Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

Tránh Tôn Giáo Đạo Đức Giả

Khi những cá nhân kết hợp với nhau thì đó là xã hội; đó là cộng đồng. Nhưng các nhà lãnh đạo dường như đi vào xã hội mà không mấy quan tâm đến các nguyên tắc đạo đức, đến luân thường đạo lý.

Xã hội chỉ quan tâm đến tiền bạc, quyền lực. Rồi thì con người của loại xã hội này tự động chỉ nghĩ về sự quan trọng của tiền bạc và quyền lực. Chúng ta không thể đổ lỗi cho những người này. Toàn thể xã hội của chúng ta đang suy nghĩ theo chiều hướng này.
Tôi nghĩ rất nhiều tín đồ tôn giáo chỉ thốt lời đầu môi chót lưỡi, nói về “Thượng Đế” hay “Phật”, nhưng trong cuộc sống thực tế hàng ngày, họ chẳng buồn quan tâm đến những điều này.
Phật tử chúng ta cầu nguyện với Phật, nhưng trong cuộc sống thực tế hàng ngày, chúng ta chẳng buồn quan tâm đến Phật mà chỉ lo nghĩ đến tiền bạc, quyền lực, danh vọng. Đó là gì vậy? Tôi nghĩ chúng ta, những tín đồ tôn giáo, đôi khi cũng học thói đạo đức giả.
Chúng ta cầu nguyện cho tất cả chúng sinh, nhưng hành động thực tế thì sao? Chúng ta không hề quan tâm đến các vấn đề thuộc về quyền lợi của người khác. Chúng ta chỉ lợi dụng thôi. Tôi nghĩ nhiều tín đồ của các tôn giáo khác cũng cầu nguyện, họ cầu nguyện với Thượng Đế
– “Con tin tưởng vào Thượng Đế, đấng sáng tạo của chúng con” – nhưng chúng ta, tác phẩm của đấng sáng tạo, lại không lắng nghe tiếng nói của ngài, sự hướng dẫn của đấng sáng tạo.
Tôi thường nói với các bạn Ấn Độ của tôi rằng người Ấn tương đối là những người sùng đạo hơn. Họ cầu nguyện với Shiva, Ganesh – tôi nghĩ chủ yếu là với Ganesh cho sự giàu có. Vì vậy, họ thực sự quen thuộc với việc thờ phụng, cầu nguyện.
Tôi nghĩ mỗi gia đình đều có một số tượng thần thánh ở trong nhà. Nhưng trong cuộc sống thực tế hàng ngày, họ có rất nhiều nạn tham nhũng. Sao lại như vậy? Không có thần thánh nào, không có vị Phật nào nói rằng tham nhũng là tốt cả.
Chúng ta nên trung thực và công bằng. Không có vị thầy vĩ đại nào lại nói, “Ồ, bạn nên bóc lột càng nhiều càng tốt bằng khả năng của mình. Tôi sẽ ban phước cho bạn.” Không có vị thần thánh nào nói như vậy cả.
Vì vậy, nếu chúng ta chấp nhận một con người cao cả hơn mình như Đức Phật, Chúa Giêsu Kitô hay Mohammed, hoặc các vị khác, thì chúng ta nên làm người trung thực, thành thật. Nhờ vậy, bản thân bạn cũng có thêm sự tự tin:
“Tôi chẳng có gì để che giấu; tôi có thể nói những gì tôi nghĩ với bất cứ người nào và trả lời một cách thành thật.” Rồi thì bạn sẽ được người khác tin tưởng. Vì vậy, từ quan điểm ích kỷ cho bản thân, cách sống trung thực và thành thật là nguồn gốc rất quan trọng của sức mạnh nội tâm và tự tin.
Đúng, có những người nói năng rất dễ thương và hay cười, nhưng khi bạn nhìn vào động lực của họ thì lại là một việc khác. Làm sao bạn có thể tin tưởng hay kính trọng họ?
………………
Đức Đạt-lại Lạt-ma thứ 14 sinh vào ngày 6 tháng 7 năm 1935, tên là Lhamo Thondrup, trong một gia đình nghèo ở Taktser, tỉnh Amdo. 
Vào lúc 15 tuổi, Đức Đạt-lại Lạt-ma chính thức đăng quang, làm vị lãnh đạo tinh thần của đất nước Tây Tạng. Đó là ngày 17 tháng 11 năm 1950.
Đến năm 1957, tình hình càng trở nên bi đát, Ngài từ bỏ Lhasa, đào thoát sang Ấn Độ vào ngày 17 tháng 3 trong bí mật vì sợ bị giữ lại. (Tây Tạng bị biến thành một phần đất dưới sự cai trị của »mẫu quốc« Trung Hoa)
Sau khi gạt lệ chia tay mọi người, tôi ra đi trên lưng con bò dzomo lớn. Tôi quá yếu, không thể đi ngựa được. Tôi rời quê hương bằng phương tiện khiêm nhường ấy
Tôi vẫn nhớ đạo Phật dạy tôi, một người gọi là kẻ thù có khi còn quý hơn bạn. Vì kẻ thù dạy ta một số điều mà bạn không dạy, như sự nhẫn nhịn. Tôi cũng tin tưởng một cách chắc chắn là, dù tình trạng xấu đến đâu, thì rồi nó cũng sẽ khá hơn. Cuối cùng, ý hướng bẩm sinh của loài người là tìm sự thật, sự công bằng và hiểu biết sẽ thắng lướt ngu si và tuyệt vọng

Đức Dalai Lama XIV


Đức Dalai Lama thứ Mười Bốn


Đức Đạt Lai Đạt Ma 14 thời niên thiếu



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét