KHÁM PHÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BỘ NÃO VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC SỚM
Bộ não người chia làm 2 phần: não trái và não phải. Con người có những giai đoạn phát triển của bộ nào.
Thời điểm thai được 22 tuần và thời điểm khoảng 5- 6 tháng tuối. 0-6 tuổi được xem là giai đoạn vàng phát triển của trẻ. Giai đoạn này giúp hoàn chỉnh hầu hết các chức năng của trẻ vì thế bỏ qua giai đoạn này trẻ vĩnh viễn không bao giờ có khả năng làm lại. Mặt khác, đến năm 6 tuổi trở đi, não phải ngừng phát triển mà nhường lại chỗ cho não trái.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, một người có thông minh hay không phần lớn được quyết định bởi việc phát huy chức năng não phải, hơn 70% nhà khoa học trên thế giới đều có ưu thế nằm ở não phải. Do đó muốn phát huy tiềm năng trí tuệ não người, phải sử dụng cả não trái và não phải, khiến chúng cùng phát triển và hỗ trợ lẫn nhau. Thiên tài như Anhxtanh, Leona Dvince đều sử dụng hầu hết bên não phải và chỉ sử dụng 10% não trái.
Điều đặc biệt hơn, não phải có khả năng ghi được hình ảnh rất nhanh, chính xác, tự tin mà không cần ý thức, không cần phân tích.
Tiến sĩ Montessori thấy rằng giai đoạn phát triển quan trọng nhất của trẻ nằm ở sáu năm đầu đời – thời điểm trẻ sở hữu trong mình ‘Trí Tuệ Thẩm Thấu’. Nói cách khác, trẻ tiếp thu thế giới xung quanh giống như miếng bọt biển thấm hút nước vậy. Do đó, mục tiêu giáo dục trong thời kỳ này là trau dồi, tu dưỡng khát khao học hỏi và tiếp thu một cách tự nhiên của trẻ. Bà cũng cho rằng đây là khả năng duy nhất, đặc biệt trong giai đoạn đầu đời của trẻ và nó phai nhạt dần sau khi trẻ được 6 tuổi.
PHƯƠNG PHÁP SHICHIDA – NHẬT BẢN
Phương pháp shichida là phương pháp giáo dục sớm của Nhật Bản mới du nhập vào Việt Nam thời gian gần đây. Phương pháp Shichida ra đời trong những năm 1960 của thể kỷ XX, được đặt tên theo chính người đã sáng lập – giáo sư Makota Shichida (1929-2009).
Phương pháp Shichida hướng đến mục tiêu khơi dậy khả năng của trẻ một cách cân bằng mà chúng tôi gọi là “giáo dục não toàn diện”. Những khả năng như “cảm hứng” và “sáng tạo” được điều khiển bởi những chức năng của não phải.
Não phải tư duy bằng hình ảnh và có khả năng nhớ những gì chúng ta thấy chỉ bằng một cái nhìn. Điều này minh họa cho trí tưởng tượng phong phú. Não trái tư duy bằng ngôn ngữ, chi phối việc phân tích và tư duy lô-gic của chúng ta.
Thật đáng tiếc, chúng ta thường chỉ sử dụng não trái, còn não phải thường ở trong trạng thái ngủ. Những bé được dạy đúng cách để sử dụng não phải từ nhỏ sẽ có thể duy trì các khả năng này thậm chí sau khi bé lớn lên.
Có thể nói rằng, mỗi đứa trẻ đều là một thiên tài! Người ta nói rằng, ba mẹ bắt đầu tương tác với trẻ càng sớm, khả năng phát triển các khả năng mà trẻ có càng mạnh mẽ.
Đây là “Quy luật tài năng thuyên giảm” - theo Phương pháp Shichida khơi dậy và phát triển tài năng thiên bẩm của trẻ thông qua tư vấn cách tương tác với trẻ trong giai đoạn thơ ấu khi trẻ có khả năng hấp thu kiến thức ở mức độ cao.
Từ lúc sơ sinh đến ba tuổi là giai đoạn bé sử dụng não phải tối đa. Giữa bốn đến sáu tuổi là khi bé bắt đầu chuyển sang sử dụng não trái. Theo quy luật này, trẻ em có tiềm năng đáng kinh ngạc và sức mạnh đồng hóa, khi bé càng gần với lứa tuổi thai nhi và trẻ sơ sinh, khả năng khơi dậy các tiềm năng của bé càng cao và dễ dàng…. Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ khả năng của trẻ, việc trẻ tham gia vào một loạt các hoạt động là rất cần thiết. Để phát triển toàn diện những khả năng này, “tình yêu thương” của ba mẹ và “môi trường” đóng vai trò quan trọng. Mục tiêu là giúp ba mẹ nuôi dưỡng trẻ với niềm vui và dõi theo trẻ bằng tình yêu.
Phương pháp Shichida hướng tới một nền giáo dục toàn diện nên phương pháp sẽ bao gồm những bài học hỗ trợ bố mẹ giúp trẻ phát triển về mọi mặt từ trí óc, tinh thần đến thể chất….. đặc biệt chú ý đến sự phát triển trí não của trẻ. Bởi đây là bộ phận quan trọng nhất, quyết định trực tiếp đến kết quả của các hoạt động khác.
Phương pháp Shichida chia cụ thể theo bốn mặt sau:
1. Phát triển trí óc: phương pháp Shichida đặc biệt nhắm đến sự phát triển cân bằng giữa hai bán cầu não. Bởi lẽ hai bán cầu trong não bộ của chúng ta giữ hai vai trò hoàn toàn khác nhau.
Bán cầu não trái phân tích thông tin một cách logic, tiếp nhận thông tin từng bước dựa trên những cơ sở. Bán cầu não phải lại nhanh chóng tiếp nhận lượng lớn thông tin thông qua hình ảnh và cảm nhận.
Vì vậy, việc giúp trẻ cân bằng được cả hai bán cầu não giúp trẻ có kiến thức rộng mở, khả năng xử lý linh hoạt và đam mê học hỏi. Đồng thời giúp bé tăng cường khả năng tiếp thu kiến thức bên ngoài một cách hiệu quả
2. Giáo dục tinh thần: Giúp trẻ có ý thức đạo đức từ sớm (yêu thương, thận trọng, nhạy bén,..)
3. Giáo dục thể chất: qua những bài tập phù hợp giúp trẻ khỏe mạnh hơn.
4. Giáo dục dinh dưỡng: Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Cung cấp đầy đủ dưỡng chất là nền tảng cho cơ thể trẻ phát triển lành mạnh, toàn diện.
Giáo dục dinh dưỡng vẫn là một điểm khá mới lạ mà những phương pháp thông thường không để ý tới. Chính điều này, tạo nên một điểm khác biệt của phương pháp giáo dục sớm shichida so với những phương pháp khác.
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI DO THÁI
"Người Do Thái là dân tộc thông minh nhất thế giới, chỉ hơn 13 triệu dân nhưng chiếm gần 40% tỷ lệ người đoạt giải Nobel, người Do Thái được xem là dân tộc thông minh nhất thế giới. Góp phần làm biến động lịch sử nhân loại thế kỉ XX, phải kể đến nhà khoa học vĩ đại Albert Einstein, bộ óc của thế kỉ Sigmund Freud, họa sĩ theo trường phái lập thể Picasso, …
Một trong những “bí quyết” là dạy con biết vượt khó, làm việc nhà, liên tục đặt câu hỏi… từ nhỏ.
Chuyên gia giáo dục Lại Thị Hải Lý, người đã trực tiếp đến Isarel - đất nước của người Do Thái - để tìm hiểu về phương pháp giáo dục trẻ tại đây cho biết, cách nuôi dạy con của các bà mẹ Do Thái khá đặc biệt. Họ dành cho con "tình yêu đống lửa" - tức là sự nhen nhóm, khích lệ chứ không phải chỉ là cảm giác an toàn, bao bọc kiểu "tình yêu tử cung" như phần lớn các bà mẹ Việt. Bà mẹ nào trên thế giới cũng yêu con, nhưng cách yêu và thể hiện tình yêu khác nhau.
Giữa "Tình yêu dòng nước mát" và "tình yêu dòng máu đào", người Israel quan niệm nước mát chỉ giải cơn khát nhất thời còn "dòng máu đào" là tình yêu con phải nhìn xa trông rộng, đem lại lợi ích suốt đời cho con, đào tạo đứa trẻ trở thành bản lĩnh, thực sự mạnh mẽ trong đường đời.
Người Do Thái nói rằng “phụ huynh 100 điểm không bằng phụ huynh 80 điểm”. Có ba điều mà người mẹ không nên làm với con là: Không thỏa mãn trước; Không thỏa mãn tức thời; Không thỏa mãn quá mức yêu cầu của con.
"Cha mẹ ẩn giấu 20% tình yêu con để trở nên lý trí, khoa học, nghệ thuật trong cách dạy con. Ở Israel có những trường quý tộc nhưng lại đào tạo và rèn luyện cho học sinh biết được khó khăn, thử thách.
Có một chỉ số được các vị phụ huynh đánh giá cao ở trẻ là AQ - chỉ số vượt khó.
Người Israel tự đưa ra công thức cho chỉ số vượt khó AQ của họ là:
20% IQ + 80% (AQ + EQ) = 100% thành công.
(IQ: chỉ số thông minh, EQ: chỉ số cảm xúc). Họ tin rằng điểm số tốt nghĩa là trường học tốt, trường học tốt sẽ có tấm bằng đẹp, tấm bằng đẹp sẽ có công việc tốt, nhưng công việc tốt khác với người có sự nghiệp thành công.
Những bà mẹ Do Thái luôn nhớ một câu châm ngôn “Con lừa thồ sách”, ý muốn gửi một thông điệp tới các con rằng: “Nếu chỉ đọc sách mà không ứng dụng nó trong cuộc sống thì cũng chỉ là trí tuệ chết mà thôi”.
Và vì thế, người Do Thái coi làm việc nhà là dạy trẻ cơ hội sinh tồn cơ bản. Theo một nghiên cứu của Tạp chí giáo dục Gia đình tại Israel thì tỷ lệ thất nghiệp của người không biết làm việc nhà cao hơn 15 lần người biết làm việc nhà, thu nhập bình quân của họ cũng thấp hơn 20% so với người thạo việc gia đình. Họ dạy con làm việc nhà từ nhỏ, tùy theo lứa tuổi, và thông hường, trẻ 2 tuổi đã có thể tự phục vụ bản thân.
“Người Do Thái có câu nói nổi tiếng là ‘bố mẹ đừng làm quản gia mà hãy làm quân sư cho con’ ý nói hãy chỉ hướng dẫn, tư vấn cho con, đừng quá bao bọc và làm thay con mọi việc. Tuyệt đối không rơi vào căn bệnh 421 (4 ông bà nội ngoại, 2 bố mẹ vây quanh 1 đứa trẻ) vì điều đó chẳng khác cha mẹ sẵn sàng là nô lệ của con và chỉ “đầu độc con mà thôi”