Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

Bốn trong năm thanh thiếu niên trên toàn thế giới không hoạt động thể chất đủ theo tiêu chuẩn


­­­­Một nghiên cứu mới đây cho thấy: Bốn trong số năm trẻ em và thanh thiếu niên trên khắp thế giới không hoạt động thể chất theo đủ tiêu chuẩn được đề nghị.


 
Qua đó, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu thu thập từ năm 2001 đến 2016 từ 1,6 triệu sinh viên, trong độ tuổi từ 11 đến 17 tuổi, ở 146 quốc gia. Họ phát hiện ra 81% không đáp ứng được các khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới trong một giờ hoạt động thể chất vừa phải đến mạnh mẽ mỗi ngày.
Và các bé gái ít hoạt động hơn các bé trai ở tất cả các quốc gia trừ bốn quốc gia: Tonga, Samoa, Afghanistan và Zambia. Ở gần một phần ba các quốc gia (chiếm 29%), các bé gái ít có khả năng đáp ứng các khuyến nghị của WHO hơn 10 điểm phần trăm. Khoảng cách lớn nhất là ở Hoa Kỳ và Ireland, với hơn 15 điểm phần trăm.
Ở 73% các quốc gia, khác biệt giới tính gia tăng từ năm 2001 đến 2016. Và trong năm 2016, 90% bé gái trở lên ở 27 quốc gia không đạt đủ mức độ hoạt động. Trong khi các bé trai, điều này xảy ra chỉ ở hai quốc gia.
Theo các nghiên cứu do WHO dẫn đầu, các bé trai ở Philippines và các bé gái ở Hàn Quốc là những người không hoạt động nhiều nhất, trong khi Bangladesh có tỷ lệ không hoạt động thể chất thấp nhất cho cả hai giới. 
“Còn tại Việt Nam, trên thực tế, thể dục thể thao đã được đưa vào chương trình giáo dục từ rất sớm, nhưng đến nay vẫn chưa có một bộ sách hay tài liệu chính thức về môn học này cho học sinh. Và điều đáng buồn hơn nữa, thay vì dành sự ưu tiên cho giáo dục thể chất, thì cả giáo viên và học sinh đều chú trọng các môn văn hóa.”
 
Do đó Regina Gutkeep, tác giả nghiên cứu cho biết: Việc thực thi những chính sách khẩn cấp để gia tăng hoạt động thể chất ngay bây giờ là cần thiết, đặc biệt để thúc đẩy và duy trì sự tham gia của các bé gái vào hoạt động thể chất. Regina Gutkeep hiện là một nhân viên kỹ thuật từ Giám sát nhân tố rủi ro bệnh mãn tính tại WHO ở Geneva.
Ngoài ra các nhà nghiên cứu còn lưu ý rằng việc không hoạt động thể chất có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ em như tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường và bệnh tim mạch.
Thực tế những lợi ích của hoạt động thể chất trong thời niên thiếu bao gồm cải thiện tim, phổi và cơ bắp, giúp sức khỏe xương tốt hơn và kiểm soát cân nặng. Cho đến nay, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy hoạt động thể chất đem lại nhiều lợi cho sức khỏe não bộ và các kỹ năng xã hội.
Từ đó nghiên cứu này nhấn mạnh rằng những người trẻ tuổi có quyền được hoạt động và cần được cung cấp các cơ hội để nhận ra quyền của họ đối với sức khỏe thể chất, tinh thần và sức khỏe. 
Vì thế các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan nên được khuyến khích hành động ngay vì sức khỏe của thế hệ trẻ trong tương lai, nhóm nghiên cứu giải thích.
Mặt khác các nhà nghiên cứu kêu gọi: Nên mở rộng các chính sách và chương trình để tăng cường hoạt động thể chất của thanh thiếu niên, ví dụ như thực hiện nhiều hành động trong các lĩnh vực như giáo dục, quy hoạch đô thị và an toàn đường bộ để cung cấp nhiều cơ hội hơn cho những người trẻ tuổi hoạt động và các nhà lãnh đạo chính trị và các cơ quan chức năng khác để thúc đẩy tầm quan trọng của hoạt động thể chất cho tất cả mọi người, bao gồm cả thanh thiếu niên.
“Sau đây là một số bí quyết giúp thanh thiếu niên thích vận động:
·        Lên kế hoạch cho các hoạt động ngoài trời của gia đình. Ví dụ: Cả nhà có thể đi bơi, đạp xe hoặc đi bộ cùng nhau. 
·        Khuyến khích thanh thiếu niên hoạt động các trò chơi ngoài trời.
·        Khuyến khích thanh thiếu niên tham gia các câu lạc bộ thể dục thể thao hay các lớp ngoại khóa ngoài trời.
·        Giới hạn thời gian xem TV và chơi game của thanh thiếu niên. Cố gắng hạn chế tổng thời gian ngồi trước màn hình không quá 1-2 giờ mỗi ngày.” 
Theo thông tin từ Robert Preidt - Phóng viên HealthDay

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2020

Giáo dục đạo đức hầu như bị bỏ qua ở Mỹ


Trong một xã hội chạy theo khoa học công nghệ như hiện nay, mọi người đều bị cuốn vào cơn lốc đó, đồng thời hướng dẫn thế hệ trẻ của chúng ta chú trọng học những môn như toán học, khoa học, kinh tế,… và hầu như bỏ qua việc giáo dục về các giá trị đạo đức.
Cô Tina Owen là một giáo viên giảng dạy tiểu học trong hệ thống trường công lập Hoa Kỳ, kể về những ngày khi mẹ cô là một giáo viên từ năm 1963 đến khoảng năm 1987, giáo dục về nhân cách đạo đức và hành vi là một phần không thể thiếu trong chương trình giảng dạy. Rất nhiều tổng thống Mỹ như Tổng thống Thomas Jefferson và Benjamin Franklin đều rất quan tâm đến sự ảnh hưởng của giáo dục nhân cách đối với việc duy trì sự thịnh vượng.
 
 Vào những năm 60, vấn đề giáo dục đạo đức trong các trường học tại Mỹ rất được coi trọng. (Ảnh dẫn qua Uscourts)
Các em học sinh ngày nay đang làm tổn thương lẫn nhau và tổn thương chính mình. Nhiều nơi học sinh xuất hiện các hành vi xấu về đạo đức như: gây rối với bạn và giáo viên, gây xao lãng cho người khác, gây sự chú ý, kéo bè kéo phái trong lớp và không vâng lời thầy cô. Trong một cuộc thăm dò của Liên đoàn giáo viên Mỹ (AFT), 19% các giáo viên cho biết họ mất khoảng hai hoặc ba giờ, và 17% giáo viên mất khoảng bốn tiếng trở lên mỗi tuần do các hành vi gây rối của học sinh trong giờ giảng dạy.
Dưới áp lực thành tích nặng nề, nhiều giáo viên cho rằng công việc của họ sẽ trở thành quá tải nếu kèm thêm giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhiều giáo viên ở cấp tiểu học đã phải mất thời gian vào buổi trưa để ghi lại các hành vi xấu của học sinh, vì họ không thể chỉ việc nêu ra rằng một đứa trẻ nào đó có hành vi gây sự. Họ phải ghi lại các trường hợp như: “John đá một cái ghế, đá bạn Suzy, sau đó còn đe dọa sẽ đá cả tôi”.
Cô Tina chia sẻ rằng: “Giáo dục về hành vi là cả một gánh nặng đối với giáo viên vì thời gian dành cho việc dạy đọc, viết và làm Toán đã là cả một thách thức rồi. Nhiều học sinh có các vấn đề về hành vi và các phụ huynh mong muốn giáo viên sẽ uốn nắn, dạy dỗ các em ở trường học, nhưng bọn trẻ ngày nay chỉ muốn làm theo những gì mình thích“.

 
 Khi trẻ không được xây dựng những giá trị đạo đức nền tảng, không hiểu được ý nghĩa thật sự của việc đạt được nhân cách tốt, không được giáo dục tận tâm và thường xuyên, thì thế hệ trẻ sẽ rất khó có thể học hỏi và thay đổi hành vi được.
Các cuộc thăm dò được thực hiện ở Mỹ cho thấy rằng khoảng 90% người Mỹ đồng tình với các giá trị giảng dạy như trung thực, dân chủ, trách nhiệm. Ông Sanford N. McDonnell, cựu giám đốc điều hành Boeing và cũng là chủ tịch danh dự của Tổ chức quan hệ đối tác giáo dục nhân cách, lưu ý rằng: “Với hàng loạt các vấn đề liên quan đến nhân cách nổi loạn đang tồn tại xung quanh chúng ta, người Mỹ cần phải nhận ra rằng chúng ta nên tập trung bồi dưỡng nhân cách đạo đức tốt trong giới trẻ cũng như cách mà chúng ta đã tập trung vào các điểm số cao trong kiểm tra toán học và khoa học”.
Để hiểu được tầm quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, Cựu tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt đã nhắc nhở chúng ta rằng: “Về lâu dài, nhân cách của một người là yếu tố quyết định trong cuộc đời của một cá nhân cũng như của các quốc gia”.
Do đó, thật vô nghĩa khi tranh luận xem các giá trị đạo đức có thực sự quan trọng để được giáo dục hay không?, “Ai là người chịu trách nhiệm cho việc giáo dục đạo đức?” 
Giáo dục đạo đức tạo nên một xã hội tốt đẹp. (Ảnh dẫn qua Schoolguide)
Tất cả những người lớn chúng ta đều phải chịu trách nhiệm trong việc giáo dục đạo đức cho con em chúng ta, cho học sinh chúng ta, bởi đó là cách tất yếu để nâng cao phẩm cách con người và giảm bớt sự suy đồi đạo đức. Để đào tạo nên một thế hệ trẻ biết thế nào là công bằng và bao dung, biết thế nào là yêu thương và sẻ chia, và hiểu được thế nào là sống chân thành và ngay thẳng, thì lúc này đây, mỗi người lớn chúng ta hãy nhận trách nhiệm giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ tương lai.
Tâm An biên dịch - Inez Maubane Jones