TIỀN KHÔNG MUA ĐƯỢC ?
2 nhà kinh tế học người Mỹ là Uri Gneezy và Aldo Rustichini có một thí nghiệm nổi tiếng về vấn đề tiền không mua được gì tại một trường mầm non tại Israel.
Bực tức vì việc các phụ huynh đến đón con quá muộn, nhà trường đã ra chính sách phạt những cha mẹ đến trễ giờ. Kết quả là số phụ huynh đến muộn không những giảm đi mà còn tăng lên đáng kể.
Không
chỉ vậy, sau 12 tuần bỏ đi chính sách này, tỉ lệ đến muộn vẫn không suy giảm.
Chuyện gì đã xảy ra ở đây?
Nghĩa vụ tài chính đã thay thế nghĩa vụ đạo đức. Nếu trước đây, các ông bố, bà mẹ đến đón con muộn sẽ cảm thấy mặc cảm đạo đức vô cùng: có lỗi với con vì để nó đợi, và xấu hổ với nhà trường vì để họ phải làm ngoài giờ.
Nhưng
khi áp dụng chính sách phạt, thái độ của họ đã thay đổi thành: "Ok,
mình có thể đến muộn 15', nộp tiền phạt là được." Cảm giác tội lỗi đã
hoàn toàn biến mất, mà thay vào đó là cơ chế mua sự đến muộn bằng một khoản
tiền như các giao dịch hàng hóa bình thường khác trên thị trường.
Cuốn sách, Sandel nhắc nhở chúng ta rằng thị trường không trung lập về mặt đạo đức như một số nhà kinh tế học vẫn nói.
Ngoài việc gia tăng sự bất bình đẳng, nó còn làm đánh giá sai, làm tha hóa những thứ mà hàng hóa phi vật chất mà chúng ta đem ra trao đổi.
Sandel
kêu gọi chúng ta phải có những cuộc tranh luận công chúng rõ ràng để định xem
thị trường nên thuộc về đâu và không nên đi tới đâu. Có những thứ tiền có thể
mua được, nhưng vẫn không nên mua.