Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

Chơi game không phải là thư giãn



Cơ chế thư giãn của trò chơi điện tử là một cơ chế nghịch, tức là sau khi não bộ bị đưa vào một trạng thái căng thẳng khác rồi thả lỏng, thì bạn thấy thư giãn...
Chơi game có nhiều tác hại, một trong những tác hại đầu tiên là nó tốn thời gian. Nhiều người hẳn sẽ nói chơi game đâu có tốn thời gian, chơi game để thư giãn thôi mà, tuy nhiên cách nghĩ này không chính xác.
.
Thế nào là thư giãn
Thư giãn là buông lỏng, thả lỏng để tâm trí được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Những món đánh cờ, luyện quyền mà ngày nay coi là thể thao cũng chú trọng thả lỏng. 
Môn cờ cổ xưa nhất là cờ vây. Khi chơi, hai người tâm sự qua những con cờ, đỉnh cao cũng là hoà cờ. Các môn vận động cũng thế, thả lỏng để cơ thể thông suốt, lúc tập cũng tránh suy nghĩ căng thẳng, nhập tĩnh là tốt nhất. 
Những môn như vậy ngày nay được thể thao hóa, đặt nặng thắng thua hơn, khác về cơ bản với truyền thống - dù là trong nhà hay ngoài trời. Điều này càng thể hiện rõ hơn ở thể thao điện tử.
.
Cơ chế thư giãn của trò chơi điện tử là một cơ chế nghịch. Tức là sau khi não bộ bị đưa vào một trạng thái căng thẳng khác rồi thả lỏng thì bạn thấy thư giãn. Điều này tương tự như việc bạn đi xông hơi rồi ra ngoài và thấy mát mẻ hơn, dù trời vẫn nóng. Tuy nhiên, xông hơi làm nở lỗ chân lông và thải độc, còn game thì không.
.
Thư giãn với game và hậu quả

Tháng 9/2019, tạp chí Y học New England của Anh đã đưa tin về 3 cậu bé bị bất tỉnh do chơi game. Ba cậu bé này ở trong độ tuổi từ 10 đến 15, hai bé đã bất tỉnh ngay sau khi chiến thắng trong trò chơi, và bé còn lại thì bị ngừng tim vào ngày hôm sau khi ở trường.
Nhiều nghiên cứu cho biết, chơi game có thể tiết ra adrenaline, đây là hormone sinh ra do căng thẳng thần kinh khi bạn gặp nguy hiểm, nó xúc tiến phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy khi bản thân bị đe dọa. 
Nói về trường hợp này, nhà nghiên cứu tim Ranjit Suri cho biết: “Bạn có thể đã nghe nói về việc một vận động viên tức giận tới mức tử vong, đó là trong một giải đấu. Tuy nhiên, chúng tôi nhận ra chơi game cũng có thể tạo ra loại cảm xúc tương tự”.
.
Còn theo bác sĩ Nguyễn Văn Dũng thuộc Khoa Điều trị Tâm thần nam và Nghiện chất, chơi game liên tục không nghỉ làm tăng cao dopamine, đây là hormone gây hưng phấn như khi người ta uống rượu. Nói cách khác, người chơi game nhiều dễ bị nghiện và khó kiểm soát được hành vi và thái độ của bản thân.
Nếu không được thực sự thư giãn, nghỉ ngơi, người chơi game lâu ngày sẽ tự làm rối lịch sinh hoạt, gây đảo lộn đồng hồ sinh học của bản thân và gây bệnh cho cơ thể. Hơn nữa, việc sống trong game nhiều còn mài mòn khả năng phản ứng trước những tình huống cần xử lý thực tế.
.
Nếu uống rượu có thể gây tử vong thì game cũng vậy, nhưng say game thì còn nguy hiểm hơn say rượu. Ma men có thể hại người khác lúc không tỉnh táo, còn kẻ nhập vai trong trò chơi thì sẽ chủ động mang game ra đời thực, mang lại nhiều nguy hiểm cho người thân, bạn bè, và toàn xã hội.
.
Kim Anh

'Cưỡng chế' 5 đứa trẻ cai nghiện Internet, kết quả khiến người mẹ bất ngờ



'Cưỡng chế' 5 đứa trẻ cai nghiện Internet, kết quả khiến người mẹ bất ngờ

Một bà mẹ 5 con nghĩ rằng mình có thể kiểm soát tốt thời gian trên màn hình điện tử của con mình, nhưng trải nghiệm "cai nghiện màn hình" hoàn toàn khiến cô suy nghĩ lại về vấn đề này.
.
Trong thời đại xã hội phát triển hiện đại như ngày nay, tất cả các loại sản phẩm điện tử đều nằm trong tầm tay của bạn. Là cha mẹ, mỗi ngày bạn phải đối mặt với các hoạt động thường ngày của con bạn, phải quyết định cho chúng bao nhiêu thời gian cho điện thoại thông minh, iPad và trò chơi video...
.
Một bà mẹ năm con nghĩ rằng mình có thể kiểm soát tốt thời gian trên màn hình điện tử của con mình, và trải nghiệm đạt được "cai nghiện màn hình" (screen detox) hoàn toàn khiến cô suy nghĩ lại về vấn đề này.
.
Molly DeFrank, một blogger và là một người mẹ từ California, đã từng giới hạn thời gian trên màn hình điện thoại của trẻ em xuống còn một giờ mỗi ngày, nhưng cô nhận thấy rằng, dẫu như vậy vẫn ảnh hưởng đến sự sáng tạo của bọn nhỏ, và khiến tính khí của chúng trở nên cáu bẳn hơn.
.
"Một ngày nọ, khi tôi về nhà sau giờ làm việc, đứa trẻ mẫu giáo của tôi chào đón tôi ở cửa bằng câu hỏi: 'Con có thể chơi điện thoại di động của mẹ một chút không?' Không được. Tôi không thể nhẫn nhịn được nữa". DeFrank đã viết trong blog vào tháng 11 năm 2019.
.
Sau đó, De Frank và chồng đã cùng đưa ra một quyết định, buộc năm đứa con của họ, buộc tất cả năm đứa trẻ dưới 10 tuổi rời khỏi màn hình hoàn toàn trong vòng một tháng.
Tất nhiên, khi cha mẹ nói với mấy đứa trẻ về các quy định mới vào bữa tối, chúng đã không hài lòng và phản đối quyết định này. Tuy nhiên, sau khi rơi một vài giọt nước mắt, chúng chỉ có thể kiên trì làm theo.

DeFrank nói với tờ Cafe Mom rằng những đứa trẻ này từng thích các kênh Netflix, YouTube, Minecraft và Fortnight, nhưng giờ đây gần như không bao giờ yêu cầu quyền truy cập vào màn hình điện tử, "bởi vì chúng biết không có chút khả năng nào".
"Những gì xảy ra trong vài tuần tiếp theo khiến chúng tôi bị sốc", DeFrank nói thêm, "Giống như chúng tôi đã chạm được vào công tắc cảm xúc: Tìm lại được con của chúng tôi. Chúng trở nên ngoan ngoãn hơn, hiếm khi mất bình tĩnh, chơi cùng nhau, hơn nữa cũng trở nên thú vị và sáng tạo hơn".
.
De Frank thừa nhận rằng ban đầu cô cũng lo lắng, nghĩ rằng sự vắng mặt của "cô giữ trẻ điện tử" (electronic babysitters) có thể khiến cuộc sống của cô khó khăn hơn, nhưng dường như việc cai nghiện hoàn toàn Internet dễ dàng và bền vững hơn cô tưởng tượng. Trải nghiệm "cai nghiện" kéo dài 30 ngày đã trở thành một cuộc đại tu lớn trong lối sống của gia đình, giúp cuộc sống của cả gia đình tốt hơn.
.
Vài tháng sau, De Frank đã chia sẻ thành quả của mình trong một bài đăng trên Facebook: "Vào các ngày thứ Bảy trong kế hoạch rời xa màn hình, các con tôi lần lượt thức giấc, thấy tôi và chồng tôi đang đọc sách trên giường. Chúng cầm sách của chúng và tham gia cùng chúng tôi. Khi chúng đến nhà sách, chúng sẽ ôm một đống sách thay vì iPad mà chúng từng không rời tay. Một đứa con gái của tôi đã cải thiện trình độ đọc của mình lên năm cấp trong bảy tháng".
DeFrank cũng nói rằng con gái cô đọc sách chăm chỉ và hạnh phúc với quyết định "cai nghiện màn hình" của gia đình.
.
Tuy nhiên, sự thay đổi này không chỉ xảy ra với con gái của cô. DeFrank cũng phát hiện ra rằng con trai cô bắt đầu tham gia các khóa học nghệ thuật tại nhà. Toàn bộ thí nghiệm khiến cô khám phá ra sự quan tâm thực sự của con mình và cô thừa nhận rằng trước đây cô không biết điều đó.
Theo Cafe Mom, vào tháng 11 năm 2019, hai cha mẹ giới hạn thời gian cho phép con cái tiếp xúc màn hình điện tử xuống còn một giờ mỗi Chủ nhật, và cho phép chúng chơi các trò chơi video được chấp thuận trước.
.
DeFrank đã rất ngạc nhiên với kết quả này và khuyến khích các bậc cha mẹ quan tâm thử "cai nghiện màn hình" và xem kết quả như thế nào.
"Điều tôi muốn nói là, bước đầu tiên là chỉ định một khoảng thời gian để mình hoàn toàn tránh xa màn hình". Cô nói: "Sau đó, hãy quan sát kết quả và lên kế hoạch gia đình phù hợp nhất cho gia đình bạn".
.
Trong nhiều năm, các chuyên gia cũng đã nói về việc tránh xa màn hình điện tử, cũng cho rằng kết quả có thể là đa dạng và có lợi ích.
Liz Donner, một bác sĩ trợ lý y tế tại Bệnh viện Nhi khoa cấp cao của Bệnh viện Nhi đồng San Antonio, nói với trang web Bored Panda rằng: "Tương tác với trẻ em mà không có màn hình là điều không ngoài sức tưởng tượng. Ngay từ khi trẻ mới 6 tháng tuổi liền đọc một cuốn sách cho chúng nghe, điều này đã được chứng minh là cải thiện kỹ năng đọc và ngôn ngữ trong tương lai của trẻ".
.
Bà nói thêm: "Chúng tôi thấy rằng việc tiếp xúc với màn hình điện tử trong thời thơ ấu càng ngắn thì đến 7 tuổi tỷ lệ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) càng thấp".
Trong một bài đăng trên Facebook vào ngày 26 tháng 5, DeFrank đã nhắc nhở chúng ta về tác động của khoa học và công nghệ trong cuộc sống. "Công nghệ có thể là một đối tác quan trọng trong thế giới hiện đại này", "nhưng nó cũng có thể là một trở ngại cho mối quan hệ mật thiết của chúng ta với những người thân yêu của chúng ta".