Tác động của truyền thông mạng xã hội đến bộ não của thanh thiếu
niên.
.
Những phát hiện từ
một nghiên cứu ở Trường Đại học California, Los Angeles (UCLA) đã làm sáng tỏ
tác động của truyền thông mạng xã hội đến bộ não của thanh thiếu niên.
Một nghiên cứu đã
cho thấy các mạch não vốn được kích hoạt bằng cách ăn sô-cô-la và giành tiền
thưởng, nay cũng được kích hoạt khi họ nhận được số lượng “like” khủng cho ảnh
của mình trên mạng xã hội.
.
“Khi những thiếu
niên này nhìn thấy bức ảnh của mình nhận được lượng “like” lớn, chúng tôi quan
sát được mức độ hoạt động rộng khắp trên nhiều vùng của não bộ” – Lauren
Sherman, người chủ trì thí nghiệm, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm não đồ và
Trung tâm truyền thông số trẻ em thuộc UCLA nói. Mạch tưởng thưởng này được cho
là đặc biệt nhạy cảm trong thời kỳ thanh thiếu niên.
.
Vì vậy, khi những
người tham gia nhìn thấy lượng “like” lớn trên các bức ảnh của mình, cùng lúc
đó các nhà nghiên cứu cũng quan sát được sự kích hoạt các vùng não liên quan
đến xã hội và sự chú ý thị giác.
Khi quyết định xem
có nên “like” một bức ảnh hay không, những người tham gia bị ảnh hưởng mạnh bởi
số lượng “like” mà bức ảnh đang có.
Kết quả là khi họ
nhìn thấy bức ảnh có nhiều “like”, họ có xu hướng rõ ràng yêu thích bức ảnh đó
hơn khi nó ít “like”.
Các bạn trẻ phản ứng
khác đi với thông tin khi họ tin rằng nó đã được xác nhận bởi những người đi
trước, dù đó chỉ là những người xa lạ.
.
Nghiên cứu này đã
được xuất bản trên tạp chí Psychological Science.
.
Mirella Dapretto,
giáo sư ngành tâm thần học và nghiên cứu hành vi sinh học tại Học viện thần
kinh học và hành vi con người Semel thuộc UCLA cho biết, trong đời sống thực
của các bạn trẻ, ảnh hưởng từ bạn bè thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. “Trong
nghiên cứu, đây chỉ là nhóm người xa lạ với họ, nhưng họ vẫn thuận theo sự ảnh
hưởng bên ngoài. Sự dễ dàng tuân phục đã biểu thị rõ ràng ở cả diễn biến trong
não lẫn việc họ chọn click nút like. Chúng ta có thể đoán chắc được rằng hiệu
ứng này sẽ còn rõ ràng hơn nữa ngoài đời thật, khi mà các bạn trẻ nhìn vào
lượng “like” từ những người quan trọng với họ.”
.
Các bậc phụ huynh có
nên lo ngại truyền thông mạng xã hội? Các nhà nghiên cứu cho rằng, cũng như các
dạng truyền thông khác, truyền thông mạng xã hội có cả mặt tích cực lẫn tiêu
cực.
.
“Nhiều thanh thiếu
niên kết bạn với những người mà họ chưa hiểu rõ trên mạng, các bậc phụ huynh
cần để tâm đến trường hợp này”, Dapretto nói. “Điều đó mở ra khả năng đứa trẻ
bị ảnh hưởng bởi những người lạ với nhiều nguy cơ khác nhau.”
.
“Cha mẹ thường biết
những người bạn thân nhất của con cái, nhưng khi chúng có đến hàng trăm bạn bè,
cha mẹ không thể biết được những người đó cụ thể là những ai”. Đó là nhận định
của Patricia Greenfield, người đồng nghiên cứu và cũng là Giám đốc Trung tâm
truyền thông số trẻ em của UCLA.
Tuy nhiên, Sherman
cũng chỉ ra những lợi ích khả dĩ của mạng xã hội: “Nếu những người bạn có biểu
hiện và hành vi tốt đẹp, trẻ cũng sẽ ghi nhận và được ảnh hưởng theo hướng tích
cực.
.
Điều quan trọng là
các phụ huynh phải luôn biết rõ trẻ tương tác với ai qua mạng, hay bạn của trẻ
đang đăng tải và yêu thích thông tin gì. Thêm nữa, các nghiên cứu trước đây
cũng chỉ ra rằng cá tính riêng của trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi quan điểm của người
khác. Dữ kiện chúng ta có hiện nay hoàn toàn củng cố nhận định này.”
.
Ảnh hưởng giữa những
người cùng tuổi để hòa nhập với nhau đã tồn tại từ lâu, nhưng những ái “like”
trên mạng lại hoàn toàn là câu chuyện khác. Sherman giải thích: “Trước đây, các
bạn trẻ tự có đánh giá của mình về cách phản ứng của những người xung quanh,
nhưng giờ đây, chỉ nút like là đủ.”
.
Các bạn trẻ tham gia
thí nghiệm được xem những bức ảnh “an toàn” – gồm những bức ảnh về đồ ăn, hoặc
những người bạn – và cả những bức ảnh “nguy hiểm” – gồm thuốc lá, rượu và cả
người mặc đồ khiêu khích.
So với khi nhìn
những bức ảnh “an toàn”, khi nhìn các bức ảnh “nguy hiểm”, vùng não liên kết
với khả năng “kiểm soát nhận thức” và “kiềm chế đáp ứng” các bạn trẻ, bao gồm
vỏ não phía trước, các võ não trước trán song song và vỏ não bên, trở nên ít
hoạt động hơn hẳn.
.
“Các vùng não này
chịu trách nhiệm cho việc đưa ra quyết định, ngăn cản chúng ta tham gia vào một
hoạt động cụ thể, hoặc quyết định cho phép chúng ta bắt tay hành động” Dapretto
cho biết. “Những bức ảnh “nguy hiểm” có vẻ như đã làm giảm hoạt động của khu
vực kiềm chế, làm giảm cơ chế phòng vệ của trẻ”.
Dịch: Minh Hùng