Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2022

Đồng hành cùng con bị Down vượt lên số phận

 

ĐỒNG HÀNH CÙNG CON BỊ DOWN VƯỢT LÊN SỐ PHẬN

Tại TP.HCM có một chàng trai bị Down 27 tuổi nhưng lại biết chơi đàn organ, đạt đai nâu võ Aikido, bơi lội, đá banh, có khả năng đọc, hiểu tiếng Anh cơ bản và đã theo học trường Đại học Văn Lang.

 

Mạc Đăng Mừng chính là chàng trai lập được những kì tích hiếm có này. Đằng sau những thành tích của Mừng là nỗ lực không biết mệt mỏi của cha, người đã tìm mọi cách thay đổi số phận của chàng trai này.

Để cậu con trai Mạc Đăng Mừng có thể hòa đồng và phát triển như những đứa trẻ bình thường khác, vợ chồng ông Mạc Văn Mỹ (66 tuổi) đã phải nỗ lực rất nhiều. Ông Mỹ cho biết, lúc ông bà bước sang tuổi tứ tuần mới sinh đứa con trai đầu lòng.

Niềm vui chưa được trọn vẹn thì nỗi buồn ập đến khi ông bà biết tin Mừng đã mắc hội chứng Down bẩm sinh.

 

Cậu bé Mừng ngày ấy 7 tuổi mới chỉ biết lết, 9 tuổi bập bẹ nói và phải đến 12 tuổi mới đi những bước tập tễnh đầu tiên. Nhìn tương lai của con quá chông chênh, không ít lần vợ chồng suy sụp, tuyệt vọng. Bà An tâm sự:


May mắn chúng tôi được một bác sĩ khuyên hãy mua một cây đàn cho cháu. Vị bác sĩ giải thích, đánh đàn sẽ giúp những đầu ngón tay được kích thích, nếu làm việc này thường xuyên sẽ giúp não bộ phát triển”. “Còn nước còn tát”, ông bà lại bấu víu vào chút hy vọng ấy để tiếp tục chữa trị cho con.

 

Về nhà, hai vợ chồng gom hết tài sản có giá trị trong nhà mang đổi được 5 chỉ vàng để mua cho con cây đàn Organ. Từ đó, người ta thấy trong căn nhà nhỏ phát ra những âm thanh từ tiếng đàn Organ. Ông Mỹ cho biết, hồi đầu để có thể chỉ cho con học đàn, ông đã phải đi học lỏm, bởi lẽ thuê giáo viên ai cũng từ chối. Họ cho rằng, một đứa bé đến đứng còn không vững như Mừng thì làm sao có thể học đàn.

Ngày Mừng biết rõ từng phím đàn, biết cảm thụ được những âm thanh trong trẻo từ tiếng đàn Organ, ông Mỹ nghĩ ngay đến một nơi dạy đàn bài bản.

 

Mỗi đêm trước khi Mừng ngủ, bà đều dành ra một khoảng thời gian nhất định để kể chuyện cổ tích cho con nghe. Ông Mỹ thì luôn sát cánh bên con trong việc học hành. “Để cho con có đầy đủ chất dinh dưỡng, tôi luôn áp dụng chế độ ăn nhiều rau củ quả, thực phẩm có lợi cho sự phát triển của não bộ. Trong quá trình tiếp xúc hàng ngày, mình phải hòa đồng với con, không chỉ làm cha, làm mẹ mà còn là một người bạn.

 

Hai vợ chồng ông Mỹ trước đây đều theo học chương trình giáo dục của Pháp, nên để dạy cho con ông bà phải tự mày mò tìm từng cuốn giáo trình tiếng Việt. Rồi họ quyết định cho Mừng đi học. Nghe tin này, họ hàng nội ngoại phản đối, vì lo Mừng không thể tiếp thu. Vậy mà Mạc Đăng Mừng đã hoàn thành chương trình học lớp 9 tại Trung tâm Bảo trợ dạy nghề và đào tạo việc làm cho người tàn tật TP.HCM.

 

Mạc Đăng Mừng, chàng trai mắc hội chứng Down bẩm sinh nhưng đã trở thành sinh viên giỏi toàn năng khi anh biết đàn, biết võ Akido, hiểu cơ bản vài từ tiếng Anh và có chứng chỉ tin học của trường Đại học Văn Lang. Cùng đồng hành với Mừng trong suốt từng ấy năm, là sự hy sinh thầm lặng của người cha già Mạc Văn Mỹ, 66 tuổi.

Ở giải thể thao dành cho người khuyết tật TPHCM năm 2014, Mừng đạt huy chương vàng cá nhân, huy chương đồng tập thể môn bóng gỗ và huy chương bạc đồng đội môn bóng đá kết hợp dành cho người khuyết tật thiểu năng trí tuệ và người không bị thiểu năng trí tuệ. Trong ngôi nhà nhỏ treo rất nhiều huy chương thể dục thể thao mà Mừng đã đạt được, ít ai nghĩ rằng đây là một chàng trai mà 7 tuổi mới biết nói, 9 tuổi mới biết đi.

Để Mừng đạt được thành tích như bây giờ, hơn 20 năm qua người cha già Mạc Văn Mỹ luôn theo chân con đến lớp học. Một ngày của hai cha con bắt đầu từ sáng sớm, ông Mỹ thức dậy, chuẩn bị mọi thứ rồi chở con trai đến lớp. Ngày Mừng còn đi học ở trường ĐH Văn Lang, ông Mỹ cũng dự thính bên cạnh con mình, ghi chép cẩn thận để có thể truyền đạt khi con cần. Những môn học như tiếng Anh, thể thao, võ Akido... thì ông luôn đứng bên ngoài dõi theo từng bước đi của con, chưa một lần rời mắt. 

Biết mình đã già, không thể theo con đến lớp cả đời, nên thỉnh thoảng trong lúc chở con đi học, ông Mỹ nhỏ nhẹ nói với anh Mừng: "Nếu sau này, ba không còn đi với con được nữa, con phải mạnh mẽ lên, đừng buồn, con phải tự mình phấn đấu...". 

Ông nói vậy, chứ ông đâu muốn, và ông thật sự rất sợ nếu một ngày nào đó phải bỏ Mừng lại cuộc đời này một mình. Vì vậy ông luôn dạy con phải cố gắng học tập để kiếm được cái nghề, cố gắng rèn luyện thân thể để bảo vệ chính mình.

"Tôi thật sự không biết mình đã làm những gì, cho đến khi thấy mình xuất hiện trên vài trang báo cùng tiêu đề như "Người cha gần 30 năm đồng hành cùng con trai bệnh Down, tôi mới giật mình cảm nhận thì ra mình và con đã cùng nhau đi một quãng đường dài đến thế. 

 

Nhiều bậc phụ huynh có con khuyết tật hoặc bị Down cũng đến nhà vợ chồng tôi nhờ tư vấn vì họ suy sụp và bế tắc. Chúng tôi chả biết khuyên răn thế nào, cũng có bí kíp gì cho cam, chỉ biết vì tình yêu và vì bổn phận của người làm cha, làm mẹ mà hãy dành tất cả những gì tốt đẹp cho con mình dù đó là đứa trẻ không lành lặn chăng nữa. Mình yêu con mình, thì mình biết sẽ làm gì để cho nó cuộc sống tốt nhất", ông Mỹ chia sẻ.

Theo Báo Gia đình & Xã hội,

Hồ Chí Minh đối đáp với Nguyển Hải Thần

 

HỒ CHÍ MINH ĐỐI ĐÁP VỚI NGUYỂN HẢI THẦN

 

Ngày dài ngâm ngợi cho khuây. Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do

Hồ Chí Minh được bọn Tàu Tưởng thả về nước không phải ngẫu nhiên, chắc ông phải khôn khéo thương lượng với chúng và với cánh Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam như thế nào đó, nó mới thả cho về nước.

 

Hôm tiễn cụ Hồ về nước, Hầu Chí Minh (Trong Nhật Ký Trong Tù, Hồ chí Minh gọi là Hầu chủ nhiệm (Chủ nhiệm cục chính trị đệ tứ chiến khu) cùng với Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam có tổ chức một cuộc liên hoan hẳn hoi (tháng 12- 1943). Trong liên hoan, họ có thử tài nhau bằng thách đối.

 

Nguyễn Hải Thần đưa ra một vế đối khá độc hiểm:

“Hầu Chí Minh, Hồ Chí Minh, lưỡng vị đồng chí, chí giai minh “

Ông Hồ xin đối :

“Nhĩ cách mệnh, ngã cách mệnh, đại gia cách mệnh, mệnh tất cách “

 

Mọi người tán thưởng. Hầu Chí Minh ca ngợi “Ðối hay lắm “.Còn Nguyễn Hải Thần thì cung kính nói, “Hồ tiên sinh tài trí mẫn tiệp, bội phục, bội phục “

Trong cuộc liên hoan, ông Hồ còn góp vui một tiết mục rất đặc biệt: nhảy điêụ Nga-la-tư, một điệu vũ dân gian rất khoẻ của Nga.

 

Trong Nhật Ký Trong Tù và hồi ký Vưà Ði Ðường Vừa Kể Chuyện, ông Hồ có nói, khi mới ra tù, “chân mềm như bún “, đi không được, phải tập leo núi rất khó nhọc, phải bò, phải lết mãi mới đi được. Vậy sao lại có thể nhảy điệu Nga - la - tư?

 

Suy ra ta có thể hiểu như thế này: từ khi biết ông Hồ là ông Hồ, không phải Hán gian, nhà chức trách Trung quốc cho ông được hưởng chế độ quản thúc. Nghĩa là chỉ không được ra khỏi vùng quản thúc thôi, còn thì có thể ra ngoài nhà tù để leo núi, tập đi, tập luyện mắt.

Cho nên mới có chuyện ở Liễu Châu, ông Hồ đi tắm sông, gặp tướng Tàu Trương Phát Khuê. Khoảng giữa tháng 9- 1943, sau một thời gian tập luyện, cuối cùng ông Hồ chẳng những đi vững mà còn trèo được núi. Ông cao hứng làm một bài thơ chữ Hán:

 

Vân ủng trùng sơn sơn ủng vân
Giang tâm như kính tịnh vô trần
Bồi hồi độc lộ Tây phong lĩnh
Nam vọng trùng dương ức cố nhân
(Vừa đi đường, vừa kể chuyện)

 

Bài thơ này cụ Hồ đã bí mật gửi về cho các đồng chí của mình ở Cao Bằng (Viết lên mép trắng của một tờ Quảng Tây nhật báo). Võ Nguyên Giáp trong tập hồi ký Những Chặng Ðường Lịch Sử cho biết, “Bữa đó tôi về cơ quan hội báo tình hình thì thấy anh Ðồng, anh Vũ Anh và anh Lã đang xem xét quanh một tờ báo. Các anh chuyển tờ báo và hỏi tíu tít:

- Anh xem có đúng là chữ của Bác không?

 

Ðó là một tờ báo ở Trung quốc mới gửi về, trên mép trắng có mấy hàng chữ Hán viết tay. Tôi nhận ra ngay đúng là chữ của Bác. Bác viết, “Chúc chư huynh ở nhà mạnh khoẻ và cố gắng công tác, ở bên này bình an.

 

Phiá dưới lại có một bài thơ

Như thế bài thơ này đã được làm từ khá lâu (9- 1943) trước cuộc liên hoan tiễn chân nói trên 3 tháng (12- 1943)

Sau này, Tô Hoài còn cho biết, trong cuộc liên hoan tiễn cụ Hồ về nước, hôm ấy còn có mặt nhà thơ Quang Dũng nữa. Lúc này Quang Dũng đang đi theo Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Hải Thần.

 

Trích: Cụ Mạnh viết về Bác Hồ ở Chương 7 “Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh”

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2022

Lý thuyết trò chơi và vận dụng vào bài toán tình yêu

 

LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI VÀ VẬN DỤNG VÀO BÀI TOÁN TÌNH YÊU

Người được xem là cha đẻ của lý thuyết trò chơi là nhà toán học John von Neumann và nhà kinh tế học Oskar Morgenstern. Đây là hai đồng tác giả của cuốn sách có tựa đề "Theory of Games được xuất bản năm 1944. Còn John Nash là người có công phát triển lý thuyết trò chơi (nổi tiếng với "Cân bằng Nash").

Ngày nay Lý thuyết trò chơi được sử dụng trong nhiều ngành khoa học, từ sinh học tới triết học, quân sự, chính trị, và cả khoa học máy tính.

HAI GIẢ ĐỊNH CĂN BẢN

Lý thuyết trò chơi theo đuổi hai giả định căn bản. Thứ nhất, nó giả định mỗi cá nhân hay các nhóm cá nhân là một người tham gia trong một cuộc chơi và mục tiêu của họ là làm thế nào để giành lợi ích (có thể là chiến thắng hay giảm sự thiệt hại).

Thứ hai, nó xem mỗi hành động của con người được dẫn dắt dựa trên nguyên tắc lý tính theo ý nghĩa là trước mỗi quyết định, cá nhân đều cố gắng tính toán xem lợi ích/thiệt hại của bản thân mình khi đưa ra quyết định như thế nào.

CÁC LOẠI CHIẾN LƯỢC

Trong quá trình người chơi tham gia cuộc chơi, chúng ta có thể phân ra hai loại chiến lược: chiến lược hoàn hảo và chiến lược thông minh. Chiến lược hoàn hảo là chiến lược mà sẽ đem lại lợi ích cao nhất cho người tham gia cuộc chơi, không phụ thuộc vào hành động phản ứng của đối phương. Nói đơn giản là cho dù đối thủ có làm gì đi nữa, thì mình vẫn quyết định như vậy.

Ngược lại, chiến lược thông minh hướng tới mục tiêu giảm thiểu mức độ rủi ro cho người tham gia cuộc chơi. Nói đơn giản là chiến lược này giúp người chơi chọn đường đi nào tới đích an toàn với rủi ro thấp nhất.

ÁP DỤNG VÀO BÀI TOÁN TÌNH YÊU

Có hay không nên tỏ tình? "Có một chàng trai, thích một cô gái, vào ngày Valentine, anh ta quyết định tỏ tình với cô gái ấy, nhưng lại không biết liệu cô gái sẽ chấp nhận hay từ chối. Vậy thì có nên tỏ tình không? Giả sử như cô gái chấp nhận, cả hai sẽ tràn trề hạnh phúc, biết rằng tình yêu không thể đong đếm, nhưng mình sẽ lượng hóa sự hạnh phúc - tức lợi ích (pay off) của mỗi bên là (10, 10).

Giả sử chàng tỏ tình nhưng nàng từ chối, đau khổ biết bao nhiêu, mình lượng hóa là (-10,0), tức ích lợi của chàng trai là -10, cô gái thì là 0 Tiếp theo, biết đâu cô gái có thể chấp nhận tình cảm của chàng, nhưng mà chàng lại sợ, quyết định không tỏ tình, thì chúng ta yêu nhau mà không đến được với nhau rồi, cả hai đều đau khổ, payoff là (-5,-5). Trường hợp cuối cùng, là cô gái không chấp nhận lời tỏ tình và chàng trai cũng không tỏ tình, thì khi này lợi ích của hai người là (0,0).

Cuộc chơi sẽ đạt được đến 2 trạng thái cân bằng: Thứ nhất, nếu chàng đoán nàng chấp nhận, lựa chọn của chàng là tỏ tình (10,10) Thứ hai, nếu chàng đoán nàng không chấp nhận, chàng sẽ im lặng, như vậy là (0,0) Vậy cuối cùng thì tỏ hay không tỏ, lựa chọn của chàng rõ ràng là trong điều kiện không chắc chắn.

Như vậy thì chúng ta phải tính được kỳ vọng của chàng. Xác suất của việc tỏ tình. Trong bài toán của chúng ta, xác suất để chàng tỏ tình không phải là 50/50 đâu các bạn, mà chỉ cần lớn hơn hoặc bằng 40%, có lẽ vì trong ma trận lợi ích, việc cô gái chấp nhận mang đến quá nhiều hạnh phúc cho chàng, nên không cần là 5/5, chàng sẵn sàng tỏ tình khi xác suất thất bại cao hơn.

Nhưng nói thế chứ mà 4/6 cũng khó đoán lắm. Làm sao tránh được thất bại và biết được xác suất nàng đồng ý hay không.  Vì đã là xác suất thì cái gì cũng xảy ra. Xác suất càng cao, cơ hội càng rộng mở. Vậy để tránh rủi ro, các chàng nên làm gì.

Trong dân gian hay gọi bật đèn xanh đó bạn. Còn trong kinh tế, nó được gọi là: Thủ thuật đánh tín hiệu. 

Để dò phản ứng của đối thủ, xem có thích nhiều hay ích, chàng trai nên gửi tín hiệu. Như vậy cuộc chơi của chúng ta sẽ được chia nhỏ thành một game mới, gồm nhiều bước (gọi là periods game). Chàng có thể nhẹ nhàng nhắn tin từ mức độ bạn bè bình thường, tần số thấp đến mức độ hỏi han và mật độ nhiều hơn một tí.

Nếu thử dẫn nàng đi ăn kem, sinh tố hay uống café với những người bạn. Cuộc chơi sẽ chia nhỏ thành nhiều bước như vậy và đến lúc mời nàng đi chơi riêng, nhắn tin bằng những lời có cánh. Và bằng cách đó, chàng đã kiểm được phản ứng của nàng và biết được xác suất để mình có nên tỏ tình hay không.

Còn các nàng, nếu mà thích các chàng rồi, hãy cũng nhẹ nhàng phản ứng cho các chàng biết nhé. Vì việc đó giúp cho cái "lý thuyết lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn" trở nên dễ dàng hơn nhiều, tranh việc hai bên đều đau khổ vì mối tình câm hay làm tổn thương nhau khi kỳ vọng của chàng quá lớn.

Đây là một game đơn giản, và mình cố làm nó đơn giản. Mình thấy yêu lý thuyết này vì nó phân tích hành vi của các đối tượng một cách hay ho, dù trong hành vi kinh tế hay cuộc sống thường ngày." Cuối cùng, chúc mọi người một Valentine vui vẻ.