Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2024

Thứ tự sinh ảnh hưởng thế nào lên tính cách

 

THỨ TỰ SINH ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO LÊN TÍNH CÁCH

Những năm đầu thế kỷ 20, bác sĩ tâm thần người Áo Alfred Adler giới thiệu quan điểm thứ tự sinh có thể ảnh hưởng lên sự lớn lên và tính cách của một người.

Adler cũng giới thiệu một khái niệm đáng chú ý về “Chòm sao gia đình.” Ý tưởng này nhấn mạnh mối tương tác hình thành giữa các thành viên trong gia đình và cách mà những tương tác này góp phần định hình sự phát triển của cá nhân.

 

Con cả.

 

Học thuyết thứ tự sinh của Adler cho rằng con cả nhận được thời gian và sự chú ý nhiều hơn từ cha mẹ. Những người mới làm cha mẹ lần đầu vẫn đang học cách nuôi dạy con, có nghĩa là họ sẽ thiên về quy tắanh em 1c, nghiêm khắc, cẩn trọng hơn và đôi khi còn cách nuôi dạy cũng có phần hơi bất ổn.

 

Con cả cũng thường được mô tả là những người lãnh đạo có trách nhiệm thuộc nhóm tính cách A, một hiện tượng đôi khi được gọi là “Hội chứng con cả.”

“Con cả, dù là anh hay chị, thường cảm thấy mình thiệt thòi và ganh tức vì chúng trải qua việc một đứa bé khác lấy đi mất sự chú ý của cha mẹ dành cho mình trong một vài thời điểm trong đời.

Chúng thường hướng bản thân phải thành công nhiều hơn.

 

TS. Avigail Lev trị liệu viên tại San Francisco giải thích.

Con cả thường được mô tả là:

 

– Những người lãnh đạo.

– Đạt nhiều thành tích cao (hoặc có khi là quá thành công).– Biết cách tổ chức và cấu trúc.

– Có trách nhiệm.

– Trưởng thành.

 

Tất cả những sự chú ý mà con cả tận hưởng đột ngột thay đổi khi người em xuất hiện. Khi bạn trở thành anh/chị lớn, bạn đột nhiên phải chia sẻ sự chú ý của cha mẹ với người khác.

Bạn có thể cảm thấy cha mẹ có mong đợi cao hơn cho bạn và muốn bạn làm gương cho em noi theo.

 

Nghiên cứu phát hiện ra rằng con cả thường phát triển nhận thức cao hơn, vốn có thể là lợi thế giúp chuẩn bị kỹ năng sẵn sàng cho việc đi học. Tuy nhiên, ta cũng cần nhớ rằng con cả cũng có nhiều thách thức, bao gồm việc đảm nhận sức nặng từ những mong đợi và gánh nặng là người chăm sóc trong gia đình.

 

Con thứ.

  

Adler cho rằng con thứ thường là người hòa giải trong gia đình vì chúng thường phải giải hòa các cuộc xung đột giữa anh chị cả và em út.

Vì chúng thường nấp sau cái bóng của anh chị cả, nên con thứ có thể sẽ tìm kiếm chú ý từ xã hội, bên ngoài gia đình.

Con thứ thường được mô tả là:

 

– Tự lập.

– Người hòa giải.

– Lấy lòng người khác.

– Cởi mở.

– Dễ thích nghi.

– Tìm kiếm sự chú ý.

– Ganh tỵ.

– Cạnh tranh.

– Bất an.

 

Mặc dù con thứ thường dễ thích nghi và độc lập, chúng vẫn có thể có dấu vết nổi loạn vốn thường xuất hiện khi chúng muốn nổi bật so với anh chị em mình.

 “Hội chứng con thứ” là thuật ngữ thường được dùng để mô tả những ảnh hưởng tiêu cực của việc là con thứ. Vì con thứ đôi lúc không được ngó ngàng đến, nên chúng có thể có hành vi lấy lòng người khác như một cách để thu hút sự chú ý và yêu thích của mọi người.

 

Mặc dù còn bị giới hạn nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng con thứ sẽ ít cảm giác gần gũi với mẹ và có khả năng phạm pháp cao.

 

Một số nghiên cứu cho rằng con thứ có thể nhạy cảm hơn khi bị từ chối. Là con thứ, bạn có thể cảm thấy mình không nhận được sự chú ý đủ và liên tục phải cạnh tranh với các anh chị em mình. Bạn có thể sẽ có cảm giác bất an, sợ bị từ chối và kém tự tin.

 

Con út.

Đẻ sau cùng, thường được gọi là các “em bé” của gia đình, người ta nghĩ con út thường bị chiều hư và được cưng hơn các anh chị. Vì cha mẹ lúc này đã có kinh nghiệm hơn (và bận rộn hơn) nên họ thường nuôi dạy theo kiểu dễ thở hơn.

Con út đôi lúc được mô tả là:

 

– Cởi mở.

– Vui nhộn.

– Thu hút.

– Tinh thần tự do.

– Bồng bột.

– Hay thao túng.

– Tập trung vào mình.

– Lệ thuộc.

– Liều lĩnh.

 

Học thuyết của Adler cho rằng con út thường cởi mở, hòa đồng, và thu hút. Mặc dù chúng có nhiều tự do để khám phá hơn nhưng lại thường cảm thấy “khuất sau” bóng các anh chị, được gọi là “Hội chứng con út”.

Vì cha mẹ đôi lúc sẽ bớt nghiêm khắc và kỷ luật với con út, nên những đứa trẻ này có thể có ít kỹ năng tự quản lý bản thân hơn.

 

 “Nếu là con gái út, thì nó sẽ thích được chiều và chăm sóc nhiều hơn, dẫn đến lệ thuộc nhiều hơn vào người khác so với các anh chị, đặc biệt là trong những gia đình lớn,” Lev phát biểu.

 

Con một.

 

Con một là khác nhất vì chúng không bao giờ phải chia sẻ sự chú ý và nguồn lực từ cha mẹ với anh chị em. Nhiều khi cũng khá tương đồng với con cả. Những đứa trẻ này có thể được người chăm sóc quan tâm nhưng lại không có anh chị em để tương tác, điều này có thể ảnh hưởng lên sự phát triển của chúng.

Thứ tự sinh và sức khỏe tâm lý

 

Thứ tự sinh có liên quan đến vấn đề sức khỏe tâm lý hay không? Theo khoa học thì có lẽ là không. Vì vấn đề sức khỏe tâm lý gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố môi trường, sinh học và di truyền.

Thứ tự sinh theo khoa học hiện đại thì không liên quan đến các vấn đề về sức khỏe tâm lý.

Tham khảo. Damian RI, Roberts BW. Settling the debate on birth order and personality. Proceedings of the National Academy of Sciences. 2015;112(46):14119-14120. doi:10.1073/pnas.1519064112

Vì sao quả lựu có khả năng chống lão hóa tuyệt vời?

 

VÌ SAO QUẢ LỰU CÓ KHẢ NĂNG CHỐNG LÃO HÓA TUYỆT VỜI?

 

Quả lựu được xem là một trong những loại trái cây tốt nhất cho sức khỏe do chứa nhiều polyphenol và chất chống ô xy hóa giúp giải quyết nhiều vấn đề sức khỏe như huyết áp cao và xơ vữa động mạch, theo Natural News.

Trong khi các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng ăn lựu có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa.

Một nghiên cứu gần đây đã tiết lộ một hợp chất đặc biệt trong lựu đóng vai trò chính trong tác dụng này, đó là hợp chất có tên là urothilin A.

Thí nghiệm, được công bố trên tạp chí Nature Metabolism, là thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trên người, cho thấy việc bổ sung urothilin A mang lại lợi ích chống lão hóa, chủ yếu là tác động đến ty thể và tế bào.

Urothilin A là chất chuyển hóa tự nhiên, có nguồn gốc từ vi sinh vật, được tìm thấy trong lựu và các thực phẩm khác. Chất chuyển hóa này có tác dụng kích thích quá trình mitophagy, quá trình loại bỏ những ty thể bị tổn thương và cải thiện sức khỏe cơ bắp ở người già, theo Natural News.

Hiện tại không có giải pháp hiệu quả nào để điều trị suy giảm chức năng cơ bắp do tuổi tác ngoài việc tập luyện.

Đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy urolithin A có thể là giải pháp đầy hứa hẹn để duy trì chức năng cơ bắp khỏe mạnh đối với quá trình lão hóa, ông Roger Fielding, giáo sư tại Đại học Tufts (Mỹ), người không tham gia nghiên cứu, cho biết.

 

 

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2024

4 thói quen giúp cuộc sống thêm chất lượng và hạnh phúc

 

4 THÓI QUEN GIÚP CUỘC SỐNG THÊM CHẤT LƯỢNG VÀ HẠNH PHÚC

 

Câu chúc phúc được sử dụng nhiều nhất trong những ngày lễ là: Chúc bạn sức khỏe dồi dào!

Đúng là nếu không có sức khỏe, sự giàu có, thành công, ước mơ và hạnh phúc đều là vô nghĩa. Sức khỏe chính là nền tảng quan trọng nhất.

 

1. Ăn uống từ tốn, vừa khỏe mạnh vừa hạnh phúc

 

Nhai thức ăn một cách cẩn thận để nghiền nhỏ, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ hơn. Điều này không chỉ làm giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa mà còn cải thiện việc hấp thu các chất dinh dưỡng. Khi cơ thể được nuôi dưỡng tốt, chúng ta mới cảm thấy hạnh phúc và thỏa mãn.

 

Nhai và nuốt chậm, có vẻ là chi tiết không đáng kể trong thói quen sống hàng ngày, nhưng nó chứa đựng một sức mạnh hạnh phúc. Chúng ta hãy học cách thưởng thức bữa ăn và tận hưởng khoảnh khắc hạnh phúc đơn giản này trong cuộc sống.

 

Việc ăn uống là bữa tiệc của vị giác, mang lại trải nghiệm thực tế nhất. Hạnh phúc cũng từ đây mà ra.

Nhưng ông cha ta luôn dạy rằng: “Vật cực tất phản”, cái gì nhiều quá hoặc ít quá cũng thành hại. Vì vậy, hãy ăn vừa phải, biến nó trở thành thói quen hạnh phúc, đừng lạm dụng mà gây hại đến sức khỏe, rước họa vào thân.

2. Để sống tốt, đừng nhỏ nhen; giỏi kiểm soát cảm xúc, tăng tuổi thọ

 

Giữ một trái tim rộng mở và cởi mở.

Những người hẹp hòi và hay mất bình tĩnh thường sống chẳng có mấy ngày bình yên. Hơn nữa, cảm xúc xấu cũng gây hại cho sức khỏe, cơ thể và tinh thần đều bị tổn hại.

 

Học cách suy nghĩ bình tĩnh để giải quyết vấn đề, kiên trì và giữ chữ “nhẫn” trong tâm. Điều này không chỉ giúp duy trì mối quan hệ tốt giữa các cá nhân mà còn kéo dài tuổi thọ của chúng ta.

 

3. Nở một nụ cười, sống thêm mười năm; một chút buồn khổ, bạc cả đầu

 

Tướng mạo có liên quan chặt chẽ đến cảm xúc. Một nụ cười hạnh phúc giải phóng endorphin trong cơ thể, là loại thuốc giảm đau tự nhiên giúp làm dịu cơn đau và giảm căng thẳng.

Đồng thời, mỉm cười cũng có thể làm giảm mức độ hormone căng thẳng trong cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch và cải thiện sức khỏe tim mạch.

 

Một nụ cười có sức mạnh không chỉ cải thiện tâm trạng của chính mình mà còn truyền đến những người xung quanh.

Nên nhớ rằng: Bạn dùng thái độ nào để đối xử với cuộc sống, thế giới sẽ đáp trả điều tương tự. Mỉm cười đối mặt với mọi vấn đề, vận may sẽ tìm tới. Cứ mãi rầu rĩ chán nản, chuyện không được giải quyết, mà rắc rối còn nhân đôi.


4. Ôm cây, cơ thể và tâm hồn đều được chữa lành

 

Cuộc sống bớt đi nhiều sắc màu nếu thiếu cây cỏ và chim muông.

Khoa học cũng chứng minh rằng, sống hòa hợp với thiên nhiên giúp con người ta hạnh phúc hơn nhiều so với hoàn cảnh sống bị bủa vây bởi bê tông cốt thép không có chút màu xanh cây cỏ.

 

Nếu không tin, bạn hãy thử mua vài cái cây, chậu hoa về đặt trong phòng xem. Cảm giác và chất lượng cuộc sống sẽ khác hẳn. Năng lượng tích cực cũng từ đây mà ra.

 

Vậy nên, nếu rảnh rỗi, hãy ra ngoài nhiều hơn. Vào công viên nhiều cây, thăm thú vườn thực vật, du lịch vào thôn quê và núi rừng.

Những khoảnh khắc được đắm chìm trong màu của hoa cỏ sẽ giúp thổi bay cảm xúc tiêu cực trong công việc và cuộc sống.

 

Có thể sau khi kết thúc chuyến đi, bạn sẽ quay về guồng quay tấp nập như thường lệ, nhưng nhớ lại khoảnh khắc được thoải mái ấy, bạn ít nhiều cũng yêu đời và cảm giác có thêm năng lượng sống hơn.