Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2022

Kỷ năng kiểm soát cảm xúc

 

KỸ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC

(TS Lê Thẩm Dương)

 

Có phải đã có những lúc bạn đang cảm thấy vui vẻ, nhưng bất chợt bạn cảm thấy “Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” không? Hay đã bao giờ bạn bắt đầu một ngày mới cảm thấy cực kỳ yêu đời nhưng chẳng bao lâu sau, bạn không còn “chút lửa”, mất hẳn động lực làm việc chưa? Tại sao lại như vậy?

 

Khi bạn không quản lý cảm xúc của bạn một cách có nhận thức, não bộ của bạn sẽ “chạy tự động” và chuyển bạn vào các cảm xúc khác nhau. Tệ hơn nữa, sau một thời gian lặp đi lặp lại, nhiều cảm xúc trở thành thói quen cố hữu của bạn.

Việc này giải thích tại sao nhiều người vẫn cảm thấy buồn ngủ và không tỉnh táo cho dù đã ngủ được bảy tám giờ trước đó. Hoặc có những người khi bước vào công ty, nhìn thấy núi việc chồng chất là cảm thấy nản chí và chỉ muốn bỏ việc ngay lập tức.

 

Tất cả những thói quen cảm xúc giới hạn này đã được lập trình sẵn trong tiềm thức của bạn và do các kết nối nơ-ron tạo ra. Bây giờ thì bạn đã hiểu tại sao nhiều người than vãn là họ không quản lý được cảm xúc và cuộc sống của họ rồi chứ?

Bên cạnh đó, nhiều người cho phép những sự kiện bên ngoài chi phối cảm xúc bản thân. Ví dụ như khi hàng hóa bán chạy, họ vui vẻ, tự tin và cố gắng làm việc nhiều hơn.

Khi cửa hàng ế khách, họ nản lòng, buồn phiền đến nỗi phải đóng cửa. Khi có ai đó lắng nghe họ tâm sự, khích lệ họ, họ cảm thấy phấn khởi và bắt tay vào hành động.

Nhưng ngay khi có người nhận xét tiêu cực về họ, họ lại quay lại tâm trạng đau buồn và mất động lực phấn đấu lúc đầu.

 

Những người này có khuynh hướng “đẩy trách nhiệm”. Họ đổ thừa cho người khác hay hoàn cảnh là nguyên nhân khiến họ luôn ở trong tâm trạng tồi tệ. “Anh ta làm tôi buồn, tôi không thể làm được gì cả”, “Chuyện đó xảy ra làm tôi không còn cảm thấy tự tin nữa” hay “Sếp tôi không biết cách động viên tôi đúng mức”.

 

Có phải những người thành công lúc nào cũng cảm thấy lạc quan là vì họ luôn được “trời đất phù hộ” nên gặp những chuyện vui vẻ, may mắn không? Có phải ít khi nào họ gặp khó khăn trở ngại trong cuộc sống không? Có phải họ luôn có người ở bên cạnh động viên an ủi họ không? Có phải họ thường đạt được mục tiêu và chẳng biết đến thất bại là gì không? Dĩ nhiên là không phải vậy.

 

Những người thành công vẫn có thể gặp phải những chuyện tồi tệ bên ngoài như bao người khác, điểm khác biệt nằm ở chỗ họ duy trì được cảm xúc tích cực bên trong cho dù chuyện gì xảy ra đi nữa. Những cảm xúc tích cực này tiếp tục thúc đẩy họ hành động nhiều hơn cho đến khi họ đạt được kết quả mong muốn.

 

Tại sao những người thành công làm được điều này? Đó là vì họ chịu trách nhiệm cho cảm xúc của họ và biết cách điều khiển cảm xúc bản thân một cách có nhận thức. Những người trung bình, mặt khác, luôn cho rằng cảm xúc của mình liên tục bị những thói quen xấu và môi trường xung quanh kiểm soát.

 

Cho nên, ngay từ bây giờ, bạn hãy bắt đầu làm chủ cảm xúc của mình và học cách liên tục đặt bản thân vào những cảm xúc tích cực để giúp bạn đạt được hiệu quả làm việc tối đa. Để làm được điều này, việc đầu tiên mà bạn cần phải hiểu là… chính bạn tạo ra cảm xúc của mình.

 

Các cảm xúc phổ biến của một người học giỏi cũng như thành công:

1/ Động lực mạnh mẽ

2/ Đam mê

3/ Tự tin

4/ Vui vẻ

5/ Phấn khởi

6/ Tràn đầy sinh lực

7/ Tò mò

 

Nếu chỉ số IQ chỉ chiếm 25% trong sự thành đạt thì chỉ số EQ lại chiếm đến 75% sự thành đạt và hạnh phúc của một con người.
Vì thế, hãy “làm chủ” cảm xúc trước khi chúng “quản lý” chúng ta. Những cảm xúc tiêu cực thường gặp như: thất vọng, cáu gắt, lo lắng, bồn chồn, tức giận… Sự thất vọng thường xuất hiện khi chúng ta rơi vào tình huống tiến thoái lưỡng nan, cảm thấy bế tắc, không thể giải quyết được vấn đề, hoặc quá nhiều áp lực có thể dẫn đến lo lắng thái quá…

Khi có những cảm xúc tốt, chúng ta sẽ có những tương tác tích cực; và ngược lại, những cảm xúc không tốt sẽ hướng chúng ta đến những hành động tiêu cực.

 

Một số phương pháp điều khiển và kiểm soát cảm xúc tiêu cực như:

- Không phản ứng vội.

- Nhận định lại tình hình.

- Thay đổi trọng tâm chú ý.

- Thể hiện cơn nóng giận thích hợp.

- Cần 15 phút bình tĩnh.

- Hít thở sâu.

- Xuống giọng khi nói.

- Nên bắt đầu bằng câu: “Tôi cảm thấy…”, “Tôi nghĩ là…”

 

Và 5 chiến lược tăng cường cảm xúc tích cực:

- Đừng làm vơi cảm xúc tích cực.

- Thắp sáng những điều tốt đẹp: chú ý những ưu điểm, mặt tốt của vấn đề.

- Kết nối tình thân với những người lạc quan, yêu đời.

- Cho đi không vụ lợi.

- Hãy cư xử với người khác như những gì họ mong muốn ở bạn.

 

Như vậy, chìa khoá mấu chốt cho việc kiểm soát những vấn đề trên là:

- Nguyên tắc “Tại và Hiện” (Here and Now): Sống trọn vẹn từng giây phút của hiện tại, không hoài niệm quá khứ cũng chẳng lo lắng về tương lai; xác định “Muốn và Cần”, bởi những điều chúng ta “muốn” chưa chắc đã là những điều chúng ta “cần”; không quá phấn khích trước những lời khen và giữ bình tĩnh ứng xử với những lời chỉ trích; thay vì thay đổi người khác thì trước hết, ta nên thay đổi chính mình.

 

- “Hạnh phúc tại tâm”: Ước muốn và khao khát của tất cả mọi người là được hạnh phúc, nhưng thực tế, đối với nhiều người, cuộc đời chẳng có gì đáng vui! Như vậy, phải tìm kiếm hạnh phúc ở đâu? Niềm vui, hạnh phúc không nhất thiết phải đến từ bên ngoài, cũng chẳng nhất thiết phụ thuộc vào tác động của ngoại cảnh. Hạnh phúc không ở đâu xa mà xuất phát từ chính trong mỗi người chúng ta. Do đó, “đừng đem đau khổ cho người khác và cũng đừng nhận đau khổ từ ai”.

 

- Mặc dù cảm xúc là tự nhiên nhưng chúng ta có thể quản lý nó trước hết bằng cách thay đổi suy nghĩ, từ đó sẽ thay đổi và chuyển hoá cảm xúc. Tư duy tích cực sẽ tạo ra cảm xúc tích cực. “10% cuộc đời là những gì xảy đến với bạn, còn 90% còn lại là do phản ứng của bạn đối với những chuyện xảy đến đó”. Bản chất sự việc là bất biến, duy chỉ có một điều chúng ta có thể thay đổi được chính là thay đổi suy nghĩ, cách nhìn nhận của bản thân đối với sự việc đó theo chiều hướng tích cực.

 

“Ta không thể thay đổi được chiều gió nhưng ta có thể thay đổi được hướng buồm”.

Trích: "Làm chủ tư duy thay đổi vận mệnh" - Adam Khoo&Stuart Tan

 

Chúc các bạn ngày mới vui vẻ!...

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2022

Trí và Tiền

 

TRÍ VÀ TIỀN – NẾU ANH KHÔNG LÀM RA TIỀN THÌ CÁI TRÍ CỦA ANH CHỈ LÀ TRÍ NHỚ

 

Một người Singapore nọ từng học rất giỏi nhưng cuộc ᵭời không có thành tựu như anh ta mong muốn.

Khi gặp ông Lý Quang Diệu, người ᵭó than thở:

“Tôi là người có trí, nhưng vì không có tiền nên mới không làm ᵭược việc lớn”.

 

Nghe xong, ông Lý nói lại ngay:

“Cả ᵭời gặp hàng ngàn người, tôi chưa thấy ai có trí mà không có tiền cả. Nếu anh không làm ra tiền thì cái trí của anh chỉ là trí nhớ, chỉ là kiến thức, thông tin. Bề dày thành tích, tốt nghiệp trường xịn, học hàm học vị là cái vớ vẩn. Một là chơi luôn kỳ tích (tức thành tích vượt Bậc), hai là thành tựu cụ thể, mới có chỗ ᵭứng trong xã hội”.

 

Các kỳ thi chữ nghĩa chỉ kiểm tra ᵭược trí nhớ và năng lực suy luận logic, không thể tìm ᵭược người tài.

Tài hay không thì thông qua làm mới biết. Nói hay – viết giỏi – bằng cấp cao – học Tây học Tàu – ᵭi khắp nơi trải nghiệm nhiều vô kể…. nhưng cả thảy ᵭều vô nghĩa nếu không ᵭể lại bất cứ thành tựu gì, không giúp ᵭược ai.

 

Cứ nhìn bản thân mình và bất cứ ai, ᵭặt 2 câu hỏi:

1. Có thành tựu gì?

2. Có giúp ᵭược ai?

Thành tựu là cái ᵭáng phấn ᵭấu. Tiền theo sau thành tựu, sẽ tự ᵭộng có.

 

Thành tựu là những cái mà người ta tạo ra, ví dụ nhà khoa học thì thành tựu là công trình nghiên cứu, nếu doanh nhân là nhà máy xí nghiệp, nếu giáo viên là phương pháp học tập mới, nếu bác sĩ là phát minh về cách ᵭiều trị, nếu nhà xã hội học là những dự án giúp người vùng sâu vùng xa…tức những cái thực tế, trước ᵭó chưa có.

 

Còn thành tích học tập chỉ là những mốc nhỏ về học hành, không có gì ᵭáng khen ngợi, vì rốt cục, học giỏi vậy ᵭể làm gì? Có thành tựu gì, có giúp ᵭược cho mình, cho ᵭời?

6 nguyên tắc dạy con về tiền bạc của Warren buffett

 

6 NGUYÊN TẮC DẠY CON VỀ TIỀN BẠC CỦA WARREN BUFFETT

1. Học không bao giờ là quá sớm

Tỷ phú Buffett cho rằng, nên dạy con về tài chính từ khi chúng còn bé. 

"Đôi khi cha mẹ đợi cho đến khi con cái đến tuổi thiếu niên rồi mới dạy chúng cách quản lý tiền bạc, trong khi điều này có thể bắt đầu từ khi chúng học mẫu giáo", ông Buffett phát biểu với hãng tin CNBC. 

Vậy làm sao bạn khiến cho 1 đứa trẻ 3 tuổi hiểu về tài chính? Tất nhiên, bạn sẽ không nói với chúng về thị trường chứng khoán, mà hãy bắt đầu với những thứ cổ điển nhất, dễ hiểu nhất theo kiểu mà trẻ con có thể hiểu như: Tiền không phải lá cây, cứ hết lại mọc. Vì thế, việc chi tiêu không dễ dàng. Việc kiếm tiền rất vất vả, nhất định không được chi tiêu lãng phí.  

2. Dạy con giá trị của việc tiết kiệm, dù là 1 đô la

Ngay khi con đủ lớn để hiểu, hãy dạy con về giá trị của việc tiết kiệm. 

Buffet đã dạy trẻ em về lợi tức: "Tiết kiệm dù chỉ là 1 chút tiền nhưng đều đặn sẽ mang lại giá trị rất lớn. Thay vì dùng tiền mua 1 lon soda mà bạn không thật sự cần, hãy dùng nó để tiết kiệm và thu lãi từ nó".

Bạn có thể lập tài khoản tiết kiệm cũng như mở thẻ debit cho con mình để chúng có những trải nghiệm thật sự và trở thành người biết tiết kiệm hiệu quả hơn. 

Ngoài ra, 1 số ứng dụng đặc biệt cũng giúp bạn phân công nhiệm vụ, quản lý số tiền mà chúng có cũng như xem chúng đã tiết kiệm được bao nhiêu. Tất nhiên, bạn phải là người có toàn quyền kiểm soát xem chúng chi tiêu bao nhiêu và vào những mục đích gì. 

3. Hãy trở thành hình mẫu lý tưởng cho con

Con trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều từ thói quen chi tiêu của cha mẹ, cả thói quen xấu và tốt. Warren Buffet cho biết, ông mang ơn cha mình vì đã giúp ông xây dựng những thói quen tốt. 

Vậy bạn có muốn làm 1 bậc phụ huynh lý tưởng của con mình như vậy không? Hãy truyền cảm hứng cho con bạn bằng cách đưa ra những quyết định tài chính khôn ngoan. Điều đó không có nghĩa bạn cần là 1 nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhưng ít nhất cũng hãy cho con bạn biết bạn quản lý nhà cửa, chi tiêu rõ ràng và hiệu quả ra sao. 

Đầu tiên, hãy giải quyết hết những món nợ hiện tại của bạn. Nếu đang chật vật với những khoản vay lãi suất cao, ví dụ như thẻ tín dụng, hãy cân nhắc 1 khoản vay hợp nhất nợ, tức là kết hợp nhiều nghĩa vụ nợ vào một khoản vay mới với cơ cấu kỳ hạn thuận lợi như cơ cấu lãi suất thấp hơn chẳng hạn. 

4. Chiết tách giữa nhu cầu và mong muốn

Bạn cần phải dạy con mình từ sớm rằng: Con không thể có mọi thứ mà con muốn. Trước khi chúng có thể quản lý tiền bạc của mình 1 cách có trách nhiệm, bạn cần dạy chúng rằng giữa nhu cầu và mong muốn là 1 sự khác biệt rõ ràng. 

Trong 1 cuộc phỏng vấn với CNBC, Buffett đã gợi ý bạn nên yêu cầu con lập ra danh sách 5 hoặc 10 thứ mà chúng muốn mua. Sau đó, cùng chúng phân tích từng món đồ xem nó là nhu cầu hay mong muốn của chúng và giải thích tại sao. 

Khi bạn mua sắm theo nhu cầu, và thi thoảng là theo mong muốn, hãy chỉ cho con bạn thấy chúng có thể đưa ra những quyết định ý nghĩa vào giai đoạn đó nữa. Ví dụ, không phải cửa hàng nào cũng có mức giá bán giống nhau. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn mức giá tốt hơn. 

5. Mài giũa kỹ năng của bản thân

Bạn vẫn chưa có tất cả các đáp án ư? Đó là điều bình thường, những người thành công chẳng bao giờ ngừng học hỏi. 

"Việc phát triển thói quen học tập trong suốt cuộc đời rất quan trọng đối với mỗi cá nhân", Đó cũng là lời khuyên tốt cho các bậc cha mẹ và thậm chí là cho những người vừa mới bắt đầu hành trình học hỏi của mình. 

"Điều tôi luôn nói là, hãy học cách dung nạp tri thức. Đừng e ngại việc tham gia 1 lớp học hay đọc về những sự sáng tạo, những công nghệ mới", Buffet chia sẻ. Mỗi ngày, chính bản thân vị tỷ phú này luôn đọc tới vài tờ báo. 

Hãy bắt đầu bằng cách khuyến khích con của bạn theo đuổi các sở thích, ví dụ như 1 chương trình nào đó sau giờ học trên lớp. Sự cống hiến và đam mê tri thức sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng trong mọi lĩnh vực của đời sống sau này, bao gồm cả tài chính. 

6. Nuôi dưỡng đam mê kinh doanh

Sau này lớn lên, con của bạn có thể không trở thành người đứng đầu 1 tập đoàn đa quốc gia, nhưng việc khuyến khích chúng tìm kiếm những cơ hội kiếm tiền sẽ rất có lợi cho con đường sau này của chúng. Thậm chí việc mở 1 quầy nước chanh cũng giúp chúng học được cách giải quyết vấn đề, cách đặt mục tiêu, cách tiếp thị hàng hóa cũng như phục vụ khách hàng. 

Bạn có thể xem xét việc dùng 1 số tiền nhỏ cho con đầu tư, sử dụng 1 ứng dụng đầu tư tự động. Một số ứng dụng còn có thể thu thập tiền lẻ còn thừa từ những giao dịch nhỏ lẻ của bạn hàng ngày và cho vào 1 tài khoản đầu tư cho con bạn. 

Khi con bạn lớn lên, chúng có thể tiếp quản tài khoản đó, sử dụng những bài học mà bạn đã dạy chúng để phát triển tài khoản đó lớn hơn nữa. 

Theo Yahoo & Wikipedia