“Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Nghề dạy học là
nghề sáng tạo bậc nhất trong các nghề sáng tạo. Vì nó sáng tạo ra những người
sáng tạo”. (Phạm Văn Đồng)
Chính sự đề cao người thầy mà đất nước có những người thầy mẫu mực như Chu Văn An, Lê Quý Đôn, Nguyễn Bỉnh Khiêm… được lưu danh với hậu thế đến tận ngày nay.
Ngày 20/11 là ngày để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả.
CẢM NGHỈ CỦA THẦY GIÁO NGOẠI QUỐC VỀ NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
*Thầy Michial, giảng viên Khoa Quan hệ Quốc tế:
Ở Mỹ nghề giáo không phải là nghề “thời thượng”
Đến năm 2011, tôi mới trở thành giảng viên của Trường ĐH KHXH&NV. Thế là tôi đã có 10 năm làm việc tại đất nước này.
Tôi rất thích Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để học sinh, sinh viên bày tỏ sự tôn trọng và lòng biết ơn đến giáo viên của mình. Tôi có chia sẻ với một số đồng nghiệp của mình ở Mỹ và họ rất ghen tị bởi họ cũng có ngày Nhà giáo vào tháng 5, nhưng không ý nghĩa như Việt Nam. Chẳng có cựu học sinh nào đến thăm hỏi hay tặng hoa gì, sự khác biệt như thế làm cho Ngày Nhà giáo Việt Nam trong mắt tôi trở nên rất đặc biệt.
*Cô Hertiki, giảng viên ngành Indonesia, Khoa Đông Phương học:
Khác với Việt Nam, Indonesia không có ngày Nhà giáo riêng mà thống nhất chung với ngày Giáo dục 2/5 thường niên.
Ngày Nhà giáo thật sự rất ý nghĩa. Đó là dịp để nhớ ơn thầy cô vì đã dành nhiều công sức, thời gian để giảng dạy cho học sinh, sinh viên. Những món quà không cần phải đắt tiền nhưng nó vẫn thể hiện sự quan tâm của họ đối với những người làm giáo dục. Tôi rất vui khi được nhận những món quà dù đơn giản như vậy!
*Cô Sadha Saxena, giảng viên ngành Ấn Độ học, Khoa Đông Phương học:
Sinh viến Ấn thì không thân thiết và nhiệt tình với giảng viên như sinh viên Việt Nam. Sinh viên Việt Nam dành tình cảm và sự tôn trọng đặc biệt cho giảng viên của mình. Vào những dịp đặc biệt như Tết, sinh nhật cô hay Ngày Nhà giáo Việt Nam, các sinh viên cũ vẫn nhắn tin và chúc mừng chúng tôi. Ở Ấn Độ dù có Ngày nhà giáo là ngày 5/9 nhưng không có ý nghĩa như Ngày Nhà giáo Việt Nam. Người Ấn có quá nhiều dịp lễ trong một năm, nên ngày Nhà giáo không được tổ chức long trọng.
Tôi vẫn nhớ một lần, sinh viên Việt Nam tổ chức mừng ngày 20/11 cho tôi. Rất nhiều sinh viên tặng tôi hoa, những chậu cây để bàn và thiệp mà họ tự làm và tôi đã có rất nhiều món quà ý nghĩa như vậy. Nhưng điều đặc biệt hơn, hôm đó có một cậu sinh viên đã dịch bài hát Bụi phấn ra tiếng Hindi, rồi hát tặng tôi bài hát ấy trước lớp. Hành động của cậu khiến tôi rất xúc động. Đến tận bây giờ, tôi vẫn nhớ rõ lời và giai điệu của bài hát ấy.
Chính sự đề cao người thầy mà đất nước có những người thầy mẫu mực như Chu Văn An, Lê Quý Đôn, Nguyễn Bỉnh Khiêm… được lưu danh với hậu thế đến tận ngày nay.
Ngày 20/11 là ngày để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả.
CẢM NGHỈ CỦA THẦY GIÁO NGOẠI QUỐC VỀ NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
*Thầy Michial, giảng viên Khoa Quan hệ Quốc tế:
Ở Mỹ nghề giáo không phải là nghề “thời thượng”
Đến năm 2011, tôi mới trở thành giảng viên của Trường ĐH KHXH&NV. Thế là tôi đã có 10 năm làm việc tại đất nước này.
Tôi rất thích Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để học sinh, sinh viên bày tỏ sự tôn trọng và lòng biết ơn đến giáo viên của mình. Tôi có chia sẻ với một số đồng nghiệp của mình ở Mỹ và họ rất ghen tị bởi họ cũng có ngày Nhà giáo vào tháng 5, nhưng không ý nghĩa như Việt Nam. Chẳng có cựu học sinh nào đến thăm hỏi hay tặng hoa gì, sự khác biệt như thế làm cho Ngày Nhà giáo Việt Nam trong mắt tôi trở nên rất đặc biệt.
*Cô Hertiki, giảng viên ngành Indonesia, Khoa Đông Phương học:
Khác với Việt Nam, Indonesia không có ngày Nhà giáo riêng mà thống nhất chung với ngày Giáo dục 2/5 thường niên.
Ngày Nhà giáo thật sự rất ý nghĩa. Đó là dịp để nhớ ơn thầy cô vì đã dành nhiều công sức, thời gian để giảng dạy cho học sinh, sinh viên. Những món quà không cần phải đắt tiền nhưng nó vẫn thể hiện sự quan tâm của họ đối với những người làm giáo dục. Tôi rất vui khi được nhận những món quà dù đơn giản như vậy!
*Cô Sadha Saxena, giảng viên ngành Ấn Độ học, Khoa Đông Phương học:
Sinh viến Ấn thì không thân thiết và nhiệt tình với giảng viên như sinh viên Việt Nam. Sinh viên Việt Nam dành tình cảm và sự tôn trọng đặc biệt cho giảng viên của mình. Vào những dịp đặc biệt như Tết, sinh nhật cô hay Ngày Nhà giáo Việt Nam, các sinh viên cũ vẫn nhắn tin và chúc mừng chúng tôi. Ở Ấn Độ dù có Ngày nhà giáo là ngày 5/9 nhưng không có ý nghĩa như Ngày Nhà giáo Việt Nam. Người Ấn có quá nhiều dịp lễ trong một năm, nên ngày Nhà giáo không được tổ chức long trọng.
Tôi vẫn nhớ một lần, sinh viên Việt Nam tổ chức mừng ngày 20/11 cho tôi. Rất nhiều sinh viên tặng tôi hoa, những chậu cây để bàn và thiệp mà họ tự làm và tôi đã có rất nhiều món quà ý nghĩa như vậy. Nhưng điều đặc biệt hơn, hôm đó có một cậu sinh viên đã dịch bài hát Bụi phấn ra tiếng Hindi, rồi hát tặng tôi bài hát ấy trước lớp. Hành động của cậu khiến tôi rất xúc động. Đến tận bây giờ, tôi vẫn nhớ rõ lời và giai điệu của bài hát ấy.
Ngày Nhà giáo Việt
Nam sắp tới, tôi mong sinh viên của mình nhanh chóng xác định mục tiêu trong
cuộc sống và chú tâm vào nó hơn. Khác với những sinh viên ngành khác, hầu hết
sinh viên Ấn Độ học đều không xác định rõ mình muốn gì sau khi tốt nghiệp. Điều
đó khiến tôi rất lo lắng. Tôi hy vọng rằng, tôi cùng các đồng nghiệp của mình
không chỉ là những người giảng dạy kiến thức cho sinh viên, mà còn là người
hướng dẫn sinh viên tìm ra những mục tiêu trong cuộc đời của họ.
Trích từ Bản tin ĐHQG-HCM số 190
Trích từ Bản tin ĐHQG-HCM số 190