Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Tập ảnh Trường mầm non Hoàng Yến tổng kết năm học 2011-2012


Hình ảnh buổi lễ tổng kết sáng ngày 29/5 của trường mầm non Hoàng Yến P.Tăng Nhơn Phú A TP Hồ Chí Minh : Các bé múa hát, Bà Hiệu trưởng Nguyễn Thị Kim Xuyến báo cáo tổng kết năm học 2011-2012, Ông Nguyễn Văn Cư Trưởng Hội phụ huynh học sinh của Trường bày tỏ vui mừng trước sự tiến bộ của các bé trong năm học.




 Các bé múa hát






Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

Chùm ảnh ngày bế giảng năm học 2011-2012



       Mai, ta xa rồi mái trường bao mến thương!


       Thầy cô ơi!... Còn gì buồn hơn khi sắp phải xa mái trường mến yêu, xa bạn bè, thầy cô. Thời gian ơi, sao trôi nhanh quá?  Chẳng cho ta níu giữ thêm chi cả.
     
     Em đã đi qua bao mùa hè, nhưng mùa hè này, sao trong lòng bỗng man mác, bâng khuâng, con tim thổn thức lạ! không còn háo hức với hè như những năm xưa nữa, Em sắp mất rồi những gì yêu quý nhất…

     Còn đâu bài học cô giảng? Còn đâu lời lẽ chăm sóc ân cần? Còn đâu những chuyện thầy kể em nghe? Thầy kể có một vầng trăng. Một vầng trăng lung linh rằm tháng 8, vầng trăng bát ngát cánh đồng, có cánh cò bay lả bay la. Vậy mà những đêm thầy thức trắng, soạn bài giảng cho chúng em, bên cửa sổ, cũng có một vầng trăng. Nhưng sao, thầy không kể?
     
     Thầy cô ơi! Bao năm vì học trò tận tụy quên mình, thế mà mãi đến hôm nay em mới hiểu. Em thấy mình có lỗi biết bao.
     
Bạn bè ơi! Mai xa nhau rồi nhưng sẽ mãi chẳng quên nhau, mãi nhớ về một thời hoa phượng nở, bâng khuâng từ giã tuổi học trò. Giờ phải xa những hàng cây trước lớp, các bạn của tôi đâu? Chỉ có mái trường là còn nguyên đó, là nơi nỗi nhớ hẹn nhau về. Bạn bè ơi! Có còn như thuở yêu những câu thơ ngọt ngào đến si mê?
     
     Thế là hết, ngày ra trường đã đến. Khi những bong bóng sắc màu sặc sỡ chứa đựng ước mơ được thả lên trời cao, cũng là lúc dòng lưu bút dừng lại.

     Nhưng chưa, có lẽ chưa hết...  Mai chúng em không còn nơi đây nữa, nhưng trong tim vẫn khắc sâu lời dạy của thầy cô. Thầy cô đã chắp đôi cánh cho chúng em đi suốt chặng đường đời.
     
Nhớ mái trường tràn đầy tình thương yêu, Nhớ bao kỉ niệm đẹp của tuổi học trò mãi không quên.../.

Thả ước mơ lên trời cao - ước mơ thành công sắp tới kỳ thi tốt nghiệp nhé!


Sáng nay 26/5, teen trường THPT Phan Đình Phùng làm lễ bế giảng năm học 2011-2012 trong cái gió se se lạnh như Hà Nội đang vào thu và những cơn mưa rào từ đầu tuần còn rơi rớt.
 Trường Phan Đình Phùng là một trong hai ngôi trường phổ thông có lịch sử lâu đời nhất Hà Nội.


 THPT Chu Văn An Hà Nội nay đã được 102 tuổi 











PTTH Việt Đức






Các bạn nam không kìm được cảm xúc nên đành phải ôm nhau cho thêm mạnh mẽ.


THPT chuyên Hà nội - Amsterdam


     Nắm tay trong những giờ phút ngắn ngủi còn lại bên nhau, dưới mái trường Hà Nội - Amsterdam


THPT Nguyn Huệ TP Huế


THPT Trần Phú Đà Nẵng

Ảnh lưu niệm sau lễ bế giảng









THPT Lê Hồng Phong


Hình ảnh từ clip flashmob ấn tượng của học sinh chuyên Lê Hồng Phong.

Các bạn học sinh Trường THPT Lê Hồng Phong nhảy flashmob chia tay năm học - 
Ảnh chụp từ clip

 Trường Khánh Hòa là một trong những trường tốt nhất tại thành phố Kharkov Ukraina


Quang cảnh buổi lễ bế giảng năm học của trường THPT Trần Cao Vân (Tam kỳ QN)

THPT Đông Sơn 1 Thanh Hóa








HẾT


Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Triết lý giáo dục " xanh"




TRIẾT LÝ GIÁO DỤC” XANH”

Sunday, 25 March 2012 17:01

TS NGUYỄN VIẾT THỊNH
Bàn về triết lý giáo dục Việt Nam hiện đại, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh cho rằng khi con người phát triển hài hòa cả về trí tuệ, nhân cách và nghị lực trong một thế giới văn minh, có xu thế sống gần với thiên nhiên hơn, thì đó được gọi là Triết lý giáo dục "Xanh".
Giáo dục bắt rễ từ những vấn đề cơ bản có tính ổn định và những vấn đế mới theo xu thế thời đại mà tập hợp hữu cơ của chúng thường được gọi là triết lý giáo dục (GD).
 Sứ mệnh của giáo dục thời nay phải làm sao để giúp con người phát triển hài hòa cả trí tuệ, nhân cách lẫn nghị lực để con người có thể sống trong một thế giới văn minh với công nghệ hiện đại, vật chất phong phú nhưng không làm mất đi chính mình, ngược lại phải không ngừng phát triển những giá trị cốt lõi như trên để đạt được hạnh phúc thật sự. Lúc đó con người sẽ có xu thế sống gần với thiên nhiên hơn, “hành xử” với Mẹ Trái đất đúng mực hơn. Triết lý giáo dục như vậy được gọi là Triết lý giáo dục "Xanh".

Giáo dục để làm gì

Phát triển cá nhân: Giúp mọi công dân nói chung và người học nói riêng hướng đến làm người tốt toàn diện, có tình người, có trí tuệ sáng suốt, có sức khỏe thể chất - tinh thần và nghị lực mạnh mẽ; làm nghề giỏi phù hợp với bản thân để tạo kế sinh nhai, thể hiện trách nhiệm với gia đình và góp phần phục vụ xã hội.

Phát triển xã hội: Nâng cao đạo đức, sức khỏe, nghị lực, trí tuệ cho công dân, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, cung cấp thị trường nhân lực, thị trường khoa học công nghệ cho đất nước cũng như các nước trong khu vực và trên thế giới, hội nhập quốc tế phù hợp với xu thế thời đại nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa, độc lập tự chủ của các dân tộc nhằm không ngừng xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh, tiến bộ.

Giáo dục những vấn đề gì

Về nhân cách: Lối sống lành mạnh; tự giác, trung thực; nếp sống văn minh, cần kiệm; yêu thiên nhiên, ý thức cải thiện và bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu; sống và làm việc theo Hiến pháp & pháp luật, qui ước của cộng đồng; lòng nhân ái; quan hệ, ứng xử đúng mực với mọi người; ý thức tập thể, nổ lực vì lợi ích chung …

Về nghị lực: Xây dựng lý tưởng, hoài bão cho bản thân; bản lĩnh, tự tin vào sức mạnh tiềm tàng bên trong của chính mình; thường xuyên xem lại mình và góp ý cho những xung quanh với tinh thần xây dựng; khả năng vượt khó, quyết tâm hoàn thành công việc; biết chấp nhận và rút ra kinh nghiệm từ những thất bại để từng bước mạnh lên; khả năng tập luyện để nâng cao sức khỏe, ý chí, phòng chống bệnh tật, tai nạn, tệ nạn …

Về trí tuệ

Nhận thức: Tư duy sáng tạo, hoài nghi, phê phán; khả năng dự báo, nhạy bén, năng động để phân tích tình huống và giải quyết vấn đề trong thực tiễn cuộc sống…

Kiến thức: Tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại; kiến thức phổ thông; kiến thức khoa học đại cương; kiến thức chuyên ngành; kiến thức cuộc sống; kiến thức công cụ như ngoại ngữ, tin học …

Kỹ năng: Kỹ năng tự học & nghiên cứu khoa học, tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin; kỹ năng về nghề nghiệp; kỹ năng giao tiếp (nói, viết, mạng internet …); kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác làm việc theo nhóm; kỹ năng tự tạo việc làm và phát triển nghề nghiệp; kỹ năng cảm thụ hoặc thể hiện các loại hình nghệ thuật …

Mục tiêu cơ bản của các bậc học

Bậc Tiểu học (bao hàm cả mầm non): Chủ yếu là dạy người

Chú trọng giáo dục về nhân cách như sự hiếu thuận, lòng nhân ái, tình yêu thiên nhiên, tình đoàn kết, tương trợ, liêm khiết, uy tín, vượt khó, tự giác, tinh thần trách nhiệm.

Chương trình học nhẹ nhàng, vừa học vừa chơi, tạo điều kiện cho những năng khiếu, ưu điểm cũng như những hạn chế của học sinh được bộc lộ để ghi nhận và có giải pháp thích hợp.

Bậc Trung học (THCS, THPT): Nâng cao dạy người, chuẩn bị dạy nghề

Tiếp tục chú trọng giáo dục nhân cách, khả năng tự học, năng động, sáng tạo nhưng đòi hỏi ở mức độ cao hơn, thử thách lớn hơn, tự rèn luyện nhiều hơn.

Về mặt kiến thức, cần trang bị kiến thức phổ thông trên tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội để học sinh ở bậc học này có được bức tranh tri thức toàn cảnh một cách chung nhất của loài người từ xưa đến nay.

Bậc sau Trung học (trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học. Ở nhiều nước bậc học này được gọi chung là đại học) : chủ yếu dạy nghề.

Mục tiêu chủ yếu của bậc học này là trang bị những gì cần thiết nhất cho sinh viên để sau khi tốt nghiệp, họ làm được nghề đã học, có khả năng tự học hoặc học tiếp để nâng cao tay nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, mưu sinh, tự lập, tự tin vào đời. Tư duy sáng tạo, phê phán, dự báo … được đào tạo mạnh ở bậc học này.

Phương thức giáo dục (giáo dục như thế nào)

Tự học & nghiên cứu: Người học không ngừng chủ động, tích cực, ham thích tìm hiểu, nghiên cứu, đồng thời vận dụng những điều đã học & nghiên cứu được áp dụng vào thực tiễn để tiếp cận dần các tiêu chí trong mục tiêu giáo dục.

Người dạy (hướng dẫn): được kiểm định có đạo đức tốt và đủ khả năng để giảng dạy hoặc hướng dẫn khoa học một nội dung cụ thể nào đó trong chương trình đào tạo.

Không gian giáo dục: Dạy học & nghiên cứu trực tiếp hoặc từ xa tại bất kỳ địa điểm nào qua kết nối với các phương tiện thông tin đại chúng.

Thời gian giáo dục: Không nên hạn chế thời gian giáo dục cho một bằng cấp, đề tài cụ thể. Xu thế thời đại là học tập suốt đời.

Hạ tầng giáo dục (điều kiện nào cho giáo dục)

Các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến giáo dục: Tạo khung pháp lý nhất quán, khoa học, thông thoáng để định hướng tốt cho giáo dục có thể phát triển mạnh mẽ, hiệu qủa, phù hợp với tình hình thực tiễn cuộc sống ở địa phương, trong vùng, trong nước, trong khu vực và xu thế thời đại.

Cơ sở vật chất & tài chính: Giáo dục giúp nâng cao dân trí và cung cấp nguồn nhân lực cho mọi ngành nghề trong xã hội nên cơ sở vật chất & tài chính của giáo dục cần phải được chia sẻ từ ngân sách nhà nước, bản thân người học, gia đình và hầu hết các ngành nghề trong xã hội.

Hệ thống quản lý điều hành: Cần phân quyền quản lý đến tận mỗi người học, người dạy. Mỗi người dạy, người học trước hết phải tự quản lý được vấn đề dạy-học của mình. Tiếp đó cấp cơ sở (trường, viện…), cấp phòng, khoa cũng được phân quyền mạnh. Từ đó bộ máy quản lý điều hành từ cơ sở đến trung ương sẽ tinh gọn.

Kiểm định giáo dục (xác định chất lượng giáo dục): Dựa vào mục tiêu giáo dục, các tiêu chí cụ thể và qua thực tiễn xã hội để đánh giá chất lượng sản phẩm giáo dục (người học, đề tài khoa học)

Kiểm định trong trường: Đa dạng hình thức kiểm tra, thi cử, nghiệm thu theo phương châm “nhẹ nhàng, hiệu qủa” nhằm từng bước giúp người học biết tự giác định hướng mục tiêu, tự điều chỉnh hợp lý trong quá trình học tập & nghiên cứu …

Kiểm định ngoài trường (xã hội): Không gian xã hội nơi sinh sống, nơi làm việc; gia đình, dòng tộc; láng giềng, xóm phường; hội đoàn; nơi công cộng … sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đánh giá chính xác hơn chất lượng sản phẩm giáo dục cụ thể của một cơ sở giáo dục.

TS N.V.T
 ( Ngun : vietnamnet.vn )

Sáng nay 26/5, teen trường THPT Phan Đình Phùng làm lễ bế giảng năm học 2011 - 2012
 Thả ước mơ lên trời cao - ước mơ thành công sắp tới kỳ thi tốt nghiệp nhé!