Bổn cũ
soạn lại, Masan dính đòn.
Gieo
rắc nỗi sợ hãi luôn là công cụ bán hàng tốt nhất của các doanh nghiệp mà trùm
sò là Masan. Lần này nỗi sợ hãi đang được hướng đến nước mắm truyền thống và
hàm lượng arsen (thạch tín) trong nước mắm đang là tội đồ.
Nhìn
lại bê bối thực phẩm với nước tương chứa 3-MCPD gây ung thư trước đây, người
tiêu dùng hoang mang là thời cơ vàng cho công ty sản xuất hàng tiêu dùng Masan
với lời lẽ sản phẩm Nước tương Tam Thái Tử không chứa 3-MCPD. Đúng như dự đoán,
sản phẩm này đã giúp doanh thu của Masan tăng gấp 3 lần, từ 660 tỷ đồng năm
2007 lên 1.992 tỷ đồng năm 2008.
Nước
mắm cũng từng được sử dụng làm công cụ thúc đẩy bán hàng cho Masan tương đối
thành công. Khoảng cuối thập niên trước, thuật ngữ “nước mắm không có cặn” đã
làm cho cục diện thị trường nước mắm xoay chuyển hoàn toàn. Việc đưa ra những
thí nghiệm so sánh về hai loại nước mắm có cặn và không có cặn đã đưa nước mắm
Nam Ngư, Chinsu của Masan thống lĩnh thị trường tới 60% thị phần.
Tiếp đó
sản phẩm mỳ gói “Tiến vua” cũng sử dụng thông điệp quảng cáo không dùng dầu
chiên nhiều lần, hay mỳ khoai tây “Omachi” không gây nóng đã một bước đưa ngành
hàng này của Masan sở hữu thị phần ở Top trên.
Tương
tự, mới đây, sản phẩm của Vinacafe áp dụng cùng phong cách truyền thông điệp
của Masan: "tinh khiết hóa". Với tuyên ngôn có vẻ ngây ngô “cà phê
phải là cà phê. Từ ngày 1/8 trong mỗi ly cà phê từ Vinacafe là cà phê nguyên
chất”, sản phẩm này thực sự gây chú ý.
Giờ đây là "Cuộc chiến nước mắm"
Giờ
đây, tranh cãi giữa nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp lại được khơi
mào, mà theo chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang, xuất phát từ Masan.
Khởi
đầu cuộc chiến là bài báo nêu đích danh Chinsu và Nam Ngư của Masan trong bài
viết đặt nghi vấn về nước mắm công nghiệp với 17 phụ gia.
Tiếp
sau đó là cuộc khẩu chiến nước mắm, tại đó Masan định nghĩa lại chất lượng nước
mắm với thông điệp: Không phải cứ đạm cao thì mới ngon, không phải cứ đạm cao
là tốt và không phải cứ muối mặn là sạch. Đồng thời hãng này đề nghị tổng kiểm
tra toàn ngành, công bố rộng rãi trong dân chúng, không quên nhắc hàm lượng
arsen trong nước mắm.
Ngày
17/10, cùng phụ họa, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam
(Vinastas) đã công bố có tới 67% mẫu nước mắm được khảo sát có hàm lượng thạch
tín (arsen), và hàm lượng đạm càng cao thì hàm lượng thạch tín cũng cao tương
ứng.
Chỉ 3
ngày sau đó, ngày 20/10, một số báo giấy dành một trang quảng cáo cho 2 thương
hiệu nước mắm của Masan là Chinsu và Nam Ngư. Thông điệp được gửi đi là:
"Chúng tôi luôn tin rằng nước mắm phải ngon, nhưng trước hết phải an
toàn".
Việc
tạo ra những bê bối thực phẩm trong thời gian này sẽ là đòn bẩy cho kế hoạch
marketing hàng Tết. Những sản phẩm mới được tung ra thời điểm này là đúng điểm
rơi.
Tuy
nhiên ngày nay người tiêu dùng đã khác những năm trước rồi, họ đã thực sự tỉnh
táo hơn và không còn bị quảng cáo dơ bẩn dắt mũi nữa. Cơn khủng hoảng nước mắm
lần này rất có thể Masan sẽ dính đòn “gậy ông đạp lưng ông” như chiến lược cho
sản phẩm hạt nêm trước đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét