Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018

Tiền là tất cả hay Tiền không là gì cả


Có nhiều người cứ tranh cãi về chuyện:
" Tiền là tất cả hay Tiền không là gì cả "
" Tiền mua được tất cả hay Tiền không mua được tất cả "
Vậy ta có thể xem xét theo những ý sau :
Tiền là vật chất. Nó được con người làm ra . Nó có thể mua được tất cả vật chất khác. Nhưng các bạn đem nó đi mua những thứ vô hình thì hơi khó.
Tiền không mua được tổ ấm nhưng mua được ngôi nhà.
Tiền không mua được thời gian nhưng mua được đồng hồ , mua được thời gian của người khác.
Tiền không mua được giấc ngủ bình an nhưng mua được chiếc giường, thuốc ngủ, thuốc an thần.
Tiền không mua được  kiến thức nhưng mua được sách vở, giấy bút, kiến thức của người khác.
Tiền không mua được sức khỏe . tính mạng nhưng  mua được thuốc và bác sĩ.
Tiền không mua được niềm vui, hạnh phúc nhưng  mua được truyện cười, phim hài.
Tiền không mua được tình yêu nhưng mua được thể xác, tình dục.

Những thứ tiền không thể mua được có thể được sinh ra từ những thứ tiền mua được. 
Tiền bạc là thứ rất quan trọng nhưng đừng để tiền bạc chi phối qua nhiều cuộc sống của chúng ta. Trên đời này, có những thứ quan trọng hơn tiền rất nhiều mà tiền dù bao nhiêu cũng chẳng thể mua nổi. Hãy biết quý trọng những gì chúng ta đang có.



Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Lấy của người làm phước cho mình thì đâu có tạo được phước.

Xưa có một cô gái mồ côi cha mẹ, không ai nuôi. Cô phải đi ăn xin ngoài chợ. Tối lấy chiếu quấn nằm ngủ. Một hôm nghe nói Rằm Tháng Bảy cúng dường Tam Bảo có phước lắm, cô tự nghĩ làm sao mình tạo phước để khỏi nghèo khổ nữa.
 
Hôm đó xin được có hai xu, cô muốn cúng cái gì mà chư Tăng trong chùa đều hưởng được hết. Nghĩ vậy cô mua hai xu muối, đem vô chùa năn nỉ vị nấu cơm: "Con xin được có hai xu để mua muối, xin được cúng hết chư Tăng trong chùa, mong người giúp cho". Vị ấy liền bỏ nắm muối của cô vào nồi canh to, thế là chư Tăng đều được hưởng đầy đủ. Bẵng đi một thời gian dài, cô cũng không còn nhớ chuyện cúng muối nữa.

Lần lần lớn khôn, cô càng xinh đẹp lạ thường. Khi đó trong triều đình nhà Vua muốn chọn người làm vợ Thái Tử nhưng thấy mỹ nhân nào Thái Tử cũng từ chối. Vua ra lệnh cho các quan tìm người nào Thái Tử vừa ý sẽ được trọng thưởng. Bấy giờ một ông quan đi ngang vùng đó, thấy trên trời có vầng mây đỏ, ông nghĩ nơi đây chắc có dị nhân phước lớn.
 
Giờ trưa, trên đường trở về, ông thấy cô bé khoảng 16 tuổi đang trùm chiếu ngủ. Ông đến gần nhìn, bất chợt cô bé thức dậy tốc chiếu ra. Thấy người con gái đẹp đẽ phi thường lại sống đầu đường xó chợ như vậy, ông tội nghiệp đem về nuôi. Cô được cho ăn mặc dạy dỗ đàng hoàng, tới năm cô 18 tuổi ông dẫn đến trình nhà Vua. Vua gọi Thái Tử lại, vừa thấy cô bé Thái Tử đẹp lòng ngay. Cô được Đông Cung Thái Tử cưới làm vợ.
 
Khi Vua băng hà, Thái Tử lên ngôi vua và cô bé trở thành Hoàng Hậu. Khi làm Hoàng Hậu cô cứ nghĩ, không biết mình đã làm gì mà được phước thế này. Chừng ấy mới nhớ chắc do việc cúng muối năm xưa mà ra. Một hôm, Hoàng Hậu sắm đủ thứ vật dụng sang trọng truyền chở vô ngôi chùa ngày xưa.
 
Nhưng lúc trước chỉ với hai xu muối của cô bé ăn xin, mà thầy trụ trì nói bữa nay có đại thí chủ đến cúng dường, bảo chư Tăng đánh chiêng trống đón. Bây giờ Hoàng Hậu đem nhiều tài vật đến nhưng thầy trụ trì không đánh chuông trống đón. Lấy làm lạ, Hoàng Hậu gặp thầy trụ trì hỏi "Thưa Thầy, ngày xưa con là đứa ăn mày, chỉ cúng dường có hai xu muối mà nghe chuông trống đánh rình rang. Ngày nay, con là Hoàng Hậu cúng cả xe trân bảo mà không nghe chuông trống gì hết?”.

Thầy đáp:

"Ngày xưa hai đồng xu rất quý vì đó là mạng sống của con. Muốn cúng chùa con phải nhịn đói, nên hai xu ấy lớn vô cùng. Ngày nay con là Hoàng Hậu, của cải đầy xe nhưng đó là của dân chớ đâu phải của con. Lấy của người làm phước cho mình thì đâu có gì quan trọng."
 
Nghe vậy Hoàng Hậu giật mình, thức tỉnh.




Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

Tránh Tôn Giáo Đạo Đức Giả

Khi những cá nhân kết hợp với nhau thì đó là xã hội; đó là cộng đồng. Nhưng các nhà lãnh đạo dường như đi vào xã hội mà không mấy quan tâm đến các nguyên tắc đạo đức, đến luân thường đạo lý.

Xã hội chỉ quan tâm đến tiền bạc, quyền lực. Rồi thì con người của loại xã hội này tự động chỉ nghĩ về sự quan trọng của tiền bạc và quyền lực. Chúng ta không thể đổ lỗi cho những người này. Toàn thể xã hội của chúng ta đang suy nghĩ theo chiều hướng này.
Tôi nghĩ rất nhiều tín đồ tôn giáo chỉ thốt lời đầu môi chót lưỡi, nói về “Thượng Đế” hay “Phật”, nhưng trong cuộc sống thực tế hàng ngày, họ chẳng buồn quan tâm đến những điều này.
Phật tử chúng ta cầu nguyện với Phật, nhưng trong cuộc sống thực tế hàng ngày, chúng ta chẳng buồn quan tâm đến Phật mà chỉ lo nghĩ đến tiền bạc, quyền lực, danh vọng. Đó là gì vậy? Tôi nghĩ chúng ta, những tín đồ tôn giáo, đôi khi cũng học thói đạo đức giả.
Chúng ta cầu nguyện cho tất cả chúng sinh, nhưng hành động thực tế thì sao? Chúng ta không hề quan tâm đến các vấn đề thuộc về quyền lợi của người khác. Chúng ta chỉ lợi dụng thôi. Tôi nghĩ nhiều tín đồ của các tôn giáo khác cũng cầu nguyện, họ cầu nguyện với Thượng Đế
– “Con tin tưởng vào Thượng Đế, đấng sáng tạo của chúng con” – nhưng chúng ta, tác phẩm của đấng sáng tạo, lại không lắng nghe tiếng nói của ngài, sự hướng dẫn của đấng sáng tạo.
Tôi thường nói với các bạn Ấn Độ của tôi rằng người Ấn tương đối là những người sùng đạo hơn. Họ cầu nguyện với Shiva, Ganesh – tôi nghĩ chủ yếu là với Ganesh cho sự giàu có. Vì vậy, họ thực sự quen thuộc với việc thờ phụng, cầu nguyện.
Tôi nghĩ mỗi gia đình đều có một số tượng thần thánh ở trong nhà. Nhưng trong cuộc sống thực tế hàng ngày, họ có rất nhiều nạn tham nhũng. Sao lại như vậy? Không có thần thánh nào, không có vị Phật nào nói rằng tham nhũng là tốt cả.
Chúng ta nên trung thực và công bằng. Không có vị thầy vĩ đại nào lại nói, “Ồ, bạn nên bóc lột càng nhiều càng tốt bằng khả năng của mình. Tôi sẽ ban phước cho bạn.” Không có vị thần thánh nào nói như vậy cả.
Vì vậy, nếu chúng ta chấp nhận một con người cao cả hơn mình như Đức Phật, Chúa Giêsu Kitô hay Mohammed, hoặc các vị khác, thì chúng ta nên làm người trung thực, thành thật. Nhờ vậy, bản thân bạn cũng có thêm sự tự tin:
“Tôi chẳng có gì để che giấu; tôi có thể nói những gì tôi nghĩ với bất cứ người nào và trả lời một cách thành thật.” Rồi thì bạn sẽ được người khác tin tưởng. Vì vậy, từ quan điểm ích kỷ cho bản thân, cách sống trung thực và thành thật là nguồn gốc rất quan trọng của sức mạnh nội tâm và tự tin.
Đúng, có những người nói năng rất dễ thương và hay cười, nhưng khi bạn nhìn vào động lực của họ thì lại là một việc khác. Làm sao bạn có thể tin tưởng hay kính trọng họ?
………………
Đức Đạt-lại Lạt-ma thứ 14 sinh vào ngày 6 tháng 7 năm 1935, tên là Lhamo Thondrup, trong một gia đình nghèo ở Taktser, tỉnh Amdo. 
Vào lúc 15 tuổi, Đức Đạt-lại Lạt-ma chính thức đăng quang, làm vị lãnh đạo tinh thần của đất nước Tây Tạng. Đó là ngày 17 tháng 11 năm 1950.
Đến năm 1957, tình hình càng trở nên bi đát, Ngài từ bỏ Lhasa, đào thoát sang Ấn Độ vào ngày 17 tháng 3 trong bí mật vì sợ bị giữ lại. (Tây Tạng bị biến thành một phần đất dưới sự cai trị của »mẫu quốc« Trung Hoa)
Sau khi gạt lệ chia tay mọi người, tôi ra đi trên lưng con bò dzomo lớn. Tôi quá yếu, không thể đi ngựa được. Tôi rời quê hương bằng phương tiện khiêm nhường ấy
Tôi vẫn nhớ đạo Phật dạy tôi, một người gọi là kẻ thù có khi còn quý hơn bạn. Vì kẻ thù dạy ta một số điều mà bạn không dạy, như sự nhẫn nhịn. Tôi cũng tin tưởng một cách chắc chắn là, dù tình trạng xấu đến đâu, thì rồi nó cũng sẽ khá hơn. Cuối cùng, ý hướng bẩm sinh của loài người là tìm sự thật, sự công bằng và hiểu biết sẽ thắng lướt ngu si và tuyệt vọng

Đức Dalai Lama XIV


Đức Dalai Lama thứ Mười Bốn


Đức Đạt Lai Đạt Ma 14 thời niên thiếu



Các con muốn lấy quả táo nào?



Một nhà tâm lý học hình sự của nước Mỹ vì muốn nghiên cứu sự ảnh hưởng của người mẹ đến cuộc đời của con cái đã làm một cuộc thí nghiệm thú vị.
Ông đã lựa chọn ra 50 người Mỹ thành đạt. Những người này làm trong các ngành nghề khác nhau và đều rất xuất sắc trong lĩnh vực của mình, đã thu được rất nhiều thành tựu nổi bật. Đồng thời, ông cũng lựa chọn ra 50 tội phạm. Nhà tâm lý học gửi cho mỗi người một lá thư và thỉnh cầu họ kể về sức ảnh hưởng trong cách giáo dục của mẹ đối với họ.
Sau nửa tháng, nhà tâm lý học thu được một loạt thư hồi âm. Trong loạt thư hồi âm đó, ông đặc biệt chú ý đến hai bức thư. Đó đều là câu chuyện kể lại cách người mẹ phân chia quả táo cho các con như thế nào.
- Một tù nhân đang bị giam giữ tại nhà tù tiểu bang Pelican Bay ở California, Mỹ đã viết rằng:
“Tôi nhớ, khi tôi còn nhỏ, có một lần vào lễ Giáng Sinh, mẹ tôi lấy ra mấy quả táo to nhỏ khác nhau. Tôi liếc mắt qua đã thấy quả táo ở chính giữa vừa chín mọng lại vừa to. Tôi rất muốn có được nó. Lúc ấy, mẹ tôi đem số táo đặt lên bàn rồi hỏi tôi và John em trai tôi là: ‘Các con muốn lấy quả nào?’. Tôi vừa định nói là muốn lấy quả táo to nhưng khi còn chưa thốt lên lời, John đã nói trước tôi ý muốn của cậu ấy.
Mẹ tôi nghe xong, trừng mắt liếc em trai tôi một cái rồi quở trách: ‘Đứa trẻ ngoan là phải đem những thứ tốt tặng cho người khác, đừng chỉ nghĩ đến bản thân mình!’.
Thế là vì để được mẹ khen ngợi, tôi nhanh nhẹn đổi giọng: ‘Mẹ ơi con muốn lấy quả bé nhất ạ! Mẹ hãy lấy quả táo to nhất cho John đi!’. Mẹ tôi nghe xong, quả nhiên vô cùng mừng rỡ và khen ngợi tôi, hơn nữa bà còn đem quả táo vừa to vừa chín mọng kia thưởng cho tôi, còn John chỉ nhận được quả táo bé nhất.
Từ đó về sau, để đạt được những thứ mình mong muốn, tôi sẽ ngụy trang suy nghĩ thật trong lòng mình và không ngừng nói dối lựa theo ý của mẹ. Trong gia đình, tôi đều dùng cách này để đạt được thứ mình mong muốn. Lên cấp 3, để đạt được những thứ mình muốn, thỏa mãn ham muốn của bản thân, tôi sẽ không từ một thủ đoạn nào. Tôi thường xuyên đánh nhau, ăn cắp, hút hít rồi sát nhân và bây giờ tôi đang bị tù chung thân”.
Khi nhìn thấy quả táo ngon trước mắt trẻ sẽ phát sinh tâm lý muốn chiếm hữu lấy phần hơn, dạy trẻ nhường nhịn một cách thoải mái từ tâm sẽ tốt hơn là dạy trẻ nhường nhịn khôn lỏi.
- Một nhân vật nổi tiếng đang làm việc cho Nhà Trắng viết rằng:
“Tôi nhớ, lúc tôi còn nhỏ, đến ngày sinh nhật của cha tôi, mẹ tôi lấy ra mấy quả táo. Mẹ tôi hỏi: ‘Các con muốn lấy quả táo nào?’. Tôi cùng các anh tôi ai cũng nói rằng muốn lấy được quả to và đỏ nhất. Nhưng mẹ tôi không đưa cho ai ngay mà lại cầm nó trong tay rồi nói với chúng tôi rằng:
‘Được rồi, các con, các con ai cũng muốn có được quả táo to nhất, chín nhất và ngon nhất này phải không? Nhưng mà quả táo này lại chỉ có một nên bây giờ mẹ muốn các con làm một việc như thế này. Mẹ sẽ chia mảnh vườn trước cửa nhà mình thành ba mảnh. Các con mỗi người sẽ phụ trách nhổ cỏ ở một mảnh. Ai hoàn thành được phần việc của mình một cách nhanh nhất, tốt nhất thì người đó xứng đáng nhận được nó!’.
Kết quả là thông qua sự cố gắng, nỗ lực của bản thân tôi đã giành được quả táo to nhất kia. Tôi vô cùng cảm ơn mẹ tôi, bà đã cho tôi hiểu rõ một đạo lý đơn giản nhất và cũng là quan trọng nhất là muốn đạt được thứ mình mong muốn nhất định phải trả giá, phải có sự cố gắng thực sự của bản thân mình.
Mẹ tôi luôn giáo dục chúng tôi như vậy. Trong nhà tôi, anh em tôi muốn được thứ gì mà mình muốn thì đều phải thông qua làm tốt một việc gì đó bằng chính sức lực của mình. Tôi thấy điều này rất công bằng. Bạn muốn giành được điều gì, thì nhất định phải vì nó mà cố gắng, mà trả giá!”.
Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con trẻ, cha mẹ có thể dạy cho con trẻ nói lời nói dối đầu tiên, cũng có thể dạy con trẻ trở thành một người thành thật cố gắng vươn lên.

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

72 giờ chia tay Tiểu đường tuýp I & II



https://tailieu.vn/doc/ebook-72-gio-chia-tay-tieu-duong-2065027.html

Leptin - Chúa tể của Vương quốc Hooc-môn

Vào năm 1994, một khám phá làm rung chuyển cả giới y học. Các nhà khoa học phát hiện ra một hooc-môn quan trọng mà trước đó họ không hề biết. Hơn thế nữa, nó không phải chỉ là một hooc-môn quan trọng; nó là một hooc-môn có ảnh hưởng đến tất cả các hooc-môn khác và kiểm soát hầu như tất cả hoạt động của vùng dưới đồi trong não bộ. Họ tìm ra nó ở nơi mà không ai ngờ tới: trong các tế bào mỡ của chúng ta.
Tên của hooc-môn đó là leptin.
Không một rối loạn hooc-môn nào trong cơ thể có thể được chữa lành nếu leptin chưa hoạt động được bình thường. Giữ nồng độ leptin ở mức bình thường có thể giúp tránh được hầu hết các căn bệnh của tuổi già và gia tăng tuổi thọ. Nồng độ leptin ở mức cao trong thời gian dài có liên quan đến hầu hết các căn bệnh thoái hóa và sưng tấy cũng như chứng béo phì và giảm tuổi thọ.
Hệ thống nội tiết là một hệ thống kết nối lẫn nhau cực kỳ phức tạp và nó được điều khiển thông qua một hệ thống quản lý rất tinh vi. Ở trên đỉnh hệ thống quản lý đó là leptin. Ngay dưới nó là người trợ lý insulin. Dưới nữa là hai hooc-môn tuyến thượng thận, adrenaline và cortisol. Rồi đến các hooc-môn tuyến yên. Chúng kiểm soát các hooc-môn tuyến giáp và hooc-môn sinh trưởng (và nhiều hooc-môn khác nữa). Sau đó là các hooc-môn tuyến giáp, hooc-môn sinh dục, v.v...
Đôi khi nồng độ một loại hooc-môn quá thấp nên được coi là dấu hiệu về một rối loạn nào đó bên trong hơn là trạng thái thiếu hụt cần được bổ sung. ( ví dụ tiêm insulin cho người bị tiểu đường …)
Vậy cái gì làm rối loạn leptin và hệ thống nội tiết?
Yếu tố mạnh nhất gây rối loạn nội tiết là các đợt dâng trào đường huyết do ăn carbohydrat nhiều và thường xuyên.
Hóa ra là leptin và insulin có liên quan chặt chẽ với nhau. Cái gì gây rối loạn insulin thì cũng gây ảnh hưởng xấu đến leptin. Thủ phạm nguy hại nhất là carbohydrat trong những thực phẩm có thành phần chủ yếu là tinh bột hoặc đường. Chúng bao gồm bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, mì ống, gạo và cồn trong rượu bia. Các loại đường "tự nhiên" như mật ong, mật mía cũng gây tác hại tương tự. HFCS (một loại chất làm ngọt tự nhiên có nguồn gốc từ tinh bột bắp), sản xuất từ ngô biến đổi gen (GMO) bằng một loạt hóa chất độc hại, là thứ chết người.
Rất nhiều loại thuốc cũng góp phần gây tác hại cho leptin và insulin. Caffeine và các loại chất kích thích khác cũng khiến nồng độ đường huyết gia tăng mạnh. Sự dâng trào đường huyết gây ra bởi những chất này làm nồng độ leptin tăng mạnh, tràn ngập các thụ cảm trên bề mặt tế bào và cùng với thời gian khiến chúng 'nhờn' với các thông điệp của leptin (tương tự quá trình xảy ra với insulin).
Thứ duy nhất có thể phục hồi hoạt động bình thường của leptin là một chế độ ăn rất ít đường và tinh bột ( có nghĩa là loại trừ ngũ cốc, bánh mì, mì ống, gạo, khoai tây và kẹo bánh) và đầy đủ mỡ tự nhiên.
Nó rất đơn giản và rõ ràng. Một chế độ ăn đầy đủ mỡ tự nhiên và rất ít carbohydrat là chìa khóa mở ra cánh cửa dẫn đến sức khỏe, hạnh phúc và tuổi thọ cho bạn. Hãy nhớ điều này: Đối với cơ thể nguyên thủy của chúng ta, đầy đủ mỡ trong bữa ăn mang ý nghĩa sống còn.
Làm sao tôi biết mình bị kháng leptin?
Bất cứ triệu chứng nào dưới đây (lấy từ cuốn Chế độ ăn Rosedale của Ron Rosedale và Carol Coleman) có thể báo hiệu bạn bị kháng leptin:
• Béo phì
• Bụng phệ

• Không giảm cân được dù tập thể dục bao nhiêu chăng nữa
• Mệt mỏi sau bữa ăn
• Cao huyết áp
• Thường xuyên thèm ăn vặt
• Thường xuyên thèm đồ ngọt hay chất kích thích (như caffeine)
• Thường xuyên cảm thấy lo lắng hay stress
• Lúc nào cũng thấy đói hay thấy đói vào ban đêm
• Loãng xương
• Nồng độ triglyceride khi đói cao, hơn 100 mg/dL - đặc biệt là khi bằng hoặc cao hơn nồng độ cholesterol
• Khó ngủ hay ngủ không sâu
Danh sách ấy có quen thuộc với bạn không?
Nora Gedgaudas Sách Cơ thể Nguyên thủy, Tâm trí Nguyên thủy
Xem thêm: https://vi.sott.net/…/405-Che-do-an-it-carb-nhieu-mo-tu-nhi…



Thứ Tư, 6 tháng 6, 2018

Lý thuyết Thang bậc nhu cầu của Maslow


Năm 1943, Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) đã phát triển lý thuyết về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con người. Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước.
Trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết Thang bậc nhu cầu của Maslow (Maslow’s Hierarchy of Needs), Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc:
– Nhu cầu cơ bản (basic needs)
– Nhu cầu về an toàn (safety needs)
– Nhu cầu về xã hội (social needs)
– Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)
– Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)
1. Nhu cầu cơ bản (basic needs):
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thể (body needs) hoặc nhu cầu sinh lý (physiological needs), bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục, … đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự tháp, nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất.
Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được.
Chúng ta có thể kiểm chứng dễ dàng điều này khi cơ thể không khỏe mạnh, đói khát hoặc bệnh tật, lúc ấy, các nhu cầu khác chỉ còn là thứ yếu. Sự phản đối của người lao động khi đồng lương không đủ nuôi sống họ cũng thể hiện các yêu cầu cơ bản của họ chưa đáp ứng được.
– Muốn kìm hãm hay chặn đứng sự phát triển của một người nào đó, cách cơ bản nhất là tấn công vào các nhu cầu bậc thấp của họ. Nhiều người làm việc chịu đựng các đòi hỏi vô lý, các bất công, vì họ sợ bị mất việc làm, không có tiền nuôi bản thân và gia đình, họ muốn được yên thân,…
2. Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety, security needs):
Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, thì các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt. Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần.
Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm.
Một đứa trẻ bị sợ hãi, bị đe dọa thì càng không thể học. Lúc này, các nhu cầu an toàn, an ninh của nó chiếm quyền ưu tiên so với các nhu cầu học hành. Các nghiên cứu về não bộ cho thấy, trong các trường hợp bị sợ hãi, bị đe doạ về mặt tinh thần và thể xác, não người tiết ra các hóa chất ngăn cản các quá trình suy nghĩ, học tập.
Nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, được sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội có pháp luật, có nhà cửa để ở,… Các chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ khi về hưu, các kế hoạch để dành tiết kiệm, …cũng chính là thể hiện sự đáp ứng nhu cầu an toàn này.Nhiều người tìm đến sự che chở bởi các niềm tin tôn giáo, đây chính là việc tìm kiếm sự an toàn về mặt tinh thần.
3. Nhu cầu về xã hội (social needs):
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó (belonging needs) hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương (needs of love). Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi chơi picnic, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm, …
Nhu cầu này là một dấu vết của bản chất sống theo bầy đàn của loài người chúng ta từ buổi bình minh của nhân loại. Mặc dù, Maslow xếp nhu cầu này sau 2 nhu cầu phía trên, nhưng ông nhấn mạnh rằng nếu nhu cầu này không được thoả mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh.
Nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, những người sống độc thân thường hay mắc các bệnh về tiêu hóa, hô hấp, thần kinh hơn những người sống với gia đình. Chúng ta cũng biết rõ rằng: sự cô đơn có thể dễ dàng giết chết con người. Nhiều em ở độ tuổi mới lớn đã lựa chọn con đường từ bỏ thế giới này với lý do: “Những người xung quanh, không có ai hiểu con!”.
Để đáp ứng cấp bậc nhu cầu thứ 3 này, nhà trường áp dụng các phương pháp làm việc theo nhóm, các phương pháp giảng dạy dựa trên vấn đề, các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường được giao trách nhiệm tập hợp các em, định hướng các em vào những hoạt động bổ ích. Các kết quả cho thấy: các hoạt động chung, hoạt động ngoài trời đem lại kết quả tốt cho tinh thần và hiệu suất cho công việc được nâng cao.
Kinh nghiệm giảng dạy của nhiều giáo viên cũng đưa đến kết luận: phần lớn các em học sinh sống trong các gia đình hay bất hòa, vợ chồng lục đục, thiếu quan tâm, tình thương của gia đình thường có kết quả học tập không cao như các em học sinh khác.
4. Nhu cầu về sự tôn trọng bản thân (esteem needs):
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng (self esteem needs) vì nó thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân. Sự đáp ứng và đạt được nhu cầu này có thể khiến cho một đứa trẻ học tập tích cực hơn, một người trưởng thành cảm thấy tự do hơn.
Chúng ta thường thấy trong công việc hoặc cuộc sống, khi một người được khích lệ, tưởng thưởng về thành quả lao động của mình, họ sẵn sàng làm việc hăng say hơn, hiệu quả hơn. Nhu cầu này được xếp sau nhu cầu “thuộc về một tổ chức”, nhu cầu xã hội phía trên. Sau khi đã gia nhập một tổ chức, một đội nhóm, chúng ta luôn muốn được mọi người trong nhóm nể trọng, quý mến, đồng thời chúng ta cũng phấn đấu để cảm thấy mình có “vị trí” trong nhóm đó.
Kinh nghiệm giáo dục cũng chỉ ra rằng: các hành động bêu xấu học sinh trước lớp, cho các học sinh khác “lêu lêu” một em học sinh bị phạm lỗi,… chỉ dẫn đến những hậu quả tồi tệ hơn về mặt giáo dục, tâm lý.
“Bản chất tâm lý con người ai cũng muốn được tôn trọng, chạm đến lòng tự trọng là chạm đến điều sâu và đau nhất, là điểm tử huyệt nhất của con người (cho dù đó là đứa trẻ khó dạy, chưa ngoan).
Khi được tôn trọng là đã cho con người ở đúng vị trí “Người” nhất của mình. Do vậy, cần có trách nhiệm buộc phải sống và hành xử đúng đắn với sự tôn trọng đó.”
5. Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs):
Không phải ngẫu nhiên mà nhu cầu này được xếp đặt ở mức độ cao nhất. “Thể hiện mình” không đơn giản có nghĩa là nhuộm tóc lòe lẹt, hút thuốc phì phèo, “xổ nho” khắp nơi, nói năng khệnh khạng, …
Maslow mô tả nhu cầu này như sau: “self-actualization as a person’s need to be and do that which the person was “born to do”” (nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để làm”). Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội.
Có nhiều trường hợp, một người đang giữ một vị trí lương cao trong một công ty, lại vẫn dứt áo ra đi vì muốn thực hiện các công việc mà mình mong muốn, cái công việc mà Maslow đã nói “born to do”. Đó chính là việc đi tìm kiếm các cách thức mà năng lực, trí tuệ, khả năng của mình được phát huy và mình cảm thấy hài lòng về nó.
Nhu cầu này cũng chính là mục tiêu cao nhất mà giáo dục hiện đại nhắm đến. Trong báo cáo của Unesco Learning: the Treasure Within, vấn đề học tập đã được mô tả qua 4 trụ cột của giáo dục (The Four Pillars of Education):
– Learning to know: Học để biết.
– Learning to do: Học để làm.
– Learning to live together: Học để chung sống.
– Learning to be: Học để tự khẳng định mình.
Thông qua lý thuyết về Thang bậc nhu cầu Maslow, mỗi người trong chúng ta có thể rút ra nhiều điều thú vị về những nhu cầu, giá trị trong cuộc sống, tìm hiểu các khó khăn mà học sinh gặp phải, các phương thức cần thiết để giáo dục hiệu quả.