Kinh tế học hành vi
Giải Nobel kinh tế năm 2017 được trao cho GS Richard H. Thaler, đến từ Đại học Chicago, Hoa Kỳ cho những đóng góp của ông trong nghiên cứu về kinh tế học hành vi nhằm lý giải yếu tố tâm lý chi phối như thế nào tới các quyết định kinh tế.
Dù mới ra đời và phát triển trong hai thập kỷ trở lại đây nhưng kinh tế học hành vi đã được ứng dụng khá rộng rãi ở các nước phát triển.
Kinh tế học truyền thống luôn giả định con người là duy lý, có sở thích rõ ràng và ổn định, luôn tối đa hóa lợi ích bản thân khi thực hiện một lựa chọn nào đó và dựa vào đó để xây dựng các mô hình dự báo cá nhân, công ty và xã hội tương tác và ra quyết định như thế nào.
Kinh tế học hành vi là sự phối hợp giữa tâm lý học và kinh tế học. Các nhà kinh tế học hành vi đưa ra bằng chứng khoa học cho thấy con người đầy thiên kiến, nhiều trường hợp không biết mình muốn gì và có mối quan tâm đến lợi ích của người khác. Họ cho rằng các yếu tố tâm lý phải được đưa vào các mô hình dự báo hành vi, và hành vi của con người có thể thay đổi nếu bối cảnh ra quyết định được thiết kế phù hợp với các quy luật tâm lý.
Khi ra quyết định, con người không phải lúc nào cũng duy lý, tính toán đầy đủ thiệt hơn và xem xét mọi khía cạnh của vấn đề. Ngay cả với những quyết định quan trọng như trao cho người lạ mặt nào đó một phần cơ thể của mình sau khi mất đi, con người có thể sẽ quyết định rất khác, đơn giản chỉ là nếu bản đăng ký hiến nội tạng được trình bày theo một cách khác.
Giải Nobel kinh tế năm 2017 được trao cho GS Richard H. Thaler, đến từ Đại học Chicago, Hoa Kỳ cho những đóng góp của ông trong nghiên cứu về kinh tế học hành vi nhằm lý giải yếu tố tâm lý chi phối như thế nào tới các quyết định kinh tế.
Dù mới ra đời và phát triển trong hai thập kỷ trở lại đây nhưng kinh tế học hành vi đã được ứng dụng khá rộng rãi ở các nước phát triển.
Kinh tế học truyền thống luôn giả định con người là duy lý, có sở thích rõ ràng và ổn định, luôn tối đa hóa lợi ích bản thân khi thực hiện một lựa chọn nào đó và dựa vào đó để xây dựng các mô hình dự báo cá nhân, công ty và xã hội tương tác và ra quyết định như thế nào.
Kinh tế học hành vi là sự phối hợp giữa tâm lý học và kinh tế học. Các nhà kinh tế học hành vi đưa ra bằng chứng khoa học cho thấy con người đầy thiên kiến, nhiều trường hợp không biết mình muốn gì và có mối quan tâm đến lợi ích của người khác. Họ cho rằng các yếu tố tâm lý phải được đưa vào các mô hình dự báo hành vi, và hành vi của con người có thể thay đổi nếu bối cảnh ra quyết định được thiết kế phù hợp với các quy luật tâm lý.
Khi ra quyết định, con người không phải lúc nào cũng duy lý, tính toán đầy đủ thiệt hơn và xem xét mọi khía cạnh của vấn đề. Ngay cả với những quyết định quan trọng như trao cho người lạ mặt nào đó một phần cơ thể của mình sau khi mất đi, con người có thể sẽ quyết định rất khác, đơn giản chỉ là nếu bản đăng ký hiến nội tạng được trình bày theo một cách khác.
Trong một nghiên cứu nổi tiếng đăng trên tạp chí Science năm 2003,
Johnson và Goldstein, ở Đại học Columbia, phân tích kết quả đăng ký hiến tạng ở
châu Âu cho thấy nếu để người dân chủ động đăng ký, tỷ lệ đăng ký hiến tạng sẽ
thấp (thấp nhất là 4.2% ở Đan Mạch và cao nhất là 27.5% ở Hà Lan).
Trong khi nếu quy định mặc nhiên là mọi người sẽ tình nguyện hiến tạng, nếu ai không muốn thì làm đơn xin rút lui, thì tỷ lệ đăng ký hiến tạng ở mức rất cao (85.9% ở Thụy điển và trên 99% ở các nước Áo, Pháp, Hungary, Ba Lan hay Bồ Đào Nha).
Trong khi nếu quy định mặc nhiên là mọi người sẽ tình nguyện hiến tạng, nếu ai không muốn thì làm đơn xin rút lui, thì tỷ lệ đăng ký hiến tạng ở mức rất cao (85.9% ở Thụy điển và trên 99% ở các nước Áo, Pháp, Hungary, Ba Lan hay Bồ Đào Nha).
Ở đây cơ chế tâm lý con người có xu hướng bám víu vào tình trạng
mặc định giúp giải thích sự khác biệt lớn trong lựa chọn quan trọng này. Xu
hướng chọn trạng thái mặc định chứ không phải yếu tố giá cả, đạo đức, văn hóa,
hay giáo dục là yếu tố quyết định giải thích con người có sẵn sàng hiến nội
tạng của mình cho người khác hay không.
Ứng dụng tâm lý học này đã chính thức đi vào chính sách ở Pháp: Quốc hội Pháp đã thông qua luật định từ năm 2017 công dân Pháp còn sống mặc định được coi là sẽ tình nguyện hiến tạng khi chết, ai không đồng ý có thể làm đơn không hiến tạng.
Giải Nobel Kinh tế 2017 trao cho Richard Thaler được xem như là một chiến thắng, một sự lên ngôi của Kinh tế học hành vi. Thực ra Kinh tế học hành vi đã chính thức lên ngôi cách đây 15 năm với giải Nobel của Daniel Kahneman (chia sẻ với Vernon Smith cho kinh tế học thí nghiệm).
Ứng dụng tâm lý học này đã chính thức đi vào chính sách ở Pháp: Quốc hội Pháp đã thông qua luật định từ năm 2017 công dân Pháp còn sống mặc định được coi là sẽ tình nguyện hiến tạng khi chết, ai không đồng ý có thể làm đơn không hiến tạng.
Giải Nobel Kinh tế 2017 trao cho Richard Thaler được xem như là một chiến thắng, một sự lên ngôi của Kinh tế học hành vi. Thực ra Kinh tế học hành vi đã chính thức lên ngôi cách đây 15 năm với giải Nobel của Daniel Kahneman (chia sẻ với Vernon Smith cho kinh tế học thí nghiệm).
Richard Thaler ít thuật ngữ học thuật hơn, ít tập trung vào nguyên
lý tâm lý mà chủ yếu hướng đến các ứng dụng tâm lý học vào các lĩnh vực khác
nhau của cuộc sống, đặc biệt là chính sách của chính phủ.
Giải Nobel này đánh dấu bước tiến của Kinh tế học hành vi từ tháp
ngà học thuật đi vào thực tiễn cuộc sống sinh động. Nó thực sự đã gợi ý cho
giới quản lý nhà nước một hướng tiếp cận chính sách mới. Vẫn đảm bảo quyền lựa
chọn của người dân, nhưng chính sách có lồng ghép các kiến thức về hành vi sẽ
hiệu quả hơn rất nhiều.
Năm 2010, Thaler đã giúp hình thành Nhóm kiến thức hành vi ở Anh (UK’s Behavioral Insights Team - UKBIT) có nhiệm vụ giúp tăng tính hiệu quả của quá trình ra chính sách của Chính phủ Anh. Thời gian ngắn sau đó, các nhóm tư vấn tương tự được thành lập ở Hội đồng châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, Đức, Úc, Singapore và các tổ chức quốc tế như Liên Hhiệp Quốc, Ngân hàng thế giới, Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển.
Kinh tế học hành vi không còn là một nhánh “thuần túy” của kinh tế học mà đã vươn bước chân ứng dụng của nó ra rất nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, môi trường, giáo dục, năng lượng, lao động, tài chính, thuế và tiêu dùng.
Báo cáo của tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) năm 2014 thống kê kinh tế học hành vi đã tham gia vào hơn 60 chính sách của các nước khác nhau.
Năm 2010, Thaler đã giúp hình thành Nhóm kiến thức hành vi ở Anh (UK’s Behavioral Insights Team - UKBIT) có nhiệm vụ giúp tăng tính hiệu quả của quá trình ra chính sách của Chính phủ Anh. Thời gian ngắn sau đó, các nhóm tư vấn tương tự được thành lập ở Hội đồng châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, Đức, Úc, Singapore và các tổ chức quốc tế như Liên Hhiệp Quốc, Ngân hàng thế giới, Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển.
Kinh tế học hành vi không còn là một nhánh “thuần túy” của kinh tế học mà đã vươn bước chân ứng dụng của nó ra rất nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, môi trường, giáo dục, năng lượng, lao động, tài chính, thuế và tiêu dùng.
Báo cáo của tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) năm 2014 thống kê kinh tế học hành vi đã tham gia vào hơn 60 chính sách của các nước khác nhau.
Ở Việt Nam, kinh tế học hành vi vẫn là một xu hướng học thuật mới
mẻ, “môn kinh tế học hành vi chưa được dạy hoặc dạy rất ít ở các trường đại
học”, Còn việc đưa ứng dụng của ngành này vào xây dựng các chính sách kinh tế
xã hội ở Việt Nam thì vẫn còn xa lắm”.
Theo tc Tia sáng
Ảnh :
GS. Richard Thaler, người đặt nền móng và xây dựng, phát triển kinh tế học hành
vi, được trao giải Nobel năm 2017. Nguồn ảnh: (Reuters/Kamil Krzaczynski)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét