Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2019

Cẩn thận với bánh mì có chất độc hại

CHẤT ĐỘC HẠI CÓ TRONG BÁNH MÌ NÓNG GIÒN ÍT AI NGỜ TỚI




Sử dụng bánh mì không đảm bảo an toàn khiến cơ thể tích tụ độc tố, anh hưởng về sức khỏe lâu dài.
Vì lợi nhuận, rút ngắn thời gian sản xuất, nhiều tiểu thương đã cho vào mẻ bánh một số hóa chất độc hại với người sử dụng.
Sử dụng Kali Bromat trong bánh mì có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tích lũy lâu ngày sinh ra bệnh như ung thư tuyến giáp, ung thư thận. Nếu nhiệt độ nướng bánh không bảo đảm muối Kali Bromat vẫn còn trong sản phẩm sẽ gây hại cho con người khi ăn.
Nguồn Truyền hình an ninh 7/2019

Tạo ra đứa con thông minh

Những hành vi của bố mẹ góp sức tạo ra đứa con thông minh 


Tạo ra dứa con thông minh có 2 điều cha mẹ luôn ghi nhớ :

1. Chia sẻ niềm hạnh phúc của con khi con có một sự thành công dù là nhỏ, nó là vinh dự đối với con.

2. Bố mẹ khi nói chuyện, dạy dỗ con luôn ở trạng thái bình tĩnh, trường hợp bố mẹ chưa thể kiểm soát cảm xúc của mình, cách tốt nhất là hãy tránh đi 5 phút để bình tĩnh lại, sau đó sẽ dạy dỗ con. Nếu không sẽ phản tác dụng.

Tránh đi theo vết xe đỗ của một cặp vợ chồng đều là tiến sĩ, đều rất giỏi, nhưng phiền lòng vì đứa con lớp 3 luôn đứng cuối lớp. Nguyên nhân là mỗi ngày bà vợ đều kèm con học, nhưng mỗi lần chưa được 5 phút đã quát mắng con ngu ngốc, thay vì tìm thấy ưu điểm, vui vẻ và khích lệ con.

Các cách dạy dỗ con của cha mẹ :
1. Bố mẹ từ bên ngoài trước khi bước qua cánh cửa nhà, phải tự nhắc nhở mình quên đi những khó chịu của ngày hôm nay, Giờ đây mình đang đảm nhận vai trò của cha mẹ. Đứa trẻ cần bố mẹ thật hạnh phúc. Đừng bao giờ truyền những cảm xúc tồi tệ không liên quan lên con.

2. Khi đứa trẻ đến hỏi mẹ như : "Từ này phát âm như thế nào?" và những câu hỏi đại thể như vậy, câu trả lời tồi tệ nhất là: "Tại sao ngay cả từ này con cũng không biết?". Bố mẹ cũng không nên đưa ra đáp án hay giảng giải ngay lập tức, nên tìm cách cho trẻ tự khám phá mà không cần dựa vào bố mẹ. Cách đó làm cho trẻ sẽ phát triển thói quen tự học.

3. Khi con nói hôm nay làm bài không tốt hay mắc những lỗi lầm, tuyệt đối không được giận dữ sẽ khiến trẻ lo lắng. Cách tốt nhất là phân tích những lỗi sai của trẻ, rồi khuyến khích con: "Giờ con đã hiểu rồi đấy, như vậy kỳ sau sẽ không sai nữa".

4. Khi một đứa trẻ bị thất bại hoặc thất vọng, bố mẹ phải mạnh mẽ và không được bỏ cuộc. Bình tĩnh nói với con thất bại chỉ tạm thời. tránh dùng những ngôn ngữ cay nghiệt, hay lôi lại chuyện cũ chế giễu con. Một đứa trẻ dưới sự giáo dục như vậy sẽ tự ti, yếu đuối.

5. Nhiều bố mẹ thích thể hiện quan điểm của mình theo giọng "con phải..." và "con nên...", rồi yêu cầu trẻ thực hiện. Với cách làm đó họ sẽ chỉ nhào nặn ra những đứa con không có chính kiến, ỉ lại và phụ thuộc.

6. Sự im lặng của bố mẹ có sức thị uy rất lớn với trẻ, còn càm ràm luôn phản tác dụng. Vì thế, sau khi phân tích ngắn gọn lỗi của con, bố mẹ nên để cho con thời gian suy nghĩ. Trong lúc đó, sự im lặng của bố mẹ sẽ khiến trẻ nhận thức rõ ràng vấn đề và sửa chữa.

"Mỗi khoảnh khắc khi bạn nhìn thấy con, cũng chính là đang nhìn thấy bản thân mình. Khi bạn dạy con cũng là đang giáo dục mình và hoàn thiện tính cách của mình". Làm cha mẹ như một sự nghiệp tự hoàn thiện bản thân sẽ là tấm gương tốt cho con.


Như qua một thế giới khác


Mấy bữa nay quên hết mọi sự như qua một thế giới khác










Cách đối đãi với kẻ tiểu nhân


CÁCH ĐỐI ĐÃI VỚI KẺ TIỂU NHÂN

Khi đã nhận biết được kẻ tiểu nhân, nếu không thể tránh xa thì phải hiểu được nên đối đãi chung sống với họ như thế nào? Dưới đây là một số lời khuyên của cổ nhân.

1. Đừng “đắc tội” với tiểu nhân
Tiểu nhân thường không cho rằng bản thân mình là người gian trá và không phúc hậu. Họ có độ mẫn cảm rất cao lại khuyết thiếu đức hạnh. Cho nên, chỉ cần thấy người khác đối xử không vừa ý, cho rằng đắc tội với mình là họ làm ra những việc bất chấp hậu quả. Cổ nhân ví, tiểu nhân có “mắt tinh như ưng, lưỡi sắc như kiếm”, nên bạn tuyệt đối không phải là đối thủ của họ.

2. Giữ khoảng cách
Cổ nhân nói: “Kính nhi viễn chi” (kính trọng nhưng không gần gũi). Đối với tiểu nhân, nhất định cần giữ khoảng cách. Khi đối mặt với tiểu nhân cần phải giữ tâm bình thản. Bởi vì tiểu nhân “khẩu phật tâm xà”, trở mặt vô tình nên rất khó khiến người khác kịp trở tay.

3. Nói chuyện cẩn thận
Nói chuyện với tiểu nhân cần phải cẩn thận và giữ mức khách sáo. Nếu phê bình hoặc đàm luận chuyện riêng tư của tiểu nhân thì chính là bạn đang kích thích mối thù hận trong họ. Nếu như họ phê bình hay đàm luận chuyện riêng tư của người khác thì nhất định không nên nghe.

4. Không nên có mối liên hệ lợi ích với họ
Điều mà người quân tử coi trọng là đạo nghĩa còn điều mà kẻ tiểu nhân xem trọng chính là lợi ích. Khi gặp một vấn đề hay một lựa chọn nào đó, người quân tử trước tiên sẻ dùng tiêu chuẩn “đạo nghĩa” để cân nhắc, cuối cùng mới lựa chọn. Kẻ tiểu nhân gặp vấn đề cần lựa chọn thì trước tiên nghĩ xem nó có lợi cho bản thân như thế nào. Cho nên, tiểu nhân sẽ vì lợi ích bản thân mà học cách giao tiếp lấy lòng người.
Thoạt nhìn, kẻ tiểu nhân thường hòa đồng, nhiệt tình và có nhiều chỗ tốt nhưng ngàn vạn lần không nên dựa vào họ để đạt được lợi ích của mình. Bởi vì hồi báo mà họ muốn nhận được phải gấp nhiều lần điều bạn muốn. Vì thế, dựa vào tiểu nhân thì thường sẽ “mất nhiều hơn được”.

5. Chịu thiệt một chút
Trong cuộc sống, đôi khi tranh giành với kẻ tiểu nhân chẳng những không lấy lại được công đạo mà trái lại còn kết thù hận. Cổ nhân nói: “Nhẫn một chút gió êm sóng lặng, lùi một bước biển rộng trời cao”, có những khi chịu thiệt một chút trước mắt nhưng lại hóa giải được mối họa về sau. Huống chi, công đạo là ở trong lòng người, biết rõ đó là tiểu nhân, ai còn dám kết giao?

Khuyến Học Tổ 5, Khu phố 2 Tổng kết năm học 2018 - 2019



Sáng 14/7 Hội Khuyến Học Tổ 5 Khu phố 2 tổ chức buổi lễ Tổng kết năm học 2018 – 2019 của học sinh trong khu dân cư Tổ 5. Đông đảo phụ huynh và học sinh đã đến tham dự trong bầu không khí thân mật vui vẻ. Năm học vừa qua, các em đều được lên lớp và có sự tiến bộ rõ.
.
Nhiệm vụ trong năm học mới 2019-2020 được đặt ra cho các em là cố gắng đạt nhiều tiến bộ hơn nữa trong học tập và rèn luyện. Vấn đề Phương pháp học tập mỗi em cần phải chủ động cải tiến để nâng cao hiệu quả học tập. Có phương pháp học tập tốt các em sẽ giảm được nhiều căng thẳng, giúp cho việc học trở nên nhẹ nhàng hơn.








Thứ Ba, 9 tháng 7, 2019

Khi một xã hội có quá nhiều đàn ông

Chuyện gì sẽ xảy ra với một xã hội có quá nhiều đàn ông? Sách Nạn Guang gun: nguy cơ từ châu Á phản ánh nỗi khổ, sự bế tắc của những Guang gun (tiếng Trung quốc chỉ những chàng trai nghèo không lập được gia đình). Nạn Guang gun có xuất phát điểm từ một truyền thống phân biệt đối xử do giới tính (genderism)
.
Các tác giả cho rằng nạn Guang gun đe doạ ổn định khu vực và an ninh thế giới trong thế kỷ 21. Sách của Hudson và Boer được xem là một công trình khoa học công phu, nghiêm túc, được sách báo về an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương trích dẫn thường xuyên. Phần lớn tội phạm có yếu tố bạo lực là do nam thanh niên trẻ không được ràng buộc một cách ổn định về địa vị xã hội gây ra
.
Dù đây không phải là một quan hệ nhân - quả trực tiếp, nhưng xưa nay, sự dư thừa đàn ông thường có vai trò quyết định trong cách hành xử thiên vũ lực thường thấy trong cộng đồng. Các chính quyền thường xử lý tình trạng này bằng cách động viên số nam giới dư thừa vào các chiến dịch quân sự và các đại công trình có độ an toàn lao động thấp. Các nước mất cân bằng giới tính thường là những nước thực hiện chế độ chính trị độc tài.
.
Trận hồng thuỷ Guang gun
Để so sánh, trong bài “Quá thừa đàn ông, thiếu đàn bà” trên báo Times, cho biết sách báo cũng đánh giá đội ngũ Guang gun ở châu Á là khoảng 110 triệu, ở thời điểm giao thời giữa hai thiên niên kỷ.
.
Trong bài “Thừa đàn ông - thiếu hoà bình” tác giả J. Power dẫn Thống kê dân số Trung Quốc năm 2009, cho hay đang có một sự thiếu cân bằng rất nghiêm trọng về tỷ lệ sinh đẻ: 117 bé trai so với 100 bé gái. Ở tỉnh Hải Nam tỷ lệ này là 135/100. Hiện nay, có tới 97% người chưa lập gia đình trong độ tuổi từ 28 – 49 là đàn ông.
.
Các bài viết đều cho rằng, tựa như trong lịch sử, các băng nhóm đi ăn cướp do thiếu đàn bà (womanless bandits) vẫn đang giăng một màn đêm u ám trên đất nước Trung Hoa hôm nay. Các cách giải quyết của Bắc Kinh vẫn khá “quẩn quanh”, cho những Guang gun này phục vụ trong các lực lượng cảnh sát để trị những Guang gun khác, hoặc đưa đi các vùng xa Bắc Kinh, Thượng Hải… để khỏi gây mất an ninh cho các đô thị; hoặc ngược lại đưa đi làm công một cách đại trà ở các nước khác, trong một quá trình về thực chất là di dân. Ngày càng có quan ngại về bất ổn do hàng vạn đàn ông “không gia đình” từ Trung quốc trôi dạt khắp nơi.
.
Nhưng như tác giả Paul Wiseman dự báo trên tờ USA Today ngay từ đầu thế kỷ, là Bắc Kinh vẫn không tìm được lối thoát cho tình trạng thừa đàn ông, sẽ vẫn phải đi vào chốn đoạn trường, là tìm kiếm xung đột vũ trang với các nước láng giềng, dẫn trường hợp Bồ Đào Nha thời Trung Cổ, do thiếu đất đai và thừa “đực rựa”, đã đưa họ đi xâm lược Bắc Phi. Các học giả phương tây chưa thấy kết bằng một câu, rằng các lính Âu  - Phi, hẳn là hậu duệ của kẻ xâm lược Bồ và những phụ nữ bị cưỡng đoạt tại các thuộc địa Bắc Phi, đã được đưa sang xâm lược Việt Nam thế kỷ 20. Chúng khét tiếng với tên là bọn lính Tabo…
.
Paul Wiseman và các tác giả khác đều cho rằng các biện pháp độc đoán buộc phải áp dụng nhằm khắc phục nạn Guang gun làm cho Trung Hoa càng khó tiếp cận quỹ đạo của các thể chế dân chủ.



Chính trị và sự thật


Các chính khách Pháp bàn về một đề thi triết

Theo đề nghị của báo Le Figaro, một số nhà chính trị Pháp đã đồng ý “thi lại” môn triết với đề thi: “Chính trị có được thoát ra khỏi sự bắt buộc của sự thật?”

Aurélie Filipetti, cựu bộ trưởng Bộ Văn hóa (đảng Xã hội) nói: “Tôi thấy đây là một đề hay. Là thời sự vĩnh cửu của chính trị. Đây là mối quan hệ giữa hành động và đạo đức. Đề tài đầy tính thời sự.”

Đối với nhiều người, câu trả lời hẳn đã rõ ràng. Jean Pierre Chevènement tuyên bố “Không, chính trị không được thoát khỏi sự bắt buộc của sự thật. Hãy nhớ lại cuốn sách của Pierre Mendès France, Sự thật dẫn đường cho những bước đi lớn của họ. Đấy là lịch sử của những nhà cộng hòa lớn đã làm nên nước Pháp hiện đại. Họ dựa trên một nền giáo dục tập thể chân chính và nhận được một sự ủng hộ vững chắc của nhân dân. Sự thật, đấy là chọn lựa tốt, và không phải ai cũng ngang tầm được với nó.” 

Trên Twitter, Fançois Fillon phản ứng: “…Tuy nhiên họ biết rõ về điều này: giữa sự thật và chính trị, các quan hệ thường rất căng thẳng…” 

Nhưng nhiều người khác thì nghiêm khắc hơn trong lập luận của mình. Philippe de Villiers cho rằng “nếu chính trị thoát khỏi sự bắt buộc của sự thật, thì nó sẽ chết vì điều đó, và đấy đúng là trường hợp hiện nay. Chính trị, chính trị thật sự, phải được thiết lập trên sự tôn trọng đặc quyền đối với lợi ích chung. Trong các thời kỳ suy thoái, mọi thứ đều trở thành nói dối. Hãy nhớ hô ngữ nổi tiếng của Soljenitsyne: “Thôi, đừng nói dối nữa!” 

Benoît Hamon, cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục (Xã hội cánh tả) đối lập những người coi hành động chính trị phải “hướng đến cái lý tưởng, và do vậy dấn mình vào một cuộc tìm kiếm sự thật” và những người “nhân danh chủ nghĩa thực dụng, căn cứ vào thực tế” để bằng lòng (với một kiểu hành động) “thích hợp”… Về phần mình, Eric Woerth (Những người Cộng hòa) đưa ra ý tưởng về minh bạch, theo ông là không thể tuyệt đối: “Không phải mọi sự đều phải nói ra hết.” 

Rama Yade, thuộc Liên minh Dân chủ và Độc lập, thì thẳng thắn hơn, bà công nhận: “Vâng, chính trị vượt ra ngoài sự bắt buộc của sự thật. Thậm chí tôi sẽ nói rằng nó từ chối điều đó (sự thật). Vả chăng đấy là điều tác động đến tôi nhiều nhất qua kinh nghiệm của tôi. Tôi công nhận và lấy làm tiếc về điều đó, ba lần than ôi!” Bà còn bộc lộ với chúng tôi dàn ý bài bà sẽ làm nếu bà đi thi hôm nay. Trong phần thứ nhất bà sẽ đặc biệt nêu lên rằng “chính trị xử lý một đòi hỏi cao hơn đòi hỏi của sự thật; chẳng hạn ý tưởng về sự cân bằng xã hội”. Sau đó bà sẽ triển khai ý tưởng rằng “điều quan trọng không phải sự thật nói cho đến cùng, mà là sự thật của nó (của xã hội).” Cuối cùng, trong phần thứ ba, bà sẽ bàn về những hệ quả của thực trạng ấy. 

Nhiều nhà chính trị được hỏi đã mổ xẻ quá khứ: Laurent Wauquez (Những người Cộng hòa) gầm lên: “Đã ba mươi năm nay rồi chúng ta đã nghĩ nhất thiết không được nói sự thật với người Pháp để mà có thể cai trị đất nước.” Jean-Vincent Placé phê phán “những lời hứa dại dột” của các nhiệm kỳ bảy năm và năm năm đã qua. Về phần mình, từ Liban, Bruno Le Maire khẳng định: “Nói dối, không tôn trọng các cam kết đã làm suy yếu nền chính trị”.

Còn François Bayrou, người đã cho xuất bản cuốn sách Bàn về sự thật trong chính trị, thì giải thích “trong một thời gian dài, người ta đã có thể chủ trương rằng chính trị và sự thật thuộc về hai lĩnh vực, một bên là hiệu quả, bên kia là tiếp cận đạo đức học”. Nhưng “ngày nay, nếu nó xa rời việc quan tâm đến sự thật, thì chính trị trở thành bất lực. Thế giới của Internet cho phép những thẩm tra thường trực”, “sự lột bỏ màn che phủ đó khiến cho nền chính trị vô liêm sỉ mất đi sự ủng hộ của dân chúng”.

Trong dịp này một tờ báo Pháp cũng nhắc lại một câu nói thâm thúy của cố Thủ tướng Anh W. Churchill: “Sự thật (trong chính trị) là một điều quá mong manh, cho đến nỗi người ta phải xây cả một trường thành những lời nói dối để bảo vệ nó!”

Sưu tầm