Trong cuộc điều tra xã hội “Lượng kế hy
vọng và mơ ước toàn cầu” của Gallup International/WIN : có một phần tám dân số
thế giới (13%) nhận mình hoàn toàn vô thần.
Nhật Bản, Anh, Canada, Nam Hàn, Hà Lan,
Cộng hòa Czech, Estonia, Đức, Pháp và Uruguay đều là những nơi mà tôn giáo từng
đóng vai trò quan trọng một thế kỷ trước.
Thế nhưng
giờ đây, các nước này lại là nơi đông người không theo tín ngưỡng nhất trên thế
giới. Các quốc gia này đều có điểm chung là có nền giáo dục và hệ thống bảo trợ
xã hội phát triển.
Ngày nay
có nhiều người theo chủ nghĩa vô thần hơn bao giờ hết, về cả số lượng lẫn tỷ lệ
trong nhân loại", GS. Phil Zuckerman, Pitzer College ở Claremont,
California, nói.
Theo khảo
sát của Gallup International đối với hơn 50.000 người tại 57 nước, số lượng
người tự nhận là theo tín ngưỡng đã giảm từ 77% xuống 68% trong thời gian từ 2005
và 2011, trong khi những người tự nhận là vô thần tăng 3%.
Một khảo
sát của Pew gần đây trong khoảng thời gian từ 2007 - 2012 cũng cho thấy người
Mỹ tự nhận là vô thần đã tăng từ 1,6% lên 2,4% trong dân số.
"Với
giáo dục, sự tiếp cận với khoa học cũng như thói quen suy luận, con người ta sẽ
dần ít tin vào trực giác", Ara Norenzayan, một nhà tâm lý xã hội học của
Đại học British Columbia ở Vancouver, Canada nói.
Khoa học,
công cụ mà những người theo chủ nghĩa vô thần thường chọn để hiểu hơn về thế
giới tự nhiên, không phải là thứ dễ hiểu và dễ tiếp thu. "Khoa học là thứ
khó nuốt," Mc Cauley, giám đốc một viện nghiên cứu tâm lý và văn hóa tại
Đại học Emory, Atlanta, Georgia, nói.
"Trong
khi đó, tôn giáo lại khác. Đó là thứ chúng ta không cần phải học mà vẫn
hiểu".
Một phần
nguyên nhân khiến tôn giáo thu hút sự quan tâm, là do nó mang lại sự trấn an ở
một thế giới bất ổn.
"Có
nhiều bằng chứng cho thấy những suy nghĩ liên quan đến tôn giáo thường ít nhận
phải sự kháng cự".
ST