Thứ Ba, 3 tháng 5, 2022

Trẻ hóa não bộ bằng âm nhạc

 

TRẺ HÓA NÃO BỘ BẰNG ÂM NHẠC

Nếu bạn muốn có cơ thể rắn chắc, hãy đến phòng gym. Nếu bạn muốn luyện tập não bộ, hãy nghe nhạc.

 

Một bác sĩ khoa tai mũi họng tại Bệnh viện Johns Hopkins chia sẻ, “Ít có thứ gì kích thích não bộ như cách âm nhạc đang làm.

Nếu bạn muốn giữ não bộ của mình linh hoạt khi dần có tuổi thì nghe hoặc chơi nhạc là một công cụ tuyệt vời. Âm nhạc mang đến một bài tập luyện thể dục cho não bộ.”

 

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nghe nhạc có thể giảm lo âu, huyết áp và cơn đau cũng như giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, tâm trạng, giúp thần kinh tỉnh táo hơn và tăng cường trí nhớ.

 

Sự kết nối giữa Não bộ và Âm nhạc.

Các chuyên gia đang cố tìm cách để hiểu cách não bộ có thể nghe và chơi nhạc. Một hệ thống thu phát tạo ra những rung chấn truyền từ không khí bên ngoài và bằng một cách nào đó đi vào ống tai.

Những rung chấn này kích thích màng tai và được chuyển tiếp thành một tín hiệu điện tử truyền đi từ dây thần kinh âm thanh đến cuống não, nơi nó được tập hợp lại thành cái mà ta gọi là âm nhạc.

 

Các nhà nghiên cứu tại Johns Hopkins đã cho hàng chục người biểu diễn nhạc jazz và các rapper vừa ngâu hứng một vài khúc nhạc vừa nằm trong một máy chụp cộng hưởng từ (MRI) để quan sát xem vùng não nào của họ sáng lên.

 

Một bác sĩ tai mũi họng đã ghi nhận, “Âm nhạc vừa có kết cấu rõ ràng, chính xác như toán học và thống nhất như kiến trúc. Nó dựa trên những mối quan hệ giữa nốt nhạc này và nốt nhạc kế tiếp.

Bạn có thể không nhận ra nhưng não bộ đã phải thực hiện vô vàn tính toán để hiểu được chúng.”

 

Nghe nhạc mỗi ngày giúp tăng cường não bộ.

Sức mạnh của âm nhạc không chỉ giới hạn trong những nghiên cứu thú vị. Hãy thử mang âm nhạc – cũng như những lợi ích liên quan cho não bộ – đến gần cuộc sống của bạn hơn.

 

– Khơi dậy sự sáng tạo.

Hãy lắng nghe những gì mà con hay cháu bạn đang nghe, theo gợi ý của các chuyên gia. Thường thì người lớn chúng ta hay nghe cùng những bài nhạc và thể loại âm nhạc ta nghe trong suốt những năm tháng vị thành niên và những năm tuổi 20, và nói chung chúng ta sẽ tránh nghe bất cứ thứ gì không thuộc khoảng thời gian đó.

 

Những dòng nhạc mới sẽ gây thách thức cho não bộ và điều này không hề có ở các dòng nhạc xưa. Ban đầu nghe nó bạn sẽ không cảm thấy dễ chịu mấy nhưng những dòng nhạc không quen thuộc sẽ buộc não bộ phải cố gắng để hiểu được những âm thanh mới này.

 

– Gợi nhớ lại một ký ức từ lâu.

Hãy nghe một bài nhạc quen thuộc, đặc biệt là những bài từ khoảng thời gian nào bạn đang muốn nhớ lại. Lắng nghe các bài hát của the Beatles có thể khiến những ký ức lúc bạn lần đầu tiên gặp gỡ người bạn đời của mình ùa về chẳng hạn (giả sử bạn đang độ tuổi trung cao niên – ND).

 

– Lắng nghe cơ thể.

Chú ý đến cách bản thân phản ứng lại những dòng nhạc khác nhau và chọn ra dòng nhạc phù hợp với bạn. Một dòng nhạc có thể giúp người này tập trung nhưng lại khiến người kia bị xao nhãng, và có dòng nhạc giúp người này thư giãn những lại khiến người khác trở nên bồn chồn không yên.

 

Nguồn: https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/keep-your-brain-young-with-music

 

5 Gợi ý thực hành thiền chánh niệm hằng ngày

 

5 GỢI Ý THỰC HÀNH THIỀN CHÁNH NIỆM HẰNG NGÀY

Bạn có bao giờ cảm thấy mệt mỏi với những suy nghĩ cứ quanh quẩn trong đầu. Tôi thì có.

Hầu hết chúng ta đều sống một cuộc sống mà tâm trí mỗi ngày đều lấp đầy bởi suy nghĩ, vả lại hiếm khi nào là nghĩ cho những gì thực sự đang diễn ra.

Tâm trí của chúng ta thường bị hút vào những nơi chốn khác, thời điểm khác khi ta đắm chìm trong lo âu về tương lai và trầm tư về quá khứ.

 

Ta có thể bước ra khỏi những luồng suy nghĩ về việc tối nay ăn gì, không biết người kia không trả lời email của ta chắc là đang tức giận ta, hay kế hoạch ngày mai không biết phải làm sao nếu trời mưa.

Trong khi ta hầu như chẳng mấy để ý đến ánh hoàng hôn rực rỡ đến ngoạn mục trước mắt, cảm giác đôi bàn chân đặt trên mặt đất, sự ấm áp của mặt trời soi rọi tấm lưng của mỗi người.

 

Sẽ thật nhẹ nhõm nếu ta tìm được một khoảnh khắc tĩnh lặng trong tâm hồn, khi mà những suy nghĩ mờ dần đi khỏi bối cảnh nơi ta đang ở và trong ta chỉ còn kết nối thật gần gũi với những thứ đang thực sự diễn ra.

Đây chính là ý tưởng cốt lõi của Chánh niệm (Hay còn gọi là Chú tâm vào hiện tại) – trái ngược với cái tên (mindful – “đầy tâm trí”) thì điều căn bản ở đây lại là bước ra khỏi chúng.

 

Chánh niệm thường hay được liên tưởng đến hình hảnh một người ngồi xếp chân gọn gàng và thực hành thiền định, vì thiền định là một trong những hình thức tập luyện chánh niệm phổ biến nhất.

Nhưng điều quan trọng nhất của tỉnh thức trong chánh niệm không phải là thiền cho giỏi; mà ở đây thực sự là trải nghiệm cuộc sống đang diễn ra này – một cách chân thực nhất.

Đây quả thực là điều giản đơn nhất thế giới.

 

Tất cả những gì ta phải làm là mở cảnh cửa của sự tỉnh thức để trải nghiệm thế giới hiện tại. Ta nhìn thấy gì? Ta nghe thấy gì? Những giác quan cơ thể nào ta cảm nhận được?

Ta không phải ngồi “chế ra” một câu chuyện về những trải nghiệm – ta chỉ cần tiếp nhận chúng, không cần bằng lời nói, không cần có bất cứ một bộ lọc giới hạn nào về ngôn ngữ.

 

Nếu bạn muốn thực hành chánh niệm, sẽ rất tốt nếu bạn có thể tạo ra những cách hay một số cơ hội để nhắc nhở bản thân về những gì bạn muốn làm trong cả ngày.

Hãy chọn bất cứ gợi ý nào phù hợp với bạn, dưới đây là 5 gợi ý bạn có thể cân nhắc.

 

– Xếp hàng. Phản ứng đầu tiên của bạn khi phải chờ đợi, như chờ mua hàng ở tiệm tạp hóa, là phải làm một cái gì đó; móc điện thoại ra, nghĩ về những thứ cần mua, lật giở tạp chí. Nhưng chính những luộc buộc phải chờ đợi thế này lại là cơ hội để bạn tiếp nhận những thứ diễn ra quanh mình.

 

– Chờ đèn đỏ. Tương tự, phải dừng lại chờ đèn đỏ mang đến một chút thời gian để bạn đơn giản là “sống thực”. Cảm nhận dây đai an toàn thắt quanh người, đôi bàn tay trên vô lăng. Nhìn ra bầu trời. Cảm thấy hơi thở phập phồng trong lồng ngực.

 

– Rửa tay. Khi rửa tay bạn sẽ để ý được khá nhiều thứ – cảm giác nước chạy qua bàn tay, sự ấm áp hoặc mát lạnh của nước, âm thanh của vòi rửa, cảm giác đôi bàn chân bạn đặt trên mặt đất, cảm giác đôi bàn tay chà vào nhau.

 

– Trước khi ăn. Khi ngồi xuống dùng bữa, hãy bắt đầu ổn định bản thân vào khoảnh khắc hiện tại bằng 3 nhịp thở chậm.

Nhịp thở đầu tiên, hãy giũ bỏ bất kỳ căng thẳng nào trong người, trong cơ thể.

Nhịp thở thứ hai, hãy nhìn vào từng người đang ngồi cũng bàn ăn với bạn.

Nhịp thở thứ ba, tiếp nhận các màu sắc, hình dạng, và hoa văn của thức ăn trên bàn.

Hãy cố tập trung vào đúng thời điểm hiện tại khi bạn đang dùng bữa mà thôi.

 

– Đi ngủ. Khi nằm xuống, hãy cảm nhận cơ thể bạn chìm dần xuống ga giường, trọng lượng của đầu trên gối.

Hãy lắng nghe mọi động tĩnh trong nhà. Để ý đến sự chuyển động lên xuống của chiếc mền bạn đang đắp theo từng hơi thở.

 

Bạn sẽ thấy không có trải nghiệm nào trên đây cố làm hay ép bạn phải “ngưng suy nghĩ”. Suy nghĩ nó sẽ vẫn ở đó, dù bạn có muốn tiếp nhận chúng hay không! Thay vì biến suy nghĩ thành kẻ thù, hãy để chúng đến rồi đi khi bạn hướng sự tập trung của bản thân vào những điều khác.

Có vô vàn cách để bạn thực hành tỉnh thức chánh niệm, và không có hình thức nào bắt bạn phải ngồi xuống thiền trên đệm ngồi và tốn kém thời gian của bạn.

Bạn chỉ cần đơn giản là bắt đầu trải nghiệm, trải nghiệm bất cứ điều gì. Bạn có thể bắt đầu ngay bây giờ, ngay giây phút này. Chào mừng bạn đến với cuộc sống!

 

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2022

Tuổi trẻ kiếm tiền nhiều nhưng không tiết kiệm tiền, sau tuổi 50 chắc chắn bạn sẽ hối hận!

 

TUỔI TRẺ KIẾM TIỀN NHIỀU NHƯNG KHÔNG TIẾT KIỆM TIỀN, SAU TUỔI 50 CHẮC CHẮN BẠN SẼ HỐI HẬN!

Khi bạn còn trẻ, bạn còn sẵn sức khỏe và khả năng kiếm tiền, có thể vấp ngã thì làm lại.

Nhưng khi ngày càng lớn tuổi, xã hội sẽ không nhân nhượng với bạn vì bạn không có tiền và số phận sẽ không ban cho bạn thêm đặc ân nào vì bạn nghèo.

 

Tiền không phải là tất cả nhưng tuổi già, không tiền trong tay, bạn chỉ có thể bất lực khi đau ốm, khi khó khăn.

Sau 50 tuổi còn chưa có tiền tiết kiệm, bạn sẽ hối hận vô cùng vì tuổi trẻ hoang phí:

 

1. Tiền không phải là tất cả, nhưng không có tiền thì không được

Oscar Wilde từng nói: “Khi còn trẻ, tôi nghĩ tiền là thứ quan trọng nhất. Khi đã già rồi, tôi phát hiện câu đó không hề sai”.

Tuổi 50 chính là bước ngoặt của cuộc đời, lúc này các chức năng thể chất của con người bắt đầu suy giảm, khả năng kiếm tiền cũng không còn được như trước nữa. Chỉ có ổn định về mặt tài chính mới có thể đảm bảo cho phần đời còn lại được trôi qua một cách vui vẻ, thoải mái.

 

Con người cần có tầm nhìn xa, phải biết lo lắng cho tương lai phía trước, đảm bảo cuộc sống tốt cho bản thân khi về già, khiến bản thân khi đó không còn phải mệt mỏi vì vấn đề tồn tại nữa. Khi có tiền, dù gặp phải vấn đề gì trong cuộc sống cũng không phải quá lo lắng nữa.

 

2. Sau 50 tuổi, có tiền trong tay sẽ bảo vệ được tôn nghiêm của bản thân

Cuộc đời của mỗi người không phải là để làm nô lệ của đồng tiền, sống không phải chỉ yêu tiền, nhưng có tiền sẽ bảo vệ được tôn nghiêm của bản thân.

Những người có đầy đủ về mặt tài chính sẽ trải qua một cuộc sống nhẹ nhàng và tự tin hơn rất nhiều với những người khó khăn, thiếu thốn tiền bạc.

 

Bạn có cảm thấy rằng, những người không phải lo lắng về mặt tiền bạc lúc nào cũng có cảm giác đặc biệt thư thái.

Còn những người không có tiền tiết kiệm sau 50 tuổi, thường gặp khó khăn và lúc nào cũng trong trạng thái đầy lo lắng, bất an.

Nguyên nhân là vì nếu không có tiền trong tay, ngay cả việc tồn tại của bản thân cũng là một vấn đề, chỉ có thể phó mặc số phận, không có tự tin cũng chẳng thấy được tương lai phía trước. Không có tiền, bạn chỉ có thể bán mạng làm việc để duy trì cuộc sống.

 

Khi bạn không có tiền, dù có xảy ra chuyện gì cũng không có ai quan tâm, Có một thực tế là, ngay cả những người thân cũng sẽ coi thường bạn nếu bạn không có tiền.

Bạn cảm thấy thế nào khi không có tiền? Lúc đó, có lẽ cảm giác duy nhất là thật mệt mỏi, mỗi ngày đều không ngừng, không ngừng liều mạng làm việc kiếm sống, chẳng còn thời gian mà suy nghĩ đến những việc khác.

 

3. Tại sao mọi người phải tiết kiệm tiền để dưỡng già?

Thay vì việc sống dựa dẫm vào người khác khi về già, bạn tiết kiệm tiền để dưỡng già ngay khi còn trẻ để sau này không cần phụ thuộc vào con cái, đây là một lựa chọn hợp lý. Thực tế, con cái không phải là khoản đầu tư tốt nhất cho tuổi già.

Mỗi người đều nên dựa vào chính bản thân mình trước tiên.

 

Khi bạn về già, con cái có hiếu, chăm sóc cha mẹ thì thật tốt. Nhưng trong trường hợp ngược lại, dù con cái có đối xử không tốt với bạn, bạn vẫn có thể đảm bảo được cuộc sống cho mình nếu có đủ tài chính.

 

Tài chính ổn định có thể giải quyết rất nhiều mâu thuẫn trong gia đình. Tiết kiệm hay không là quyền của bạn, nhưng có tiền, sẽ bớt được nhiều khó khăn. Khi còn trẻ, đừng theo đuổi cuộc sống quá xa hoa, hưởng thụ.

Hãy tiết kiệm nhiều nhất có thể, vì đây là điều duy nhất mà bạn có thể dựa vào khi gặp khó khăn.

 

Nếu một người muốn sống hạnh phúc trong tương lai, hãy làm thật tốt việc kiếm tiền và tiết kiệm tiền. Đừng hoang phí khi còn trẻ, vì khi đến tuổi xế chiều, bạn sẽ thấy không có tiền chính là nguồn gốc có nhiều loại đau khổ nhất.