Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2021

Phương pháp Socrates: đặt một loạt câu hỏi rồi rút ra chân lý.

 

Phương pháp Socrates: đặt một loạt câu hỏi rồi rút ra chân lý.

 

Ban đầu, câu hỏi của ông nghe rất đơn giản, nhưng sau đó cuộc đối thoại trở nên sâu sắc và logic khiến học trò suy nghĩ, thảo luận, tranh cãi, phân tích và đánh giá bằng tư duy của chính mình.

Sau đây là một đoạn hội thoại minh họa cho phương pháp Socrates:


Đang lúc lên lớp triết học, các học sinh thỉnh giáo thầy Socrates: “Thưa thầy, thầy có thể lấy ví dụ thực tế để nói rõ một chút rốt cuộc cái gì gọi là ngụy biện được không ạ?”.

Socrates suy nghĩ một lúc, sau đó nói: “Giả sử có hai người đến nhà thầy làm khách, một người rất sạch sẽ tươm tất, còn người kia thì rất bẩn thỉu xuề xòa. Thầy mời hai người này đi tắm, các em thử nghĩ xem, hai người họ ai sẽ đi tắm trước?”.

 


 

“Điều này còn phải hỏi, tất nhiên là người bẩn thỉu kia rồi“. Một em học sinh lớn tiếng nói.

“Sai rồi, là người sạch sẽ kia”. Socrate phản bác nói, “Bởi vì người sạch sẽ kia đã dưỡng thành thói quen thích tắm gội, còn người bẩn thỉu lại cho rằng không cần phải đi tắm gì cả. Hãy nghĩ thử đi, rốt cuộc ai sẽ đi tắm trước đây?“.


“Là người sạch sẽ kia“. Hai em học sinh nói tiếp.

“Không đúng, là người bẩn thỉu. Bởi vì người bẩn thỉu càng cần phải tắm gội hơn người sạch sẽ kia“. Socrates lại phản bác nói.

Sau đó, Socates lại hỏi thêm lần nữa: “Như vậy xem ra, trong hai người khách rốt cuộc ai sẽ đi tắm trước đây?“.


“Là người bẩn thỉu!“. Ba em học sinh lớn tiếng lặp lại câu trả lời lần thứ nhất.

“Lại sai nữa rồi. Đương nhiên là cả hai người đều sẽ đi tắm“. Socrates nói, “Bởi người sạch sẽ có thói quen tắm gội, còn người bẩn thỉu kia thì cần phải đi tắm. Thế nào, rốt cuộc ai sẽ là người đi tắm trước đây?“.

“Thế thì xem ra hai người đều sẽ đi tắm“. Bốn em học sinh lưỡng lự trả lời.


“Không đúng, cả hai đều sẽ không tắm“. Socrates giải thích nói, “Bởi vì người bẩn thỉu không có thói quen tắm gội, còn người sạch sẽ kia thì vốn không cần phải tắm“.

“Lời thầy nói đều có đạo lý cả, nhưng chúng em rốt cuộc nên phải hiểu thế nào đây?“. Các học sinh bất mãn nói, “Mỗi lần thầy nói đều không như nhau, nhưng lại đều luôn đúng cả!“.


Socrates nói: “Chính là như vậy. Các em xem, ở bề ngoài, ở hình thức dường như là vận dụng thủ đoạn suy luận chính xác nhưng trên thực tế lại là trái với quy luật khách quan, đưa ra kết luận nghe thì thấy giống thật nhưng lại là sai, đấy chính là ngụy biện! Thủ đoạn ngụy biện thường thấy là có thay đổi luận đề, ngụy tạo căn cứ, luận chứng vòng vo, cưỡng từ đoạt lý, cắt câu lấy nghĩa…“.

Các em học sinh lại thỉnh giáo Socrates: “Thưa thầy, vậy ta nên nhìn nhận tác dụng trong ngụy biện thế nào đây?“.

 

Socrates trả lời:Kẻ giỏi nói không bằng người biết phân tích lắng nghe. Ngụy biện nhìn ngoài thì hiệu nghiệm thật, nhưng không cao. Xảo trá chi bằng hãy sống chân thành, muôn nghìn diệu kế chẳng bằng sống đúng đạo làm người .

Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2021

Sống khỏe mạnh, có một gia đình, một tình yêu chân thành thì đã là quá đủ.

Nhân sinh tại thế, 10 phần có tới 7, 8 phần không như ý, mệt mỏi chán chường đó là điều đôi lúc không thể tránh. Tuy nhiên uỷ khuất, bi thương, hay tự mình gặm nhấm nỗi cô đơn thương tổn thì cũng nào có ích gì?

Vậy nên...

1. Đời người không cần quá nhiều thứ, chỉ cần bạn sống khỏe mạnh, có một gia đình, một tình yêu chân thành thì đã là quá đủ.

2. Bạn đơn giản, cuộc sống cũng giản đơn

Kỳ thực nhân sinh muôn nẻo, ít nhiều đều có chông gai, cuộc sống muôn màu, ngọt bùi cay đắng cay đó là điều khó tránh. Tuy nhiên lựa chọn giản đơn lại chính là lựa chọn nhẹ nhàng hạnh phúc nhất. Cuộc sống đơn giản mới là cuộc sống hạnh phúc thực sự, tự mình biết đủ ắt sẽ thấy an vui, khoan dung độ lượng sẽ thấy mình to lớn. 

3. Cuộc sống không có lần diễn tập, mỗi phút qua đi đều là vĩnh cửu

Đời người chỉ có một chẳng có lần hai, vậy nên cần trân quý mỗi thời mỗi khắc, hiếu kính cha mẹ, yêu thương gia đình. Việc mất có thể kiếm, tiền hết có thể làm, nhưng cha mẹ không còn sẽ là điều đáng tiếc. 

Cha già, mẹ yếu, điều song thân cần không phải tiền bạc, mà là sự yên bình của cháu con, là sự thăm hỏi sớm chiều của con cái. 

4. Chấp nhận, chính là lựa chọn khôn ngoan, dù là chấp nhận sự xuất hiện của một người, hay chấp nhận việc một người không bao giờ xuất hiện trong cuộc đời bạn nữa.

Vạn sự trên đời đến và đi đều bởi chữ duyên, còn duyên sẽ ở, hết nợ sẽ đi, vương vấn làm chi đôi bên sầu muộn. 

5. Chọn sai rồi, dừng lại nghĩa là chọn đúng.

Con người rất khó để sửa đổi chính mình và cũng không dễ để nhận thấy mình sai.

Thật ra biết sai đã là tiến bộ rồi, người biết sai sửa sai chính là bậc anh hùng. Người ta chỉ cười những ai cả đời không dám đột phá bản thân chứ không cười những ai dám làm dám chịu.

6. Thời gian chính là vị thầy công bằng nhất thế gian. 

Có những chuyện trên đời, khi xảy ra thì thấy bất công vô lý, khó thể chấp nhận. Tuy nhiên nhân quả công bằng, mọi sự trả vay đều sẽ được thời gian tính toán công minh. 

ST

Mùa xuân chín - bức tranh xuân của đời người

Mùa xuân chín - bức tranh xuân của đời người

...chỉ với Mùa Xuân chín, Hàn Mặc Tử đã luôn là một nỗi nhớ khôn nguôi của người yêu thơ, yêu cái đẹp khi xuân về.

Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây,
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây…

Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:
“Chị ấy, năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”

Cảnh quê đấy, vừa dung dị gần gũi, lại như sương khói mờ ảo, ẩn hiện long lanh như ở miền cổ tích. Có lẽ đó là những câu thơ viết giữa những cơn đau bệnh. Đoán chừng như có một hôm, khi bệnh tật đã chán hành hạ và tạm buông tha cho người thơ, khiến người hơi hồi tỉnh một chút để rời khỏi cái xó nhà hôi hám và ẩm thấp; người chống gậy lần ra trước hiên nhà, bắt gặp cảnh xuân đang đến và họa lại nó không chỉ bằng một hồn thơ tinh mỹ mà còn bằng những nét vẽ bậc thầy.

Có một chàng thi sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh 16 tuổi, chàng đã làm bài thơ đầu tiên. Chàng đã sống, đã đi, đã yêu tha thiết và đã đau đớn cùng cực. Rồi khi ra đi ở tuổi 28, di sản chàng để lại không chỉ đơn thuần là các tập thơ, kịch thơ và văn xuôi... Chàng thi sĩ ấy có bút danh là Hàn Mặc Tử. Nhưng Mùa xuân chín lại là một thi phẩm hoàn toàn khác với cái chất “điên”, chất “cuồng”, chất “đắng” của Hàn Mặc Tử… nó đẹp bình dị, như mơ như thực, khiến đa phần chúng ta có thể cảm được, hiểu được, yêu được.

Theo lời nhà văn, nhà phê bình Trần Thanh Mại, thì: “Qua cái năm bệnh hoạn đầu, nghĩa là vào cuối năm 1937, Hàn Mặc Tử gom góp xong tập thơ làm trên giường bệnh, theo một thể tài mới mà chàng gọi Thơ Điên”.