Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2017

Tinh thần quý tộc biến mất và ý thức lưu manh phát triển từ bao giờ ?

Trong mỗi cá nhân đều tồn tại cuộc chiến nhân tính và thú tính, và nó làm cho cả một đời cứ loay hoay giữa cao thượng và thấp kém: thượng đế kêu gọi con người hướng đến cao thượng, ma quỷ dụ dỗ con người hướng đến sự thấp kém; người cao quý cao thượng thì gần quý tộc hơn, người hướng tới thấp kém bỉ ổi thì gần với lưu manh hơn; hoặc có thể nói, người gần với quý tộc thì trở nên cao thượng, kẻ gần với lưu manh thì trở nên thấp kém. Tục ngữ gọi hiện tượng này là “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

CÂU CHUYỆN VỀ CHÚ ẾCH (SỨC MẠNH CỦA LỜI NÓI)


Một bầy ếch đi dạo trong rừng và có hai con bị rơi xuống một cái hố sâu. Tất cả các con ếch còn lại trong bầy đều bu quanh miệng hố để kéo chúng lên. Nhưng khi thấy cái hố quá sâu, cả bầy liền nói với hai con ếch rằng chúng chỉ còn nước chết mà thôi.

Hai con ếch bỏ ngoài tai những lời bình luận đó và cố hết sức nhảy lên khỏi hố. Những con ếch kia lại nói với chúng đừng nên phí sức, rằng chúng chỉ còn nước chết.

Sau cùng, một con ếch phía dưới nghe theo những gì cả bầy đã nói, nó bỏ cuộc và ngã lăn ra chết trong sự tuyệt vọng.
Con ếch còn lại tiếp tục cố gắng nhảy. Một lần nữa cả bầy xúm lại và thét lên khuyên nó hãy thôi. Nó càng nhảy mạnh hơn nữa. Cuối cùng nó nhảy được lên bờ.

Cả bầy vây quanh và hỏi nó: "Anh không nghe tụi tôi nói gì hay sao?". Thì ra con ếch này bị nặng tai. Nó tưởng cả bầy ếch đã động viên nó suốt khoảng thời gian vừa qua.

Cho nên:
1. ĐỪNG vì những lời nói của người khác mà từ bỏ NỖ LỰC của bản thân. Rất nhiều khi THÀNH CÔNG chỉ cách bạn có 1 chút, 1 chút xíu CỐ GẮNG nữa mà thôi.

2. Hãy CẨN THẬN với những gì chúng ta nói. Một lời động viên khích lệ cho một người đang bế tắc có thể vực người ấy dậy và giúp anh ta vượt qua khó khăn. Nhưng một lời nói cũng có thể giết chết một người trong cơn tuyệt vọng. 1 chút quan tâm, 1 chút chia sẻ, thế giới của bạn sẽ tốt đẹp và hạnh phúc hơn.
-ST-





Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

Các nhà khoa học nói về tuổi thọ và chất lượng sống.


Trường thọ là giấc mơ ngàn đời của con người. Người ta thường bỏ nhiều công sức nghiên cứu. Vdeo dưới đây 2 vị : Bác sĩ Dư Quang Châu và GS Nguyễn Lân Dũng đã có nhiều ý kiến rất thiết thực về chủ đề trên. 





Ngốc một chút lại hơn quá thông minh ?

.
Làm người, ngốc một chút mới là hạnh phúc, thông minh quá chỉ mệt mỏi thân mình.
Làm người, khờ khạo một chút sẽ hạnh phúc, sống quá thông minh sẽ mệt mỏi. Nghĩ quá nhiều, tâm trạng dễ phiền muộn; quan tâm quá nhiều, dễ mẫn cảm đa nghi; bận tâm quá nhiều, dễ nghĩ đến được mất.
Làm người, ngốc nghếch một chút, thì có thể thản nhiên đối đãi sự tình. Có câu rằng: “Kẻ ngốc có phúc của kẻ ngốc”, khờ khạo một chút, cũng không phải là người chậm hiểu, mà là đối với nhân sinh có một phần thấu hiểu, một phần thản nhiên.
Cơ hội tới, thì gắng sức tranh thủ làm cho thật tốt. Đối với những thứ không thể đạt được, thì có thể mỉm cười bỏ qua; tình cảm không thể với tới được, thì cũng có thể buông bỏ nhẹ nhàng.
Những người ngốc nghếch như vậy, lòng dạ sẽ càng rộng rãi, cũng dễ dàng thỏa mãn, tâm tình khoái hoạt. Làm người, ngốc nghếch một chút, không đi so đo thì cuộc sống càng tự tại.
Làm người, ngốc nghếch một chút thực ra vẫn tốt hơn, quá tính toán sẽ mệt chính mình.
- Với người tham món lợi nhỏ, kẻ ‘ngốc’ cũng không ngại mà nhượng lại họ vài phần.
- Với người ham sĩ diện bề ngoài, cũng không ngại mà khen ngợi họ vài câu.
- Với những người thích a dua nịnh hót, thì yên lặng rời xa, không để ý tới nữa.
Không phải là nhìn không thấu, mà là không nói ra.
Không phải không cảm thấy tổn thương, mà là mặc kệ.
Làm người, ngốc một chút, sẽ không bao giờ thiệt thòi
Hạnh phúc kỳ thực rất đơn giản, chỉ cần hiểu được khi nào nên tiến, nên thoái.
Có những người nhìn không thuận mắt, thì không để ý tới nữa.
Có chút lý lẽ nói không rõ ràng, thì thôi không giải thích nữa.
Có chút tư tưởng nghĩ không thông, thì thôi không cần vướng bận.
Không tranh giành là một loại trí tuệ, cũng là một loại từ bi, buông tha chính mình, cũng buông tha người khác. Làm người, ngốc một chút, kỳ thực cũng không có chút gì là thiệt thòi.
Không yêu cầu quá nhiều đối với thân nhân, thì gia đình sẽ hòa thuận.
Không tranh chấp quá nhiều với người yêu, thì tình cảm mới bền lâu hạnh phúc.
Không cùng bạn bè tính toán chi li, thì tình bạn càng thêm vững chắc.
Từ nay trở đi, làm một người khờ khạo, không để những sự tình thế tục làm phiền lòng, như vậy mới có thể bình thản giữa cuộc đời, mới đạt được cảnh giới thong dong tự tại.





Bản di chúc của vua Trần Nhân Tông


Trần Nhân Tông (1258 – 1308), là vị vua thứ ba của nhà Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước Trần Anh Tông) trong lịch sử Việt Nam.
Ông ở ngôi 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Ông là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam.

Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, ông xuất gia tu hành tại cung Vũ Lâm, Ninh Bình, sau đó rời đến Yên Tử (Quảng Ninh) tu hành và thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Ông là tổ thứ nhất của dòng Thiền Việt Nam. Về sau ông được gọi cung kính là “Phật Hoàng”.
Ông đã để lại bản di chúc dặn dò con cháu, cũng là lời dặn dò cho muôn đời hậu thế nước Việt, gần ngàn năm qua vẫn còn nguyên chân giá trị!

" Các người chớ quên , chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ , trái đạo .
Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo .
Cho nên cái hoạ lâu đời của ta là hoạ nước Tàu .
Chớ coi thường chuyện vụn vặt nảy ra trên biên ải .
Các việc trên , khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn .
Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước .
Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp .
Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta .
Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích .
Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn :
" Một tấc đất của Tiền nhân để lại , cũng không được để lọt vào tay kẻ khác " .
Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu " .





Thông minh xã hội

.
Thông minh xã hội

Nếu thông minh trí tuệ được định nghĩa như khả năng tìm ra giải pháp tốt nhất trong một tình huống thì thông minh xã hội là khả năng thực hành tốt nhất các liên hệ xã hội trong sự hài hòa. Cho nên thông minh xã hội có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống.
.
Thông minh trí tuệ, điển hình nhất là qua chỉ số IQ, được xem trọng, được trắc nghiệm đo đếm, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy là thông minh trí tuệ thôi không đủ để thành công trong trường đời – có những “quán quân IQ” mà hiện ta gọi là những người có “tiềm năng trí tuệ cao” (HPI) nhưng chỉ là những người rất “tầm thường” trong xã hội.
.
Thông minh xã hội là nghệ thuật phân tích môi trường chung quanh ta để từ đó rút ra những “tin tức” cần thiết hầu bố trí và tìm giải pháp tốt nhất cho những liên hệ của ta với người khác trong xã hội. Có thông minh xã hội không khác nào có máy dò ra-đa cho ta những dữ kiện cần thiết để từ đó liệu cách phù hợp nhất mà ứng xử cho thuận lòng mình, hợp hoàn cảnh và vừa lòng người.
.
Từ đó cho ta khả năng thích hợp với mọi người, hòa đồng trong nhóm. Thông minh nhận định cách suy nghĩ của tha nhân, hiểu người đối tác và có khả năng trả lời trên cùng tầng sóng để liên hệ xã hội được hòa thuận.
.
Một giáo viên giàu thông minh xã hội là một giáo viên biết nhận định chính xác về những đặc thù của học trò mình để đưa bài giảng dưới dạng thích hợp, đáp ứng được nhu cầu và chờ đợi của chúng, tạo dựng sự hợp tác trong lớp và không khí phấn khởi học tập.
Dĩ nhiên, bên cạnh đó, giáo viên này cũng phải có khả năng chuyên nghiệp cao. Nhưng chuyên nghiệp thôi không đủ.
.
Ngôn ngữ là một phương tiện căn bản để phát triển thông minh xã hội: ngôn ngữ diễn tả cảm xúc từ cá nhân này sang cá nhân khác
.
Cấu trúc gia đình hạt nhân – chỉ có bố mẹ và con, trẻ ít có dịp sống với người khác như gia đình 3,4 thế hệ nên rất cần có nhà trẻ, trường mầm non là những nơi giúp trẻ phát triển thông minh xã hội cùng lúc với gia đình.
.
Nhiều nghiên cứu cho thấy TV, và gần đây hơn, games on line không hỗ trợ cho phát triển ngôn ngữ với hậu quả sau đó, không giúp phát triển thông minh xã hội.
.
Trong xã hội, ta vẫn thường gặp những người cực kỳ thông minh trí tụê nhưng sống xa lánh người khác, không thành công trên đường đời. Ngược lại, có những người rất bình thường nhưng “nhập cuộc dễ dàng trong mọi tình huống”, “giỏi điều khiển thuyết phục, nói điều gì ra mọi người đều tuân theo, … và thành công tốt đẹp.

Vài minh họa cho thông minh xã hội
- Quan sát các cô bảo mẫu trong một nhà trẻ. Có cô chỉ đứng thẳng, với nguyên chiều cao của mình, “nói chuyện” với các cháu bé trong khi các cháu chỉ có thể thấy … đầu gối của cô. Có cô khác, vừa vào lớp xong là sà xuống đất, ngang tầm với chiều cao của trẻ, bắt đầu chơi cùng các em, đối thoại trực diện, bằng ánh mắt, bằng đôi tay, …
Trong một tình huống khác, có cô chỉ trả lời các em gọi sau 5 hay 6 giây, có cô khác đã “thấy” các em cần đến người lớn trước khi các em gọi ! …
- Các sinh viên hiện đi học có thể đã trải nghiệm với một giáo sư ít thông minh xã hội: ông hay bà này có thể giảng bài suốt buổi, mắt không rời tập giáo trình, mặc cho sinh viên có tiếp thu hay không. Tương tự, có những vị giám khảo hỏi thi (vấn đáp) các thí sinh mà mắt cứ nhìn ra cửa sổ chứ không nhìn thí sinh để hiểu rõ câu trả lời, để khuyến khích thí sinh nói tiếp,…
.
Khả năng khôi hài là một hình thức, một biểu hiện của thông minh xã hội ?
Đúng, khôi hài để giảm nhiệt một tình thế căng thẳng. Khôi hài để bắc cầu cho một liên hệ xã hội. Khôi hài để phê bình mà người bị phê bình chấp nhận dễ dàng. Khôi hài cho đời vui hơn (cho mình và cả nhóm)..
Chính Albert Einstein cũng nói “khôi hài là điều duy nhất có giá trị tuyệt đối trong một xã hội như xã hội chúng ta”.
.
.Để sống tốt với người khác, dù làm nghề nào, kể cả “nghề” làm … cha mẹ, cũng cần thông minh xã hội (phải thương và hiểu con thì mới dạy chúng được vì dù là con của chúng ta, mỗi cháu đều có những cá tính khác nhau!).
Những người làm công tác lãnh đạo, quản lý xã hội càng cần có tư chất thông minh xã hội. Thông minh xã hội có thể giúp người quản lý nhận dạng các nhu cầu, các khó khăn, … của người dân nhanh chóng hơn hầu có thể tìm cách để thỏa mãn nhu cầu hay giải quyết vấn đề ấy. Ta gọi là cái “tâm” của nhà quản lý.
Cuối cùng, thông minh xã hội không xa gì khái niệm “Nhân-từ” ở ta. “Nhân” vốn là thương người, cảm thông với nỗi khổ đau của người khác (Nho giáo), còn “từ” là tinh thần yêu thương mọi sinh linh của nhà Phật. Có khác chăng là khoa học dựa trên các kiểm chứng chứ không là một vấn đề tâm linh hay triết lý.

Theo vanhoanghean 






KẾT QUẢ THI TOÁN QUỐC TẾ OLYMPIC năm 2017

KẾT QUẢ THI TOÁN QUỐC TẾ OLYMPIC LẦN THỨ 58 “IMO 2017”
1. Hàn Quốc       170 điểm 
2. Trung Quốc    159 
3. Vietnam          155 
4. Hoa Kỳ           148
5. Iran                 142 
6. Nhật Bản        134 
7.Singapore        131
8.Thailand          131
9. Đài Loan        130 
10. Anh Quốc  .  130 
11. Nga               128
12. Georgia     .   127
.........
110. Ai Cập          3
110. Nê Pan          3 điểm  (hạng cuối)




Đội Việt nam có 6 thành viên (không có nữ)
1. Hoàng Hữu Quốc Huy (THPT chuyên Lê Quý Đôn, Bà Rịa - Vũng Tàu, 35 điểm, điểm cao nhất cuộc thi ; HC Vàng
2. Lê Quang Dũng (THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa, 28 điểm); HC Vàng
3. Nguyễn Cảnh Hoàng (THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An, 28 điểm); HC Vàng.
4. Phan Nhật Duy (THPT chuyên Hà Tĩnh, Hà Tĩnh, 25 điểm). HC Vàng
5. Phạm Nam Khánh (THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, 21 điểm).HC Bạc
6. Đỗ Văn Quyết (THPT chuyên Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc, 18 điểm) HC Đồng.

Đội Việt Nam 6 thí sinh thì 4 huy chương vàng thuộc thí sinh ở các tỉnh. Vì sao học sinh các tỉnh thành tích ngày càng cao vậy? Nguyên nhân chính có thể là internet đã giúp cho cả thầy và trò của ta tiếp cận dễ dàng hơn với các diễn đàn toán học cả trong và ngoài nước, mở rộng giao tiếp trực tuyến với những người ham thích toán học trong nước và thế giới.
- Đội Việt Nam đứng hạng 3, nhưng thí sinh đạt điểm cao nhất đội được 35 điểm xếp hạng 1 toàn cuộc thi (3 thí sinh đạt hạng nhất có Việt Nam, Nhật Bản, Iran)
- Đội Hàn Quốc đứng hạng nhất, nhưng thí sinh đạt điểm cao nhất đội 29 điểm xếm hạng 7.
- Đội Trung Quốc đứng hạng 2, nhưng thí sinh đạt điểm cao nhất đội 32 điểm xếp hạng 4.

Việt Nam dã tham dự cuộc thi IMO 43 lần, đạt cao nhất là hạng 3 được 3 lần.
Trung Quốc tham dự 32 lần, đạt cao nhất là hạng nhất 19 lần.
Hàn Quốc tham dự 30 lần, đạt cao nhất là hạng nhất 1 lần, hạng hai 2 lần.
Đội Việt Nam đạt 155 điểm chỉ kém Trung Quốc có 4 điểm. 
Theo IMO-OFFICIAL.ORG