Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2020

Ý nghĩa bức tranh ''Sự thật nơi đáy giếng''


Đây là một tác phẩm hội họa năm 1896 của nghệ sĩ người Pháp Jean-Léon Gérôme. Trong bức tranh, một phụ nữ khỏa thân (Sự Thật) la hét từ dưới giếng trèo lên, tay cầm roi da để trừng trị loài người. Bức họa này dựa trên câu nói ' Sự thật nằm sâu nơi đáy giếng. '
.
Đây là bức tranh nổi tiếng của hoạ sĩ người Pháp Jean Leon Gerome (1824-1904), mang tên “The Truth Coming Out Of Her Well“ - Tạm dịch là "Sự thật nơi đáy giếng".
Bức tranh này được vẽ năm 1894 dựa trên một câu chuyện dân gian như sau:
.
Truyền thuyết kể rằng vào một ngày hè, Sự Thật và Dối Trá tình cờ gặp nhau.
Dối Trá chào hỏi Sự Thật và nói: "Hôm nay trời đẹp quá!".
.
Sự Thật ngước nhìn lên và đúng như lời Dối Trá đã nói: Trời rất trong xanh, tràn ngập nắng vàng, từng cụm mây trắng lững lờ trôi thật đẹp...
Rồi cả hai lại đến bên một cái giếng. Dối Trá nói: "Giếng trong mát quá. Chúng mình hãy tắm đi!". Sự Thật mới đầu còn nghi ngại, nhưng khi nhìn xuống giếng, thấy nước trong mát thật, bèn trút bỏ bộ quần áo đẹp và nhảy xuống giếng tắm cùng Dối Trá.
.
Cả hai cùng bơi lội một lúc đến khi đột nhiên Dối Trá leo nhanh lên khỏi miệng giếng, khoác vào người bộ y phục đẹp đẽ của Sự Thật rồi bỏ chạy thật nhanh.
Sự Thật hốt hoảng leo lên miệng giếng, vừa bối rối vừa tức giận đuổi theo Dối Trá để giành lại bộ quần áo. Nhưng nàng đuổi tới đâu cũng có đám đông hai bên đường túa ra chỉ trỏ, cười nhạo vì nàng hoàn toàn lõa thể. Một số sượng sùng ngoảnh mặt đi không thèm nhìn Sự Thật.
.
Sự Thật trần trụi cảm thấy xấu hổ nên nàng không đuổi theo Dối Trá nữa. Sự thật tội nghiệp đã quay lại giếng và náu mình ở đó mãi mãi.
Kể từ đó, dối trá đi khắp thế giới, khoác áo như sự thật, đáp ứng nhu cầu của thế giới, bọn họ không hề muốn nhìn thấy sự thật trần trụi.
.
Về sau, loài người không còn ai nhìn thấy được Sự Thật nữa. Họ chỉ thấy Dối Trá ung dung hiện diện ở mọi nơi, mọi lúc. Họ luôn tán dương nó, vuốt ve nó, say mê nó, học đòi theo nó, chỉ vì vẻ ngoài hào nhoáng và đẹp đẽ mà nó đã ăn cắp từ Sự Thật.
.
Sự Thật dẫu có tốt thì vẫn luôn là trần trụi, Dối Trá dẫu xấu xa nhưng lại vô cùng quyến rũ! Chừng nào loài người còn say mê trước những ngọt ngào và kiều diễm, thì chừng nấy Sự Thật còn lặn rất sâu.
.
Điều trớ trêu cho loài người tử cổ đại đến hiện đại: sự thật & dối trá có thể đổi chỗ cho nhau chỉ vì một chiếc áo.
Không phải ai cũng nhận ra. Rất nhiều người lầm tưởng. Chiếc áo mang tên sự thật & dối trá phụ thuộc hoàn toàn vào mắt nhìn của mỗi người. Mà mắt nhìn, nó dễ bị chi phối bởi ảo tưởng, háo danh và tâm hồn méo mó.

Cái lỗi của sự thật là nó quá trần trụi.
 
Nguồn: Art Chia Sẻ

Người Phần Lan nói thật mọi lúc mọi nơi

 Khi sự trung thực, thành tín, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật của một quốc gia thì đó phải là một xã hội hài hòa, ấm áp và đẹp đẽ. (Ảnh qua Pinterest)


Người Phần Lan nói thật mọi lúc mọi nơi
Thành thật là một đặc điểm của văn hóa Phần Lan - ít nhất là nếu chúng ta so sánh với các nền văn hóa khác," Johannes Kananen, giảng viên tại Khoa Khoa học Thụy Điển, Đại học Helsinki, nói. "Trong tiếng Anh có một thành ngữ rằng sự thật có giá trị đến nỗi nó nên được sử dụng nhỏ giọt. Nhưng ở Phần Lan, mọi người nói thật mọi lúc."
Ở Phần Lan tài sản bị mất dường như luôn tìm đường trở về với chủ sở hữu.
"Đó là một thói quen rất lạ lùng ở xung quanh đây, việc đem treo những đôi găng tay bị thất lạc lên cành cây," Natalie Gaudet, làm việc tại Đại học Aalto, giải thích rằng việc này giúp người ta dễ dàng nhìn thấy chúng từ xa. Trong một xã hội nơi sự trung thực được hiểu ngầm, mọi người hiểu rằng chỉ có chủ sở hữu đến nhận đồ bị mất.
Một vài năm trước, tạp chí Reader's Digest đã làm 'Thử nghiệm mất ví', theo đó các phóng viên của họ 'đánh mất' 192 chiếc ví ở các thành phố trên khắp thế giới.
Trong mỗi ví có 50 đô la Mỹ cùng với thông tin liên lạc, ảnh gia đình và danh thiếp. 11 trong số 12 chiếc ví đánh mất ở thủ đô Phần Lan đã được trả lại cho chủ sở hữu, khiến Helsinki trở thành Thành phố 'trung thực' nhất trong số những nơi được thử nghiệm.
Nữ Thủ tướng 34 tuổi Phần Lan đề xuất cả nước đi làm 6 ngày tuần, ngày 6 tiếng.
Trên thực tế, xã hội Phần Lan được xây dựng dựa trên rất nhiều lòng tin. Đối với người dân, chính phủ Phần Lan là những người bạn chứ chẳng phải tầng lớp thống trị, các quan chức làm việc dựa trên quyền lợi chung chứ chẳng vì lợi ích cá nhấn. Người dân Phần Lan vui vẻ trả mức thuế cao ngất ngưởng vì họ tin tưởng rằng chúng tạo nên một hệ thống phúc lợi thuộc hàng tốt nhất thế giới.
"Người dân biết rằng chẳng ai lừa họ khi thu thuế cao cả", Chuyên gia Kananen nhấn mạnh.
Người Phần Lan rất ít khi nói chuyện phiếm nhưng một khi họ đã hứa điều gì thì sẽ thực hiện chúng nghiêm túc. Họ rất coi trọng lời nói đi đôi với việc làm chứ không thích những cuộc trò chuyện vô bổ và chém gió.
Nhà khởi nghiệp Gokul Srinivasan sống tại thủ đô Helsinki cho biết người Phần Lan không có thói quen nói xấu sau lưng người khác Tuy nhiên nếu có người hỏi thăm về độ đáng tin của người nào đó thì đó sẽ là vấn đề.
Không phải ngẫu nhiên mà Phần Lan được bình chọn là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới 3 năm liền liên tiếp. Việc mọi người tin tưởng lẫn nhau, chính phủ và người dân đồng thuận khiến cuộc sống dễ thở hơn rất nhiều trong bối cảnh tuyết rơi, bầu trời xám xịt cùng những rừng cây buồn tẻ.
 
Phần Lan đất nước của băng giá