Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khoẻ.. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khoẻ.. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2025

Giấc ngủ và tuổi thọ theo nghiên cứu khoa học

 

GIẤC NGỦ VÀ TUỔI THỌ THEO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Con người có khả năng sống thọ hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có chất lượng giấc ngủ.

Khi tuổi tác lớn dần, sức khỏe của con người cũng trở nên suy yếu. Vì vậy nếu muốn sống khỏe, sống thọ, chúng ta nên bảo vệ sức khỏe từ khi còn trẻ và lúc nào cũng nâng cao ý thức tự chăm sóc bản thân. Theo nhiều nghiên cứu, giấc ngủ và tuổi thọ có mối quan hệ mật thiết. Vì vậy, chúng ta cần chú ý tới yếu tố này nếu tăng cường khả năng sống thọ.

 

Theo 1 nghiên cứu của Trường Y Harvard (Mỹ), những người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm có nguy cơ tử vong gấp đôi những người ngủ 6 đến 8 tiếng.

Trong 1 nghiên cứu khác ở châu Âu, khi các nhà khoa học nghiên cứu gần 8.000 người ở độ tuổi 50 - 70 tuổi, họ phát hiện ra rằng người ngủ ít hơn 6 tiếng có nguy cơ sa sút trí tuệ nhiều hơn 30% so với những người ngủ từ 7 tiếng trở lên.

 

2 nghiên cứu này khẳng định rằng thời gian ngủ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe, khả năng sống thọ của con người. Trong nghiên cứu dịch tễ học được đăng trên Science Direct, các nhà khoa học khẳng định rằng ngủ ít hơn 6 tiếng, nhiều hơn 9 tiếng mỗi đêm sẽ làm tăng nguy cơ tử vong.

Vì vậy, chúng ta cần ngủ đủ giờ thay vì ngủ quá nhiều hoặc quá ít. Ngủ đủ giấc, ngủ sớm góp phần tăng cường sức khỏe, trí nhớ và nâng cao tuổi thọ của con người.

 

Sau ngày dài hoạt động, làm việc, chúng ta cần nạp năng lượng bằng cách chìm vào giấc ngủ ngon. 1 giấc ngủ chất lượng sẽ giúp đồng hồ sinh học của cơ thể được điều chỉnh, não bộ có thời gian nghỉ ngơi, loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi và giúp tái tạo năng lượng tích cực.

Vì vậy nếu như chúng ta thiếu ngủ thì chắc chắn cơ thể sẽ rất mệt mỏi, uể oải, tinh thần xuống dốc, tâm trạng nặng nề, trì trệ. Khi không ngủ ngon và đủ giấc, chúng ta còn dễ rơi vào trạng thái khó tập trung, dễ cáu gắt, giảm hiệu suất công việc.

 

Một giấc ngủ ngon còn có thể giúp trái tim khỏe mạnh. Khi chất lượng giấc ngủ được đảm bảo, chức năng tuần hoàn máu cũng được duy trì. Vì thế, chức năng tim được tăng cường, tránh nhiều bệnh lý về tim mạch.

Bên cạnh đó, thiếu ngủ còn gây mất ổn định đường huyết trong máu, nâng khả năng mắc tiểu đường type 2. Vì vậy, chúng ta cần duy trì 1 giấc ngủ chất lượng để ổn định đường huyết.

 

Khi đối mặt với lối sống sinh hoạt thiếu khoa học, công việc căng thẳng kéo dài, nhiều người không đảm bảo được chất lượng giấc ngủ. Nếu như đang trong tình trạng này, bạn nên áp dụng 1 số cách dưới đây để có những giấc ngủ ngon hơn.

 

Bạn hãy thiết lập đồng hồ sinh học cố định cho bản thân. Khi ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi đúng giờ và duy trì lịch trình đó dài ngày, chắc chắn bạn sẽ có những giấc ngủ ổn định.

Môi trường ngủ nghỉ cũng là yếu tố quan trọng để bạn có thể ngủ ngon. Nếu như bạn đang trong tình trạng khó ngủ, đừng quên lựa chọn không gian yên tĩnh, gối, nệm, chăn quen thuộc, êm ái để đi vào giấc ngủ dễ hơn. Bạn cũng có thể sử dụng các loại nến thơm, tinh dầu… để cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn.

 

Trước khi đi ngủ, bạn không nên sử dụng các loại chất kích thích để tránh khó ngủ, ngủ chập chờn. Nếu bạn có thói quen tập thể dục buổi tối thì nên tập trước khi đi ngủ khoảng 1 - 2 giờ để tránh tình trạng phấn khích, khó ngủ. Bên cạnh đó, bạn cần giữ tâm lý thoải mái khi đi ngủ, tránh suy nghĩ lo âu, căng thẳng, bồn chồn. 

 

Để có thể tăng khả năng sống thọ, chúng ta cần duy trì lối sống khoa học bên cạnh việc ngủ nghỉ đúng giờ, đủ giấc. Chúng ta nên làm việc vừa sức, ăn uống lành mạnh và không quên vận động đều đặn để tăng cường sức khỏe. 

 

Theo Toutiao

 

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2024

Hội chứng ếch luộc, kẻ sát nhân lớn nhất mọi thời đại

HỘI CHỨNG ẾCH LUỘC, KẺ SÁT NHÂN LỚN NHẤT MỌI THỜI ĐẠI

“Giai thoại con ếch” vẫn réo chuông trước tình trạng sức khỏe hiện nay.

Chúng ta chắc chắn đang bị đầu độc “từ từ” và suy yếu bởi nhiều tác nhân cùng lúc. Nó quá từ từ đến mức chỉ có rất ít người hiểu thấu được hậu quả lâu dài.

Chúng ta đã bị ảo tưởng về những liều lượng và giới hạn an toàn, những thứ được cung cấp bởi các quan chức chính phủ đáng tin cậy.

Thật nhầm lẫn khi tin rằng: nếu tuân thủ những giới hạn đó, sức khỏe sẽ hoàn toàn không bị ảnh hưởng.

Thực tế, do những “gánh nhẹ” hàng ngày như hóa chất trong đồ ăn, không khí, nước, những sản phẩm chăm sóc cá nhân, sản phẩm gia dụng, đồ nội thất, trang thiết bị, kết hợp với dinh dưỡng nghèo nàn trong những món ăn chế biến sẵn, chúng ta đã tự thiết kế một cái chết “từ từ”, chậm mà chắc, cho các tế bào sống bên trong cơ thể.

Những tích lũy này khi đến một mức nhất định sẽ tạo thành bệnh dưới tên gọi: tuổi già, đau nhức, hay các dạng mệt mỏi khác.

Nhiều người gọi nó là "già đi". Thực chất nó là "nhiễm độc ngày càng nặng rồi suy kiệt". - Đây là một sự khác biệt.

Hãy cân nhắc sự thật rằng: hầu hết mọi người hiện nay thường bắt đầu cảm thấy mình già đi vào khoảng 35-40 tuổi. Điều đó đồng nghĩa với việc: trong hơn 12000 ngày sống trên hành tinh này, chúng ta không ngừng tiếp nhận các loại chất nặng nhẹ (nặng thì có thủy ngân dạng hợp chất hoặc thủy ngân trong vacxin).

Nhưng bác sĩ và các chuyên gia y tế vẫn khiến bạn tin rằng những liều lượng "thấp" thì tất sẽ "an toàn" và không có gì phải lo lắng. Các chất độc sẽ không tích lại khi cơ thể bạn có thể loại bỏ chúng.

Đúng là cơ thể khỏe mạnh có thể loại bỏ nhiều dạng độc tố khác nhau, miễn là cơ thể được ở trong điều kiện tối ưu và môi trường không mấy ô nhiễm.

Đáng buồn thay, cả hai điều kiện này thật hy hữu, và khi đó chức năng gan bị ảnh hưởng rất nặng.

Rồi một ngày đẹp trời...

Ung thư, viêm khớp, dị ứng, suy tuyến giáp, hội chứng đau xơ cơ (Fibromyalgia)... đây chỉ là một số nhỏ các bệnh thường gặp mà bạn có thể mắc.

Chẳng ai biết bệnh từ đâu đến, có lẽ thế. Bạn không hề hít phải hơi sơn đầy chì, không hút thuốc lá, không rượu bia quá độ, tất cả đều không. Bạn cũng không tiếp xúc với bất cứ chất độc nào có nồng độ quá mức an toàn cho phép, như vậy cơ thể bạn nhất định phải khỏe mạnh.

Xin lỗi bạn, nhưng đó là lời nói dối

Nhiều người đã phải trả giá bằng hạnh phúc và sức khỏe khi những chất độc "nhỏ giọt" dần tàn phá cơ thể trong không khí, thức ăn, nước uống, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe - kết hợp với thức ăn chế biến sẵn gây ra do thiếu hụt dinh dưỡng.

Qua điều trị nội khoa, phẫu thuật, và các phương pháp điều trị khác, bạn nhận ra mình đang nuôi dưỡng bệnh tật khi còn rất trẻ, sau đó chịu đau đớn và chất lượng cuộc sống dần thấp đi trong suốt vài thập kỷ.

ST

 

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2024

Tầm quan trọng của việc kiềm hóa cơ thể

 

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC KIỀM HÓA CƠ THỂ

 

Kiềm hoá cơ thể là quá trình làm tăng tính kiềm và cân bằng mức độ axit-kiềm trong cơ thể.

Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với thực phẩm công nghiệp, căng thẳng từ công việc, ô nhiễm môi trường, và tác động của bức xạ, cơ thể chúng ta có nguy cơ tăng lượng axit, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe.

Phương pháp kiềm hoá cơ thể đơn giản và hiệu quả:

 

1 Kiềm hóa cơ thể với thực phẩm giàu tính kiềm

Thực phẩm có tính kiềm giúp trung hòa axit dư thừa trong cơ thể, từ đó cân bằng độ pH, tạo điều kiện cho sức khỏe được cải thiện và phòng tránh bệnh tật. Vì vậy, thực đơn hàng ngày nên bao gồm các loại thức ăn kiềm hóa cơ thể dưới đây:


  • Nhóm rau xanh và rau họ cải như cải bắp, rau bó xôi, cải xoăn, cải xoong, súp lơ, cải thảo, đều là nguồn cung cấp lớn các chất kiềm tự nhiên, giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa.

 

  • Nhóm củ và quả có tính kiềm cao bao gồm củ cải, củ cải đường, khoai lang, khoai môn, bí ngô, cà chua, ớt chuông, gừng, cà rốt, tỏi, không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, hỗ trợ phòng chống ung thư.

Chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối với việc bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng và có lượng kiềm cao sẽ giúp cơ thể duy trì trạng thái cân bằng, tăng cường đề kháng và duy trì vóc dáng.

 

Đồng thời, việc hạn chế hoặc tránh xa những thực phẩm có tính axit cao như thịt đỏ, đồ ăn cay nóng, đồ chiên rán, bia rượu, nước có gas, và các sản phẩm chứa nhiều tinh bột là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và duy trì một cơ thể khỏe mạnh.

 

2. Kiềm hóa cơ thể bằng các loại hạt

Các loại hạt như hạnh nhân, macca, hạt dẻ, hạt điều, và các loại đậu hạt có tác dụng kiềm hóa cơ thể.

Hạt kê và hạt bí ngô nổi bật với tính kiềm cao nhất trong nhóm các loại hạt, cung cấp một lượng lớn chất xơ, vitamin, kẽm, magie, vitamin E và photpho.

Những dưỡng chất này không chỉ giúp cơ thể giảm lượng cholesterol xấu mà còn có hiệu quả trong việc phòng ngừa ung thư.

 

Tăng cường tiêu thụ các loại hạt hàng ngày không chỉ hỗ trợ quá trình kiềm hóa cơ thể mà còn góp phần tăng cường đề kháng, hỗ trợ sự phát triển của trí não và điều chỉnh nồng độ pH trong máu.

 

Tuy nhiên, cần chú ý đến liều lượng tiêu thụ hợp lý để tránh những tác dụng phụ như đầy bụng hay khó tiêu.

Một lượng vừa phải các loại hạt mỗi ngày là lựa chọn tốt nhất để tận hưởng lợi ích sức khỏe mà chúng mang lại, đồng thời giữ cơ thể khỏi các vấn đề tiêu hóa không mong muốn.

 

3. Kiềm hóa cơ thể với trái cây tươi

Trái cây tươi, với hàm lượng nước cao và giàu vitamin, không chỉ là nguồn cung cấp dưỡng chất thiết yếu mà còn là một cách giảm axit trong cơ thể hiệu quả, giúp cân bằng độ pH.

 

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh vai trò của trái cây tươi trong việc phòng bệnh và hỗ trợ sức khỏe, nhờ vào tính kiềm cao và khả năng chống lão hóa.

Các loại trái cây như chanh, chuối, dưa hấu, kiwi, dứa, dâu tây và táo được biết đến là thực phẩm giàu kiềm, giúp trung hòa axit dư thừa trong cơ thể.

 

Việc bổ sung những loại trái cây này vào chế độ ăn hàng ngày không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, nhờ vào lượng vitamin và dưỡng chất dồi dào.

 

Tính kiềm tự nhiên của trái cây giúp duy trì một môi trường cân bằng trong cơ thể, làm giảm nguy cơ phát triển của nhiều bệnh tật liên quan đến sự mất cân bằng axit-kiềm.

 

4. Kiềm hóa cơ thể thông qua tập luyện vận động và sinh hoạt điều độ

Ngoài việc bổ sung các thực phẩm giàu tính kiềm vào chế độ ăn uống hàng ngày, việc thực hành tập luyện, lối sống lành mạnh cũng là một phương pháp hiệu quả để tăng tính kiềm trong cơ thể

 

Tránh xa căng thẳng để giúp tinh thần luôn tích cực. 

 

Ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày: Bởi khi ngủ sâu, sẽ khiến các loại axit dư thừa được thải trừ ra ngoài cơ thể, giấc ngủ sâu tạo ra môi trường kiềm lý tưởng cho cơ thể. 

Thể dục thể thao điều độ: Đừng quên tập thể dục, vận động điều độ mỗi ngày 30 phút để giúp duy trì độ pH trung bình của cơ thể.

 

Các chuyên gia sức khỏe luôn nhấn mạnh tới lợi ích không thể phủ nhận của việc tập luyện hít thở, bởi nó không chỉ cải thiện sức khỏe tinh thần mà còn hỗ trợ cơ thể trong việc đào thải độc tố.

 

Thực hiện các bài tập hít thở sâu giúp tăng cường lưu lượng oxy lên não, từ đó kích thích hoạt động não bộ và mang lại cảm giác sảng khoái, phấn chấn.

Hơn nữa, quá trình này cũng thúc đẩy việc loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể, qua đó giúp kiềm hóa cơ thể và cải thiện sức khỏe tổng thể.

 

Để tận dụng tối đa lợi ích từ bài tập hít thở, thực hiện động tác này ở những nơi có không khí trong lành, thoáng đãng, như vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.

 

Bắt đầu bằng cách hít vào thật sâu qua mũi, để khí đi vào bụng, giữ trong vài giây và sau đó từ từ thở ra qua miệng.

Quá trình thở ra dài giúp loại bỏ lượng lớn CO2 và N2, làm sạch cơ thể từ bên trong.

 

Tổng kết Việc kiềm hoá cơ thể không chỉ là một xu hướng mới mẻ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mà còn là một phương tiện hiệu quả để duy trì cân bằng và tăng cường sức khỏe tổng thể.

 

Để sống một cuộc sống khỏe mạnh và cân đối, chúng ta không thể bỏ qua tầm quan trọng của việc kiềm hoá cơ thể và áp dụng nó vào thói quen hàng ngày của mình.