Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2017

Con ngoan trò giỏi xưa và nay.

Ngày xưa “con ngoan” có nghĩa là phải răm rắp nghe lời bố mẹ, cấm không được cãi người lớn. Còn “trò giỏi” có nghĩa là phải cắm mặt học suốt ngày, hết học chính khóa ở trường lại đến các lớp học thêm, bét nhất cuối năm cũng phải được học sinh giỏi, xa hơn nữa thì phải đi thi thố hết quận, thành phố đến quốc gia.

Nay thì chiều hướng đó đang thay đổi, tiêu chuẩn vâng lời, giấy khen treo khắp nhà xem ra không còn là ưu tiên số 1 và duy nhất của người trẻ.


“Ngoan” bây giờ đôi khi lại bị coi là “đụt”, chỉ biết làm theo lời người lớn, không có chính kiến, không biết bảo vệ quan điểm của mình.
“Giỏi” bây giờ là phải năng động, tích cực tham gia hoạt động xã hội, có tinh thần cống hiến cho cộng đồng, cùng với đó là tư duy nhạy bén, biết nắm bắt cơ hội.

Thế hệ ông bà cha mẹ ta trước đây chỉ dám mơ về một công việc ổn định, một ngôi nhà của riêng mình và chăm chăm “phòng cơ tích cốc” cho tuổi già.
Người trẻ bây giờ thì hoàn toàn khác. Chúng coi trọng trải nghiệm hơn là sở hữu, sống hoàn toàn cho hiện tại thay vì lúc nào cũng nghĩ đến ngày mai xa xôi.

Nói cách khác, thời đại công dân toàn cầu sẽ rất khác so với thời con ngoan trò giỏi sau lũy tre làng. Vì thế dạy dỗ uốn nắn những đức tính, phẩm chất tốt cho con cái vẫn là việc các phụ huynh cần làm nhưng chúng ta cũng nên mở rộng tấm lòng.


Học tập là nhu cầu của đời sống tinh thần cá nhân và xã hội.


Muốn có lòng tin phải có tri thức, có tri thức thì mới có thể tự mình phân tích, khảo xét, tự mình thể nghiệm, thiếu tri thức thì chỉ có lòng tin mù quáng. Trong Phật giáo cũng nói rõ điều này, ngay cả kinh tạng, lời rao giảng của các bậc đạo sư cũng vậy Phật dạy ta phải hoài nghi trước khi đặt lòng tin. 

Ðức Phật đã xác định có 10 điều không nên vội tin:
1/ Chớ có tin vì nghe truyền thuyết.
2/ Chớ có tin vì nghe truyền thống.
3/ Chớ có tin vì nghe người ta nói đồn.
4/ Chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng.
5/ Chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình.
6/ Chớ có tin vì đúng theo một lập trường.
7/ Chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện.
8/ Chớ có tin vì phù hợp với định kiến của mình.
9/ Chớ có tin nơi phát xuất có uy quyền.
10/ Chớ có tin vì bậc sa môn là đạo sư của mình.


Mọi tri thức từ ngoài vào phải được tinh lọc. Cái khả năng đó, chỉ có khi đã đạt được sự trưởng thành về trí tuệ, khi đó ta có thể nhìn mọi thứ như một người từ trên cao nhìn xuống vậy. Khả năng phân biệt đúng sai sẽ dễ như trở bàn tay.

Ảnh : The World Scholar’s Cup” được ví như một “lễ hội học tập toàn cầu


Chủ Nhật, 11 tháng 6, 2017

Gia đình đi du lịch Đà Nẵng, Lăng Cô


Chùa Linh Ứng chiều 5/6/2017


 











Biển Đà Nẵng chiều 5/6



Dọc theo con đường bãi biển TP. Đà Nẵng 




Núi Bà Nà sáng 6/6

 Cùng đoàn người vào cổng ga cáp treo

















Mệt rồi không leo nữa

 Tối ở Hội An 6/6

Phố đi bộ thiếu ánh sáng

 



Lăng Cô ngày 7-8/6

Chờ xe đi Lăng Cô











Đi chợ Lăng Cô 

***