Dunning-Kruger được đặt theo tên hai giáo sư tâm lý học David
Dunning và Justin Kruger, người đã đưa ra báo cáo chính thức về hiệu ứng này
vào năm 1999 và đạt giải thưởng Nobel về tâm lý học năm 2000.
Dunning và Kruger mô tả quá trình này diễn ra trong 4 pha:
* Bắt đầu: Khi bạn chưa biết gì về lĩnh vực X thì mức độ tự tin của
bạn sẽ bằng 0.
* Pha 1: Khi bạn bắt đầu có chút kiến thức về lĩnh vực X, bạn
thường thì thường có xu hướng lầm tưởng là mình đã rất giỏi trong lĩnh vực ấy.
Bạn rất tự tin về những phát biểu của mình, hay thậm chí đi chỉ dạy người khác.
Giai đoạn này đạt đỉnh tại Peak of Mt. Stupid – (Đỉnh cao của ngu ngốc).
* Pha 2: Nếu bạn vẫn tiếp tục học hỏi, sự tự tin này ngay lập tức
rớt xuống gần như bằng không. Giai đoạn này gọi là Valley of Despair – (Thung
lũng của sự thất vọng).
* Pha 3: Khi bạn tiếp tục nghiên cứu, sự hiểu biết sẽ tăng –cùng
với đó kéo theo sự tự tin của bạn. Giai đoạn này gọi là Slope of Enlightment –
(Con dốc của sự khai sáng).
Pha 4: Khi bạn tiếp tục đào sâu nghiên cứu, bạn trở thành một
chuyên gia, am hiểu tường tận lĩnh vực đó. Lúc này sự tự tin cũng sẽ tăng đến
một mức độ ổn định. Giai đoạn này gọi là Plateau of Sustainability – (Cao
nguyên của sự bền vững).
Trong cuộc sống, hiệu ứng này xảy ra nhiều đối với những người có
xu hướng năng động, thông minh, trẻ và chưa va vấp nhiều. Họ tin rằng với một
chút thông minh, một chút hiểu biết, họ có thể giải quyết được mọi vấn đề.
Dunning nói rằng hiệu ứng đặc biệt nguy hiểm khi tồn tại ở những cá
nhân có tầm ảnh hưởng lớn. Ông nói thêm rằng nhiều vụ tai nạn máy bay thương
tâm đã có thể không xảy ra, nếu như phi hành đoàn báo cáo lên cấp trên về vị
phi công tự tin quá mức.
“Sẽ có lúc bạn thấy trường hợp những người khác quá tôn trọng người
quản lý nên không đưa ra nhận định thật lòng”, Dunning giải thích. “Xung quanh
bạn cần phải có những người sẵn sàng lên tiếng mỗi khi bạn mắc lỗi”.
Vậy nếu như những người kém hiểu biết có thể tự nhận lỗi về mình?
Liệu họ có quá tự tin vào những gì họ biết, để từ chối cải thiện bản thân?
Không bất ngờ khi chuyện này rất hiếm xảy ra, nghiên cứu nối tiếp của Dunning
cho thấy những người bất tài cũng là những cá nhân không chịu tiếp nhận những
lời chỉ trích, không hứng thú gì với việc cải thiện bản thân.
Hiệu ứng Dunning & Kruger xảy ra gần như khắp nơi. Chúng ta ít
nhiều ai cũng từng đi qua những giai đoạn này. Trong đó có một lĩnh vực mà hiệu
ứng Dunning & Kruger rất thường xảy ra, đó chính là… khởi nghiệp.
- Nhiều bạn trẻ nghe những câu chuyện thành công + đọc thêm vài
quyển sách về quản trị và đầu tư. Lúc này các bạn ấy chỉ vừa bắt đầu tìm hiểu
về quản trị và điều hành, rất nhiều nhiệt huyết nhưng lại không ý thức được
mình đang ở ngay giai đoạn Peak of Mt. Stupid. Nếu không tỉnh táo + có người
can = thì thường dẫn đến kết quả là… khởi nghiệp.
Điều này lý giải vì sao tỉ lệ thất bại trong những trường hợp này
rất cao. Và cũng lý giải vì sao có rất nhiều người dẫu dày dạn kinh nghiệm vẫn
rất e dè với chuyện tự đứng ra khởi nghiệp.
- Một ví dụ khác là lái xe. Theo thống kê thì với những người mới
lái xe, nếu lỡ có xảy ra tai nạn thì cũng chỉ là những va quẹt nhỏ, không quá
nguy hiểm.
Giai đoạn nguy hiểm nhất chính là khoảng thời gian đã lái được từ 2
– 3 năm, những người này được gọi là các cocky driver. Đây là giai đoạn họ nghĩ
rằng mình đã là những tay lái lụa và thường hay thích “biểu diễn” những kỹ năng
lái xe của mình - tuy nhiên họ lại chưa đủ kinh nghiệm để có được những phản xạ
mà chỉ những người lái xe lâu năm mới có.
Những tai nạn xảy ra trong giai đoạn này thường là tai nạn lớn, xảy
ra ở tốc độ cao.
----------------------------
HIỆU ỨNG DUNNING – KRUGER đáng để chúng ta học hỏi, nghiền ngẫm áp dụng trong đời sống thực tế.
HIỆU ỨNG DUNNING – KRUGER đáng để chúng ta học hỏi, nghiền ngẫm áp dụng trong đời sống thực tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét