Thứ Tư, 3 tháng 8, 2022

Ngày nay trẻ thích được nuông chiều và dựa dẫm

THỰC TRẠNG “THÍCH ĐƯỢC NUÔNG CHIỀU” VÀ “DỰA DẪM” CỦA TRẺ PHẢN ÁNH HIỆN THỰC XÃ HỘI NGÀY NAY

Bill Gates từng nói: “Thói quen ỷ lại là một hòn đá cản bước bạn đến với thành công, muốn làm nên nghiệp lớn, bạn phải đá chúng ra khỏi con đường của mình”.

Tuy nhiên, một thực trạng ngày nay có thể thấy rằng, những mầm non của đất nước, thay vì được rèn luyện thói quen hành động độc lập thì các em lại thích dựa dẫm và ỷ lại vào người khác.

Đây là vấn đề này bởi đây là một hiện tượng đang xảy ra ngày càng nhiều trong xã hội.

Thực trạng trẻ em luôn thích dựa dẫm: Người lớn đang làm hư trẻ

Trong xã hội ngày nay, báo chí đăng tải những câu chuyện về tấm gương hiếu học, tự mình rèn luyện để đạt được thành tích cao trong học tập, tuy nhiên đó chỉ là một số ít mà thôi. Hiện thực xã hội ngày nay thì sao, chỉ cần dành một ngày đến cổng các trường tiểu học xem thử, bạn sẽ có thể phát hiện ra mọi thứ đang diễn ra như một vở kịch.

1. Phần lớn trẻ em đều là bảo bối cha mẹ, do đó người lớn chúng ta đều không muốn con cái mình chịu khổ. Có một số người thấy tuổi thơ của mình đã chịu không ít khổ sở vậy nên thường mong muốn con được sống tốt hơn sau này.

Cổng trường học với hàng loạt các bậc phụ huynh đeo cặp sách, bình nước cho con em. Những chiếc cặp sách thực sự nặng tới mức các em không thể đeo nổi sao? Đeo cặp đến trường là điều cơ bản của các em khi đi học và nó hình thành đào tạo áp lực ban đầu từ bên ngoài cho các em.

Nhưng những cơ hội đào tạo cơ bản như vậy cũng bị các bậc phụ huynh cướp đi, những đứa trẻ này làm sao có thể chịu được những áp lực trong tương lai?

2. Phụ huynh đỗ xe tùy tiện, kiên quyết đưa con cái qua đường. Thông thường lối qua đường ở gần cổng trường học đều có giáo viên hướng dẫn phụ trách đưa học sinh qua đường an toàn.

Các bậc phụ huynh “không yên tâm” khi giáo viên hướng dẫn đưa con cái mình qua đường nên tự ý đỗ xe, không quan tâm phía sau đang bị kẹt xe nghiêm trọng vì mình để đưa được con đến cổng trường, thậm chí là đưa con vào tận phòng học.

Lúc này vai diễn của các em là vua chúa và hoàng hậu. Mà các vị vua chúa và hoàng hậu này không hề tự nguyện, là phụ huynh tự mình muốn làm như vậy. Việc học “tuân thủ quy tắc giao thông” từ tiểu học ở đây không hề tồn tại, điều tệ hại nhất là các phụ huynh làm những tấm gương xấu trước các em và các bạn học của chúng.

 Phụ huynh khi oán trách con cái bá đạo, không tuân thủ quy định, thì lúc ấy nên trách ai đây? Các phụ huynh nên suy nghĩ và dễ dàng có thể tìm ra đáp án.

3. Trẻ em không tôn trọng người lớn, phụ huynh nhắm mắt làm ngơ. Trước đây khi học tiểu học, giáo viên dạy việc thứ nhất là khi gặp giáo viên thì phải bỏ mũ, sau đó kính lễ chào hỏi. Lời dạy này không hề rỗng tuếch cứng nhắc, mà nó lại là phép lịch sự cơ bản và cũng là sự bắt đầu của tôn sư trọng đạo.

Nhưng hiện nay nhìn vào cổng trường học, các em đối diện với các thầy cô hướng dẫn đứng ở cổng trường mà dường như đều là thầy cô phải chủ động chào hỏi các em trước.

Có một số ít các em còn lễ phép trả lời, nhưng có rất nhiều em mặt không chút biểu cảm mà đi vào trong trường. Điều càng khiến mọi người ngạc nhiên là các bậc phụ huynh dường như không hề để tâm đến điều này.

4. Các em không muốn xuống xe, phụ huynh khổ sở van nài. Cổng trường xếp một dãy xe, bên trong các “hoàng tử” có thể còn ngủ chưa dậy, hoặc tâm tư không tốt. Cửa xe đã mở nhưng các em không chịu xuống xe.

Các em nổi cáu là chuyện bình thường, cũng không có gì đặc biệt nhưng cách xử lý của các phụ huynh lại kiến người ta mở rộng tầm mắt! Người nói lý có, người mắng nhiếc có, người giằng co cũng có, điều hay nhất là có những người khổ sở van nài.

Bố mẹ dỗ dành hết nước hết cái hứa đưa con đi mua KFC, mua đồ chơi yêu thích chỉ vì muốn con nghe lời, chứ không hề dạy bảo con như thế nào là đúng. Chỉ cần con chịu xuống xe, thì có thể đòi hỏi cha mẹ bất cứ thứ gì. Chuyện này ngày nào cũng đều xảy ra, và đã trở thành thói quen của các em để uy hiếp cha mẹ.

5. Không chỉ vậy, hiện nay, trẻ em đi học thì không chịu học bài, chỉ chờ thầy cô đọc cho rồi chép sẵn, rồi đến khi thi không có trong những gì giáo viên cho thì chịu chết.

Một số trẻ lớn nhưng không biết tự dọn dẹp được phòng của mình mà ỷ lại vào bố mẹ, không thức dậy đứng dậy đúng giờ phải nhờ người khác gọi mới dậy nổi, nhiều đứa trẻ còn không biết cầm chổi quét nhà, không biết làm bất cứ việc gì…. Bên cạnh đó có một số trẻ còn ngại giao tiếp và trở thành một căn bệnh phổ biến.

Thiên phú, sự thông minh của trẻ em có sự khác nhau, thành tích học tập cũng vì đó mà có sự khác biệt. Nhưng những điều này không phải là điều quan trọng nhất. Giáo dục về cuộc sống và thái độ học tập mới là điều kiện ảnh hưởng đến cả cuộc đời của các em.

Điều gì khiến trẻ không thể tự chúng hành động độc lập? Không thể trách các em khi ngay cả giáo viên cũng thích kiểu học vẹt, cho các em học đối phó để lấy căn bệnh thành tích. Nhiều phụ huynh thì lại bỏ mặc việc giáo dục cho thầy cô và các quan chức ngành giáo dục.

Khi người lớn chúng ta hỗ trợ các em quá nhiều thì không có nghĩa là chúng ta yêu trẻ mà là làm hại các em. Chúng ta khiến chúng không thể phát triển và trưởng thành toàn diện. Liệu có tổn thất nào trong cuộc đời nặng nề hơn thế?

Sự phụ thuộc quá nhiều vào người khác gây nên những hậu quả rất lớn về tương lai cho các em. Đó cũng là lý do tại sao nhiều bạn trẻ cảm thấy hụt hẫng mất phương hướng khi bước vào đời, khi lập gia đình không thể cáng đáng cáng được hết công việc dẫn đến việc bị khủng hoảng.

Những điều này đều ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của các em sau này, chính vì thế, ngay từ bây giờ hãy tập thói quen tự lập cho các em, tránh hiện tượng ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.

Hãy để trẻ tự do độc lập, biết cách khám phá, hiếu kỳ đối với thế giới khi còn nhỏ

Ngay từ nhỏ, bố mẹ cần giúp con rèn luyện tinh thần khám phá hiếu kỳ đối với thế giới, khả năng học tập chủ động, có sức sáng tạo và tích cực, sự nhiệt tình hơn nữa thích giúp đỡ người khác và hành động độc lập.

Những đức tính này chính là chìa khóa then chốt quyết định sự phát triển của trẻ trong tương lai. Do vậy để trẻ em tham gia vào đoàn thể xã hội, đoàn thể trường học, các đoàn thể công ích khác trong xã hội, hoặc có thể có thể để trẻ tự nhiên có cơ hội tu dưỡng nên những khả năng này. Thay vì nhồi nhét những kiến thức sẽ trở nên lạc hậu khi con trưởng thành, chi bằng hãy tìm hiểu khả năng tiềm ẩn của trẻ, bồi dưỡng nhiệt huyết và thái độ tự chủ đối với cuộc sống.

Khi bạn dạy con cách học tập tự chủ là bạn đã chỉ cho con thấy việc học tập là rất hay, đầy ắp sự hiếu kỳ với sự vật trong cuộc sống.

Một thầy giáo người Anh đã nói: “Ngày nay ti vi quảng cáo bán đồ chơi cho trẻ em với giá mười mấy đồng mà còn phải tìm mọi cách để thu hút các em, huống hồ là đề cập đến việc giáo dục và học tập cả đời của các em? Chúng ta phải chú tâm hơn nữa, bồi dưỡng và tạo cảm hứng cho trẻ em, khiến các em có hứng thú và hiếu kỳ với sự vật”.

Điều chúng ta đối mặt là học lực đã không còn bảo đảm cơ hội về công việc trong tương lai, trong hiện đại, mỗi người đều phải nỗ lực hơn nữa trong thời đại cạnh tranh cao độ, vậy nên việc điều chỉnh phương hướng nỗ lực của chúng ta theo thời đại luôn phải được quan tâm, các em làm sao có thể đối mặt với những thử thách trong tương lai khi chỉ biết dựa dẫm vào người khác? Điều này đáng để chúng ta phải suy ngẫm.

Chúng ta đều biết rằng tính biến động của thế giới trong tương lai là rất cao, cái gọi là sản nghiệp thay đổi vô cùng nhanh chóng. Hiện nay những người không có sự nỗ lực trong cuộc sống, không biết tự mình làm chủ sẽ đều bị đào thải rất nhanh, do vậy nếu chúng ta luôn là chỗ dựa quá mức an toàn cho trẻ có thể nói là hoàn toàn đi sai hướng.

Cụ già sống thọ 256 tuổi tiết lộ bí quyết trường sinh


CỤ GIÀ SỐNG THỌ 256 TUỔI TIẾT LỘ BÍ QUYẾT TRƯỜNG SINH

 

Lý Khánh Viễn (1677 – 1933) hưởng thọ 256 tuổi. Cụ vốn là nhà y dược học Đông y cuối thời nhà Thanh, đầu thời Dân Quốc, và cũng là người trường thọ nổi tiếng trên thế giới.

Khi 100 tuổi, do có những thành tựu xuất sắc về y dược nên cụ đã được chính quyền trao thưởng đặc biệt. Khi 200 tuổi, cụ vẫn thường đến Đại học giảng dạy. Trong thời gian này, cụ đã tiếp rất nhiều các học giả phương Tây đến thăm.

 

Năm 1933, cụ Lý Khánh Viễn rời xa nhân thế ở tuổi 256. Cụ có 24 vợ, 180 con cháu. Tờ “Thời báo New York” và “Tạp chí Thời đại” đương thời đều đăng bài về cụ. Cụ sinh vào năm 1677, Cụ tại thế 256 năm, là người trường thọ cực kỳ hiếm thấy trên thế giới.

 

Bí quyết trường thọ

“Giữ một tâm thái bình lặng, ngồi như rùa, đi như chim sẻ, ngủ như chó cún”. – Đây chính là bí quyết trường thọ mà cụ Lý Khánh Viễn để lại cho hậu nhân.

Cụ cho rằng, giữ được tâm thái bình lặng, yên tĩnh là điều bắt buộc để trường thọ. Ăn uống hàng ngày của cụ chủ yếu là cơm và một chút rượu nho.

 

Cụ cho rằng có 3 nguyên nhân giúp mình khỏe mạnh trường thọ, đó là:

1.     Ăn chay trường.

2.    Tĩnh tâm, vui vẻ cởi mở.

3.    Quanh năm đun cẩu khởi (còn gọi là câu kỷ tử), làm nước uống thay trà.

Cuộc đời Lý Khánh Viễn

Lý Khánh Viễn quê gốc ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Năm 90 tuổi đến định cư ở huyện Khai, tỉnh Tứ Xuyên và ở đó cho đến lúc qua đời, cụ quả thực là “con cháu đầy nhà”.

Sau khi cụ qua đời, một số báo chí ở Bắc Kinh đã đưa tin với tiêu đề: “Người trường thọ nhất trên trái đất”.

 

Khi còn sống, Lý Khánh Viễn đặc biệt thích câu nói của Lục Lũng Kỳ – học giả đời nhà Thanh rằng: “Đủ củi đủ gạo, không lo không nghĩ, sớm nộp thóc quan, không kinh không nhục, không thiếu nợ người ta để có lợi, không vào cửa hiệu cầm cố, chỉ dùng trà nhạt cơm nhạt, là có thể trường thọ”.

Cả đời Lý Khánh Viễn tuân thủ theo “bí quyết” này, cụ nói: “Đây thực sự là bí quyết trường sinh, là phương châm trường thọ. Có được nó thì có thể trường sinh, không cần hái linh dược, luyện kim đan làm gì”.

 

Lý Khánh Viễn cho rằng, thọ mệnh của con người có dài có ngắn, đó là do nguyên khí làm chủ. Nguyên khí, là nhận từ tiên thiên và nhờ vào dinh dưỡng hậu thiên bồi bổ.

Cụ đã ví von hình tượng việc giữ gìn và không giữ gìn nguyên khí với vị trí để ngọn nến. Nếu để ngọn nến đã thắp vào trong cái chụp thì thời gian cháy sẽ dài. Nếu để ngọn nến đó trong mưa gió thì thời gian cháy ắt sẽ ngắn hoặc bị tắt. Đạo dưỡng sinh cũng là như thế.

 

Cụ rất tán thưởng lời Lão Tử: “Chớ làm thân thể mệt nhọc quá, chớ làm tinh thần dao động, chớ suy nghĩ liên miên. Ít suy tư để dưỡng thần, ít ham dục để dưỡng tinh, ít nói năng để dưỡng khí”.

Cụ nói, yếu chỉ tuyệt diệu trong câu này thường bị những người bình thường không giỏi dưỡng sinh xem nhẹ.

 

Cụ căn cứ theo lý luận dưỡng sinh của Phố Ông (cụ già giỏi dưỡng sinh thời cổ đại), đặc biệt nhấn mạnh rằng, người giỏi dưỡng sinh ắt phải lấy 4 chữ Tư (nuôi dưỡng), Kiệm (tiết kiệm), Hòa (bình hòa) và Tĩnh (yên tĩnh) làm căn bản.

 

Cái gọi là Tư tức là nuôi dưỡng lòng Nhân, lòng yêu thương, đó là tâm địa thiện lương, không hại vật cũng không tổn hại người, một cái tâm từ bi hòa ái. Tâm tình vui vẻ hiền từ, nhân ái này đủ để chế ngự các loại tai họa, tự nhiên có thể khiến con người khỏe mạnh, trường thọ, nuôi dưỡng tuổi Trời.

 

Cái gọi là Kiệm tức là tiết kiệm và tiết chế. Tiết kiệm ăn uống thì nuôi dưỡng tỳ và dạ dày. Tiết kiệm ham dục thì tụ được tinh thần. Tiết kiệm nói năng thì nuôi dưỡng được khí, ngăn ngừa chuyện thị phi. Tiết kiệm giao du thì chọn được bạn ít lỗi lầm. Tiết kiệm tửu sắc thì thanh tâm quả dục. Tiết kiệm suy tư thì tránh được phiền não và nhiễu loạn. Sự việc gì nếu giảm được một phần thì thọ ích thêm một phần.

 

Cái gọi là Hòa tức là bình hòa vui vẻ. Vua tôi hòa thì quốc gia hưng thịnh. Cha con hòa thì gia trạch an lạc. Anh em hòa thì thủ túc đề huề. Vợ chồng hòa thì khuê phòng êm đẹp. Bằng hữu hòa thì bảo vệ lẫn nhau. Đây chính là Đạo cát tường vậy.

 

Cái gọi là Tĩnh tức là thanh tĩnh, trầm tĩnh, an nhiên. Cũng chính là nói thân không quá lao lực, tâm không quá loạn tưởng. Thần tổn thương nguy hại hơn thân thể tổn thương, “Thần mà không giữ gìn được thì thân thể không khỏe mạnh được”.

 

Cụ Lý Khánh Viễn khi đề cập đến sinh hoạt ăn uống của mình thì nói rằng: “Ăn không được quá no, ăn no quá thì ruột và dạ dày bị tổn thương. Ngủ không được quá lâu, ngủ lâu quá thì tinh khí hao tán. Cuộc đời ta hơn 200 năm, chưa từng ăn một bữa quá lượng, cũng chưa từng ngủ một giấc quá dài”.

 

Cụ còn nói đến những điều chú ý chi tiết trong cuộc sống, cụ nói: những chuyện nhỏ mọn, mọi người thường dễ nóng vội, như thế ắt sẽ tổn thương thân thể.

Cụ khuyên mọi người rằng: Nóng lạnh bất cẩn, đi bộ quá nhanh, tửu sắc dâm lạc, đều tổn thương thân thể, cực kỳ tổn hại, có thể mất mạng.

 

Do đó chiểu theo thuật dưỡng sinh của tiền nhân, đi không gấp, mắt không nhìn lâu, tai không nghe âm cực độ, cực đoan, ngồi không để đến khi mệt mỏi, ngủ không để đến khi đẫy mắt. Cần mặc áo ấm trước khi lạnh, cần giải nhiệt trước khi nóng, cần ăn trước khi đói, cần uống trước khi khát, cần ăn nhiều bữa mà ít, chớ ăn một bữa thật nhiều. Phải không có hỉ nộ ai lạc vương vấn trong tâm, không động niệm phú quý vinh nhục. Đó chính là Đạo trường thọ.

 

Cụ Lý Khánh Viễn cuối cùng bảo cho mọi người biết rằng: Đói rét ngứa đau, cha mẹ không thể làm giúp, già yếu bệnh chết, vợ con chẳng thể làm thay. Chỉ có Đạo yêu quý giữ gìn mình mới là phép tắc và cốt lõi của dưỡng sinh.

 

Theo NTDVN