sống trong lồng. Mỗi lần Nhật Nam nhờ người khác làm giúp mình một việc gì, nghĩa là Nhật Nam đã tự đan thêm một chiếc nan tự nhốt mình vào lồng”.



Nhật Nam tặng sách cho cụ ông 90 tuổi

Nhật Nam đã sống mạnh mẽ và tự do như một chú gà rừng. Tất cả các công việc học tập, đọc sách, nghiên cứu, dịch sách, làm MC, đóng phim, chơi thể thao, học Violon, Nhật Nam đều tự lên kế hoạch cho mình và tự giác thực hiện mà không đợi bố mẹ nhắc nhở.

Thông thường, một ngày của Nhật Nam bắt đầu lúc 6h25 phút, hết thời gian học ở trường là 4h chiều, Nhật Nam sẽ giải quyết bài tập ngay để dành thời gian buổi tối cho việc đọc sách, dịch sách. Không bao giờ Nhật Nam học quá 9h tối, rồi dành khoảng 1 tiếng chơi với bố mẹ trước khi đi ngủ.

“Thành quả mà Nhật Nam đạt được cho đến bây giờ, 95% là do cháu tự làm, chỉ có 5% là nhờ đến bố mẹ”, bố của Nhật Nam khẳng định.

Cậu bé giàu tình cảm

Chị Phan Thị Hồ Điệp, mẹ của Nhật Nam chia sẻ, ngay từ lúc Nhật Nam hơn 2 tháng tuổi, em đã có những suy nghĩ khiến người lớn bất ngờ. Khi mẹ Điệp hỏi: “mẹ đố Nam cái rốn để làm gì?” thì Nhật Nam trả lời ngay: “cái rốn để kết nối con và mẹ, để nhắc con luôn luôn nhớ đến mẹ”.

Những ngày mùa đông ở Hà Nội, gương nhà tắm mờ hơi nước, hàng ngày sau khi tắm xong Nhật Nam luôn vẽ trái tim và ghi bằng tiếng Anh câu “Con yêu mẹ” để mỗi khi mẹ Nhật Nam vào sau luôn luôn thấy câu ấy, chị Hồ Điệp xúc động kể.


Nhật Nam cùng ba, mẹ tại buổi giao lưu

Trong một lần do chuẩn đoán... nhầm, Nhật Nam có vài tháng ở khoa ung bướu bệnh viện Nhi Trung ương. Chính những tháng ngày sống chung với các bạn nhi bị bệnh đã thôi thúc Nhật Nam viết cuốn tự truyện “Lớp 1 ơi lớp 1” (sau này đổi thành “Tới đã học tiếng Anh như thế nào?”) với mục đích quyên góp tiền cho các bạn khoa ung bướu chữa bệnh.

Mẹ Nhật Nam tự hào kể, từ sau lần nhập viện hụt đó, Nhật Nam luôn dành tình cảm đặc biệt cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Mỗi lần đi đến đâu có đặt hòm từ thiện, dù là đang mải chơi hay đang vội, Nhật Nam đều không quên xin tiền bố mẹ bỏ vào hòm từ thiện. Chính điều này là niềm tự hào lớn của mẹ Điệp, tự hào hơn cả những thành tích mà Nhật Nam đạt được trong học tập, bởi dù có trở thành ai  trong tương lai thì trước hết Nhật Nam đã trở thành một người tốt thực thụ.

Những thành công của Nhật Nam không đến từ sự tình cờ ngẫu nhiên, mà vượt trên tất cả đó là sự rèn luyện bền bỉ, tinh thần học hỏi không ngừng. Với một nền tảng tri thức lẫn tâm hồn vững chắc như vậy, tin rằng Nhật Nam sẽ còn tỏa sáng hơn nữa. Không một ước mơ nào mà Đỗ Nhật Nam không đạt được!
 Minh Ly- Sống Xanh vn



Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

"Nổi nhục" học sinh ... tiên tiến



"Nổi nhục" học sinh ... tiên tiến


Con đt hc sinh tiên tiến, thay vì dành cho con đng viên, v ph huynh li tc tc lên phòng ban giám hiu nhà trường bày t s bc bi vì con mình hc ch được tiên tiến thì… nhc quá!

 Ban giám hiệu, giáo viên ngỡ ngàng trước thái độ của vị phụ huynh, nhất là việc bà mẹ lặp đi lặp lại từ “nhục” để nói về nỗ lực của con. Họ phân tích cho phụ huynh hiểu, kết quả tiên tiến phù hợp với lực học của cháu, là một điều rất đáng khích lệ.

Tuy nhiên, vị phụ huynh vẫn “đau đáu” nói rằng với danh hiệu học sinh tiên tiến, đứa con làm mình không còn mũi nào để nhìn ai. Việc học của đứa bé đang rất ổn nhưng vì kết quả đó nên phụ huynh quyết tâm bắt đứa con đi học thêm để phải đạt học sinh giỏi, xuất sắc.

Câu chuyện xảy ra tại một trường tiểu học ở Q.1, TPHCM vỡ lẽ ra rất nhiều điều về “căn bệnh” thành tích dường như đã ăn sâu vào máu của nhiều người.

Phụ huynh không chấp nhận khi năng lực của con được đánh giá đúng, thay vào đó cái họ cần là con phải đạt được thành tích cao nhất, để có thể “nở mày nở mặt” với mọi người, cho dù kết quả đó có phù hợp với khả năng của con hay không. Đòi hỏi này từ cha mẹ có thể tiếp tay cho đứa trẻ bất chấp mọi cách không kể đúng sai, miễn sao đạt điểm cao.

Qua câu chuyện đó còn cho thấy cách chấm điểm ở trường học của chúng ta đang rất có vấn đề. Thậm chí là vấn đề nghiêm trọng khi mà một đứa trẻ đạt học sinh tiên tiến, lẽ ra được khen ngợi, động viên thì em bị bố mẹ xem như một “nỗi nhục”. Phải chăng điều này xuất phát từ lý do hiện nay, tỷ lệ học sinh giỏi, nhất là ở bậc tiểu học quá nhiều, có lớp đến 90% , thậm chí 100% em nào cũng giỏi. Khi học sinh giỏi được xem là bình thường thì những em chỉ đạt tiên tiến sẽ trở thành “cá biệt”.

Ai cũng hiểu tỷ lệ học sinh giỏi quá nhiều như hiện nay không đúng với thực tế. Cách chấm điểm chạy theo thành tích dễ làm học trò mất đi động lực để cố gắng, các em ngộ nhận về khả năng của mình và khó biết đâu hạn chế, điểm yếu của bản thân để khắc phục.

Như lời một nhà giáo ở TPHCM chia sẻ, cách cho điểm hiện nay đang làm “hỏng” học trò: “Các em đi học toàn điểm 9, điểm 10, ai cũng là học sinh giỏi, ở bậc đại học cũng diễn ra tình trạng… “lạm phát” sinh viên giỏi. Nhưng giỏi ở đâu khi sinh viên chúng ta ra trường phần lớn không đáp ứng được yêu cầu thực tế, toàn phải đào tạo lại?”.
Hoài Nam
Theo Dân trí