Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2024

Uống nước ở nhiệt độ nào là tốt nhất?

 

UỐNG NƯỚC Ở NHIỆT ĐỘ NÀO LÀ TỐT NHẤT?

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng một người trưởng thành khỏe mạnh uống 2 lít nước ở nhiệt độ phòng hằng ngày có thể làm tăng tiêu hao năng lượng của cơ thể, đồng thời cũng thúc đẩy sự tiêu hóa tuyệt vời.

Rõ ràng, ngoài việc giữ cho cơ thể đủ nước, lưu ý đến nhiệt độ của nước uống là chìa khóa để thúc đẩy quá trình trao đổi chất của bạn đạt mức cao để đốt cháy chất béo và giảm cân nhanh chóng.

Lợi ích tuyệt vời của việc uống nước ấm

- Có thể làm giảm nghẹt mũi

Theo một nghiên cứu, uống nước nóng giúp giảm sổ mũi, ho, đau họng và mệt mỏi nhanh chóng và lâu dài.

- Có thể hỗ trợ tiêu hóa

Uống nước nóng đặc biệt hiệu quả để kích hoạt hệ tiêu hóa.

- Có thể cải thiện chức năng hệ thần kinh trung ương

uống nước - dù nóng hay lạnh, có thể cải thiện hoạt động của hệ thần kinh trung ương, cũng như tâm trạng. Uống nước giúp tăng cường hoạt động não trong các hoạt động trí óc và cũng làm giảm sự lo lắng, giữ sự bình tĩnh, hài lòng và cảm xúc tích cực.

- Có thể giúp giảm táo bón

Uống đủ nước sẽ giúp làm mềm phân và giúp đi ngoài dễ dàng hơn. Uống nước nóng thường xuyên có thể giúp đại tiện đều đặn.

- Cải thiện lưu thông máu

Uống nước ấm có thể giúp các cơ quan tuần hoàn - động mạch và tĩnh mạch - giãn nở và đưa máu đi khắp cơ thể hiệu quả hơn.

- Có thể giúp giải độc cơ thể

Uống nước rất quan trọng để thải độc cơ thể. Nó cũng có thể giúp chống viêm, giữ cho khớp được bôi trơn tốt và ngăn ngừa bệnh gút, Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy uống nhiều nước hơn có thể giúp bảo vệ thận nhờ làm loãng các chất thải trong máu,

Còn uống nước lạnh thì sao?

Một nghiên cứu cho thấy uống nước lạnh khiến chất nhầy ở mũi dày hơn và khó đi qua đường hô hấp hơn.

Nếu bạn đang cố gắng điều trị cảm lạnh hoặc cúm, uống nước lạnh có thể khiến tình trạng tắc nghẽn trở nên tồi tệ hơn.

Uống nước lạnh còn có thể gây ra chứng đau nửa đầu ở những người đã từng bị chứng đau nửa đầu, theo Health Line.

Chứng achalasia - một chứng bệnh làm ngăn cản thức ăn di chuyển qua thực quản, cũng có thể trở nên tồi tệ hơn khi uống nước lạnh trong bữa ăn.

Nên uống nước ấm cỡ nào?

Uống nước ở khoảng 20 độ C là tốt nhất.

Đơn giản chỉ cần cảm nhận nước không quá nóng hoặc quá lạnh là được.

Vì vậy, từ bây giờ hãy bỏ thói quen uống nước đá và tập uống nước ấm bạn nhé!

 

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2024

Học cách ngủ của cổ nhân Tư thế đúng, phương hướng chuẩn

 

HỌC CACH NGỦ CỦA CỔ NHÂN TU THẾ ĐÚNG, PHƯƠNG HƯỚNG CHUẨN

“Đạo dưỡng sinh đặt giấc ngủ ở vị trí cao nhất, người và động vật chỉ có ngủ mới lớn lên, bởi nó giúp Tỳ Vị tiêu hóa thức ăn, đây là thứ bổ nhất trong dưỡng sinh.

Tư thế ngủ 

Khổng Tử dạy rằng nằm ngửa là tư thế của tử thi. Tư thế lý tưởng của con người là nằm cong như cánh cung để các khớp xương được thư giãn.

Nằm nghiêng một bên khi ngủ cũng quan trọng như việc duy trì tư thế ngay thẳng trong ngày.

Người cổ đại xưa rất chú ý tới tư thế ngủ. Phật giáo quy định ngủ nên nằm nghiêng bên phải, tên của nó là “giấc ngủ may mắn”, cũng có tính khoa học đạo lý, bởi vì trái tim con người nằm ở phía bên trái, nếu nằm nghiêng bên trái, có thể gây áp lực lên trái tim.

Hướng ngủ

Người bình thường, mùa xuân và hè khi ngủ nên quay đầu về hướng đông, thu và đông nên quay về hướng tây. Tức là quay về hướng đông khi ngủ vào xuân và hạ để đón nhận dương khí, quay về phía tây vào mùa thu và đông để ổn định âm khí.

Người nào đang gặp rắc rối hoặc cần bổ sung dương khí, chỉ cần duy trì tư thế quay đầu về phía đông khi ngủ. Đây là phương pháp ngủ dưỡng sinh hiệu quả.

Phương pháp ngủ 

Phương pháp ngủ đã được nghiên cứu và thảo luận từ thời cổ đại là điều cần trước tiên:

Ý niệm cần dẫn động đầu tiên, sau đó dùng mũi hít thở nhẹ nhàng đếm số lần, và từ từ thu khí về trong đan điền.

Lặp lại nhiều lần như vậy cho tới khi tâm thái nhẹ nhàng và dần dần đi vào giấc mộng.

mặc kệ tâm trạng tư tưởng suy nghĩ tới nơi xa xăm, vô định thậm chí tới quên bản thân mình đang ở đâu, cũng có thể dần dần đi vào giấc ngủ.

Cả hai phương pháp đều không được quá gấp gáp, vội vàng. Điều quan trọng nhất cần tĩnh tâm, thả lỏng và buông bỏ hết những phiền muộn xung quanh. 

ST